Do quan niệm truyền thống về gia đình nên một số quy định pháp luật liên quan đến thừa kế vẫn chưa được áp dụng một cách hiệu quả. Bên cạnh đó, đa phần người dân hiện nay không hiểu rõ quy định của pháp luật về thừa kế, dẫn đến việc không biết bảo vệ quyền lợi của mình khi thừa kế. Vậy pháp luật Việt Nam có cơ chế như thế nào về vấn đề này. Hãy cùng NPLaw tìm hiểu qua bài viết sau:
Thừa kế cùng hàng là một thuật ngữ pháp lý trong lĩnh vực dân sự được áp dụng khi thừa kế theo pháp luật, nói về quyền thừa kế tài sản của người đã qua đời được chuyển nhượng cho những người có quan hệ trực tiếp, cùng dòng dõi, con nuôi theo quy định pháp luật dân sự.
Ví dụ: trong trường hợp một người không còn con cái, vợ chồng hay cha mẹ, tài sản của họ sẽ được chia đều cho anh chị em ruột. Đây là những người được xem là “thừa kế cùng hàng”. Nếu những người anh chị em này cũng đã không còn nữa, quyền thừa kế sẽ được chuyển đến con cái của họ.
Theo quy định tại Điều 610 và khoản 1, 3 Điều 615 Bộ luật Dân sự 2015, những người thừa kế cùng hàng có:
- Theo quy định của pháp luật, những người thừa kế cùng hàng có quyền được nhận di sản từ người đã mất. Di sản này có thể được xác định thông qua di chúc hoặc theo quy định của pháp luật nếu không có di chúc; Ngoài ra, nếu xảy ra tranh chấp về tài sản thừa kế, những người thừa kế cùng hàng có quyền yêu cầu tòa án hoặc cơ quan có thẩm quyền giải quyết.
Tuy nhiên, bên cạnh các quyền này, người thừa kế cùng hàng cũng phải chịu trách nhiệm với các nghĩa vụ liên quan đến tài sản thừa kế, bao gồm việc thanh toán các khoản nợ mà người đã mất để lại, cụ thể:
- Những người thừa kế có trách nhiệm đảm bảo việc thực hiện các nghĩa vụ tài chính liên quan đến di sản mà người đã khuất để lại, nhưng chỉ trong phạm vi của di sản đó. Trong trường hợp di sản đã được phân chia, mỗi người thừa kế sẽ chịu trách nhiệm thực hiện các nghĩa vụ tài chính tương ứng với phần di sản mà họ đã nhận, không được vượt quá giới hạn này, trừ khi có thoả thuận khác.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015, những người thừa kế cùng hàng, tức là những người có mối quan hệ ở cùng một cấp độ trong gia đình, sẽ được hưởng phần di sản mà người đã khuất để lại theo tỷ lệ bằng nhau. Điều này đảm bảo rằng việc phân chia di sản được thực hiện một cách công bằng và minh bạch, tuân thủ theo quy định của pháp luật.
Theo quy định tại Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015, pháp luật dân sự hiện nay phân chia hàng thừa kế thành 03 hàng thừa kế theo pháp luật sau:
- Hàng thừa kế thứ nhất là vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người để lại di sản;
- Hàng thừa kế thứ hai là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
- Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
Theo quy định pháp luật, người thừa kế thuộc hàng thứ hai chỉ có quyền tiếp quản tài sản khi không còn người thừa kế nào ở hàng thứ nhất còn sống hoặc có quyền hưởng di sản. Tương tự, người thừa kế thuộc hàng thứ ba chỉ được hưởng di sản khi không còn người thừa kế nào ở hàng thứ nhất và thứ hai còn sống hoặc có quyền hưởng di sản.
Trong trường hợp các thành viên trong cùng một hàng thừa kế vẫn còn sống và đủ điều kiện để hưởng di sản theo quy định của pháp luật, tài sản sẽ được phân chia đều giữa họ.
Theo quy định tại Điều 650, Điều 659, Điều 660 Bộ luật Dân sự 2015, về nguyên tắc việc phân chia di sản được thực hiện theo ý chí, di nguyện của người để lại di sản, vì vậy, nếu có di chúc thì việc phân chia di sản được thực hiện theo di chúc trước. Sau đó, phần di sản còn lại không được định đoạt theo di chúc sẽ tiến hành chia theo pháp luật. Do đó, việc có di chúc sẽ ảnh hưởng đến việc phân chia di sản cho người thừa kế cùng hàng, bởi phần thừa kế mà những người thừa kế cùng hàng nhận được sẽ ít hơn nếu như không có di chúc hoặc di chúc không hợp lệ.
Với tình huống này, theo quy định tại Điều 652 Bộ luật Dân sự 2015, pháp luật dân sự có quy định về việc thừa kế thế vị. Tuy nhiên, với trường hợp trên, mặc dù cháu thừa kế thế vị cho ông nhưng tại Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015, cháu thuộc hàng thừa kế thứ hai và ông thuộc hàng thừa kế thứ ba. Nên mặc dù cháu thừa kế thế vị cho ông thì cũng không được xem là cháu thừa kế cùng hàng với ông.
Trên đây là những thông tin xoay quanh về thừa kế cùng hàng. Để có thể được hỗ trợ cũng như tìm hiểu thông tin, quy định của pháp luật về thừa kế cùng hàng. Quý khách có thể liên hệ NPLaw để được tư vấn bởi đội ngũ luật sư, chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm.
Công ty Luật TNHH Ngọc Phú - Hãng luật NPLaw
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn