Tìm hiểu về thông tin cá nhân cùng NPLAW

Thông tin cá nhân là một trong những yếu tố quan trọng nhất trong cuộc sống hiện đại. Nó không chỉ giúp nhận diện và xác định tính danh, mà còn bao gồm cả những dữ liệu về sức khỏe, tài chính, thói quen, và sở thích của mỗi cá nhân. Trong thời đại kỹ thuật số, thông tin cá nhân trở nên vô cùng quý giá và dễ bị lợi dụng nếu không được bảo vệ đúng cách. Bài viết sau đây NPLAW sẽ làm rõ về quy định pháp luật Việt Nam về thông tin cá nhân.

I. Tìm hiểu về thông tin cá nhân

Thông tin cá nhân là mọi dữ liệu liên quan đến một cá nhân cụ thể mà có thể được sử dụng để nhận diện, liên lạc, hoặc định vị người đó. Thông tin này có thể bao gồm tên, địa chỉ, số điện thoại, địa chỉ email, thông tin tài khoản ngân hàng, và các dữ liệu khác.

II. Quy định pháp luật về thông tin cá nhân

1. Thế nào là thông tin cá nhân

Căn cứ tại Khoản 5 Điều 3 Nghị định 64/2007/NĐ-CP thì thông tin cá nhân là các dữ liệu đủ để xác định danh tính một cá nhân, bao gồm: Họ tên, Ngày sinh, Nghề nghiệp, chức danh, Địa chỉ liên hệ, Địa chỉ thư điện tử, Số điện thoại, Số chứng minh nhân dân, số hộ chiếu, và các thông tin bí mật như hồ sơ y tế, nộp thuế, số thẻ bảo hiểm xã hội, số thẻ tín dụng.

2. Đặc điểm của thông tin cá nhân

Căn cứ từ những thông tin trên thì có thể biết được thông tin cá nhân có những đặc điểm sau đây:

  • Riêng tư và nhạy cảm: Thông tin cá nhân thường chứa các dữ liệu quan trọng và riêng tư.
  • Đa dạng và phong phú: Có nhiều loại thông tin cá nhân với mức độ chi tiết và loại dữ liệu khác nhau.
  • Có giá trị: Trong thời đại số hóa, thông tin cá nhân có giá trị lớn đối với các tổ chức và cá nhân trong việc đưa ra quyết định và phát triển các chiến lược kinh doanh.

3. Pháp luật đã bảo vệ thông tin cá nhân như thế nào

Có rất nhiều văn bản quy phạm pháp luật quy định về việc nhà nước bảo vệ thông tin cá nhân như:

Căn cứ tại Điều 5 Nghị định 13/2023/NĐ-CP về bảo vệ dữ liệu cá nhân, Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về bảo vệ dữ liệu cá nhân, bao gồm: Ban hành và thực hiện văn bản pháp luật; xây dựng và thực hiện chiến lược, chính sách; hướng dẫn về biện pháp, quy trình, tiêu chuẩn; tuyên truyền, giáo dục pháp luật; đào tạo cán bộ; thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm; thống kê, báo cáo; hợp tác quốc tế.

Căn cứ theo Điều 21 Hiến pháp 2013 quy định về quyền bảo vệ đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và gia đình của công dân đảm bảo rằng không ai bị xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và gia đình, quyền bí mật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác.

Và theo khoản 3 điều 5 Nghị định 64/2007/NĐ-CP nhà nước phải có trách nhiệm trong việc bảo vệ thông tin cá nhân trên mạng và chỉ được phép chia sẻ cho bên thứ ba có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

III. Một số thắc mắc về thông tin cá nhân

1. Thông tin bệnh án của một người có bị xem là thông tin cá nhân

Thông tin bệnh án của một người chắc chắn được xem là thông tin cá nhân. căn cứ tại Khoản 2, điều 10 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 thì mọi thông tin trong hồ sơ bệnh án và thông tin khác về đời tư mà người bệnh đã cung cấp cho người hành nghề trong quá trình khám bệnh, chữa bệnh, trừ trường hợp người bệnh đồng ý chia sẻ thông tin theo quy định của pháp luật hoặc trường hợp quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 69 của Luật này.

2. Hành vi đăng tải các thông tin cá nhân đã được công khai của người khác thì có vi phạm pháp luật không?  

Việc đăng tải thông tin cá nhân của người khác, dù đã được công khai trước đó, vẫn có thể vi phạm pháp luật nếu không được sự đồng ý của chủ sở hữu. Bởi đời sống riêng tư, bí mật thông tin, gia đình của mỗi cá nhân là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ. căn cứ tại khoản 1, 2 điều 38 Bộ luật dân sự 2015 quy định như sau:

  • Đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ. 
  • Việc thu thập, lưu giữ, sử dụng, công khai thông tin liên quan đến đời sống riêng tư, bí mật cá nhân phải được người đó đồng ý 
  • Việc liên quan đến bí mật gia đình phải được các thành viên gia đình đồng ý, trừ trường hợp luật có quy định khác.

3. Chủ thể thông tin cá nhân có quyền yêu cầu tổ chức, cá nhân xử lý thông tin cá nhân cung cấp những thông tin nào?

Căn cứ tại Khoản 3, Điều 17 Luật An toàn thông tin mạng 2015 “Chủ thể thông tin cá nhân có quyền yêu cầu các tổ chức, cá nhân xử lý thông tin cá nhân của mình cung cấp những thông tin cá nhân của mình mà tổ chức, cá nhân đó đã thu thập, lưu trữ.” Như vậy, chủ thể thông tin cá nhân có quyền yêu cầu tổ chức, cá nhân xử lý thông tin cá nhân cung cấp thông tin cá nhân của mình mà tổ chức, cá nhân đó đã thu thập, lưu trữ.

4. Khi chủ thể thông tin cá nhân đề nghị ngừng cung cấp thông tin cá nhân cho bên thứ ba, tổ chức, cá nhân xử lý thông tin cá nhân có trách nhiệm gì?

Theo khoản 2 Điều 18 Luật An toàn thông tin mạng 2015 thì khi chủ thể thông tin cá nhân đề nghị ngừng cung cấp thông tin cá nhân cho bên thứ ba, tổ chức, cá nhân xử lý thông tin cá nhân có trách nhiệm như sau:

  • Thực hiện yêu cầu ngừng cung cấp thông tin và thông báo cho chủ thể thông tin cá nhân, hoặc cung cấp cho họ quyền truy cập để tự cập nhật, sửa đổi, hoặc hủy bỏ thông tin cá nhân của mình. 
  • Áp dụng các biện pháp phù hợp để bảo vệ thông tin cá nhân và thông báo cho chủ thể thông tin cá nhân trong trường hợp chưa thực hiện được yêu cầu do yếu tố kỹ thuật hoặc yếu tố khác.

5. Người xử lý thông tin cá nhân có được cung cấp thông tin cá nhân mà mình đã thu thập cho bên thứ ba không?

Không, căn cứ tại điểm c khoản 1 Điều 17 Luật An toàn thông tin mạng 2015 thì Người xử lý thông tin cá nhân không được cung cấp, chia sẻ hay phát tán thông tin cá nhân mà mình đã thu thập cho bên thứ ba nếu không có đồng ý của chủ thể thông tin hay được có sự cho phép của cơ quan có thẩm quyền.

IV. Dịch vụ tư vấn pháp lý liên quan thông tin cá nhân

Như vậy ta có thể biết được thông tin cá nhân là một dữ liệu quan trọng trong cuộc sống hiện đại và cần được bảo vệ chặt chẽ để tránh bị lợi dụng. Pháp luật Việt Nam đã ban hành nhiều quy định nhằm bảo vệ thông tin cá nhân, đảm bảo quyền riêng tư và an toàn của người dân. Trên đây là nội dung bài viết tìm hiểu về thông tin cá nhân. Nếu có bất kỳ thắc mắc hay câu hỏi nào liên quan đến vấn đề về thông tin cá nhân hay các vấn  đề khác thì vui lòng liên hệ đến NPLAW, để được chúng tôi tư vấn. Xin chân thành cảm ơn.


CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Hotline: 0913 41 99 96

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan