Ngày nay, việc kết hôn với người nước ngoài không còn hiếm gặp tại Việt Nam, nhất là trong bối cảnh quan hệ quốc tế ngày càng mở rộng. Đặc biệt, phụ nữ Việt Nam kết hôn với chồng là người nước ngoài không còn là chuyện quá xa lạ. Vì vậy, khi chồng là người nước ngoài qua đời thì người vợ ở Việt Nam và con của họ có được nhận thừa kế tài sản của chồng là người nước ngoài không? Quy định của pháp luật Việt Nam về vấn đề này? Hãy cùng NPLaw tìm hiểu qua bài viết sau:
Hiện nay việc phụ nữ Việt Nam kết hôn với người nước ngoài diễn ra thường xuyên. Chỉ cần họ đáp ứng các điều kiện để kết hôn, pháp luật Việt Nam sẽ công nhận và ủng hộ việc kết hôn của họ. Chính vì điều này, khi chồng là người nước ngoài qua đời thì vợ là người Việt Nam vẫn được nhận thừa kế tài sản từ người nước ngoài này theo quy định về thừa kế có yếu tố nước ngoài.
Thừa kế tài sản được hiểu là quá trình dịch chuyển quyền sở hữu về tài sản từ người đã qua đời cho người khác. Quyền thừa kế có thể được xác định thông qua di chúc, hoặc nếu không có di chúc sẽ tuân theo các quy định của pháp luật. Trong trường hợp hôn nhân có yếu tố nước ngoài (chồng là người nước ngoài), quyền thừa kế có thể bị ảnh hưởng bởi pháp luật của cả hai quốc gia liên quan.
Ví dụ: Bà A có chồng là ông B (quốc tịch Nga, làm việc tại Việt Nam), ông có có tài sản bao gồm căn hộ tại Việt Nam, tiền trong tài khoản tại Ngân Hàng Việt Nam, tư trang cá nhân tại Việt Nam. Ông mất trong một vụ tai nạn ô tô. Ông B có lập di chúc tại Nga, để lại tài sản lại cho bà A và con chung của họ.
Tóm lại, việc thừa kế tài sản từ chồng là người nước ngoài có thể được hiểu một cách đơn giản như sau: Người vợ sẽ nhận được tài sản từ người chồng đã qua đời, thông qua di chúc hoặc không có di chúc. Điều này đặc biệt quan trọng khi người để lại di sản là một công dân nước ngoài, vì vậy các yếu tố pháp lý của cả hai quốc gia có thể ảnh hưởng đến quá trình thừa kế.
Theo quy định tại Điều 664 và Điều 680 Bộ luật Dân sự 2015, pháp luật áp dụng là:
+ Pháp luật áp dụng được xác định theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc luật Việt Nam.
+ Trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc luật Việt Nam có quy định các bên có quyền lựa chọn thì pháp luật áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài được xác định theo lựa chọn của các bên.
+ Pháp luật áp dụng là pháp luật của nước có mối liên hệ gắn bó nhất với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài đó.
=> Từ đó, với trường hợp thừa kế tài sản của chồng là người nước ngoài, pháp luật được áp dụng có các trường hợp sau:
- Hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam và nước mà người chồng có quốc tịch (nếu có).
- Pháp luật của nước mà người chồng có quốc tịch điều chỉnh nếu quy phạm xung đột dẫn chiếu tới.
- Pháp luật của nước nơi có bất động sản.
- Pháp luật Việt Nam (phần thứ năm - chương XXV Bộ luật Dân sự 2015).
Theo quy định tại Điều 680, Điều 681 Bộ luật Dân sự 2015, thừa kế tài sản của chồng là người nước ngoài có 2 dạng thừa kế sau: theo pháp luật hoặc theo di chúc. Nhưng để thừa kế theo dạng nào thì người được thừa kế cũng bắt buộc phải làm thủ tục khai nhận di sản thừa kế (nhằm chứng minh quan hệ nhân thân và quyền được nhận thừa kế của mình). Vì vậy, để nhận thừa kế tài sản của chồng là người nước ngoài thì cần phải thực hiện thủ tục khai nhận di sản thừa kế (thủ tục này được thực hiện ở văn phòng công chứng).
Theo quy định tại Điều 680 Bộ luật Dân sự 2015, nếu di sản của người chồng là người nước ngoài để lại có bất cộng sản mà bất động sản đó đang nằm ở Việt Nam thì việc thực hiện quyền thừa kế đối với bất động sản đó được thực hiện theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Vì vậy, có thể áp dụng pháp luật Việt Nam nếu di sản mà người nước ngoài để lại có bất động sản tại Việt Nam.
Việc thừa kế tài sản là bất động sản khi thừa kế tài sản của chồng là người nước ngoài phụ thuộc vào pháp luật của nước mà chồng là người nước ngoài để lại di chúc và phụ thuộc vào việc bất động sản tọa lạc ở đâu. Do vậy, nếu di sản có bất động sản nằm ở Việt Nam, theo quy định tại Điều 680 Bộ luật Dân sự 2015, người thừa kế là người Việt Nam có thể được thừa kế tài sản là bất động sản ở Việt Nam này.
- Áp dụng pháp luật thích hợp: Việc thừa kế tài sản của người chồng nước ngoài sẽ tuân theo quy định quốc gia mà người chồng là công dân. Điều này đòi hỏi bạn phải nắm bắt và hiểu rõ các điều khoản liên quan đến thừa kế trong luật pháp của quốc gia đó.
- Xác định vị trí tài sản: Trường hợp tài sản bạn muốn thừa kế nằm ở nước ngoài có thể gây ra những khó khăn do sự khác biệt về luật lệ và quy trình giữa các quốc gia.
- Hiểu rõ về thuế thừa kế: Một số quốc gia áp dụng mức thuế suất cao cho việc thừa kế, do đó, việc xác định rõ mức thuế mà bạn sẽ phải chịu khi nhận tài sản là cần thiết.
- Đánh giá thời gian và chi phí: Quá trình thừa kế có thể kéo dài và tốn kém, đặc biệt nếu tài sản đặt ở nhiều quốc gia khác nhau. Do đó, việc đánh giá trước thời gian và chi phí là điều không thể bỏ qua.
- Chuẩn bị tài liệu thừa kế: Bạn sẽ cần chuẩn bị các tài liệu cần thiết để chứng minh quyền lợi thừa kế của mình, bao gồm giấy tờ liên quan đến tài sản, giấy tờ cá nhân và các tài liệu khác theo yêu cầu của pháp luật quốc gia đó.
Trên đây là những thông tin xoay quanh về thừa kế tài sản của chồng là người nước ngoài. Để có thể được hỗ trợ cũng như tìm hiểu thông tin, quy định của pháp luật về thừa kế tài sản của chồng là người nước ngoài. Quý khách có thể liên hệ NPLaw để được tư vấn bởi đội ngũ luật sư, chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm.
Công ty Luật TNHH Ngọc Phú - Hãng luật NPLaw
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn