TÌM HIỂU VỀ TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG DÂN SỰ MANG YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI

Một trong những thách thức khi giải quyết tranh chấp hợp đồng dân sự mang yếu tố nước ngoài là việc áp dụng pháp luật. Các bên có thể gặp khó khăn khi xác định luật pháp áp dụng, đặc biệt khi có sự khác biệt trong quy định của các quốc gia liên quan. Hãy cùng NPLaw tìm hiểu về vấn đề này qua bài viết sau.

Thực trạng tranh chấp hợp đồng dân sự mang yếu tố nước ngoài hiện nay

I.  Thực trạng tranh chấp hợp đồng dân sự mang yếu tố nước ngoài hiện nay

Với sự phát triển của kinh tế và quan hệ quốc tế, số lượng các hợp đồng dân sự mang yếu tố nước ngoài đã tăng lên đáng kể. Điều này dẫn đến việc gia tăng các tranh chấp liên quan đến việc thực hiện và giải quyết các điều khoản trong hợp đồng. Thông thường, tranh chấp trong hợp đồng dân sự mang yếu tố nước ngoài có thể xuất hiện trong nhiều lĩnh vực khác nhau, bao gồm bất động sản, xây dựng, thương mại, lao động… Các loại hợp đồng cũng rất đa dạng như hợp đồng mua bán, hợp đồng thuê, hợp đồng cung cấp dịch vụ… Vậy pháp luật đã quy định như thế nào về vấn đề này.

II. Quy định pháp luật liên quan đến tranh chấp hợp đồng dân sự mang yếu tố nước ngoài 

Quy định pháp luật liên quan đến tranh chấp hợp đồng dân sự mang yếu tố nước ngoài 

1. Tranh chấp hợp đồng dân sự mang yếu tố nước ngoài là gì? 

Tranh chấp hợp đồng dân sự mang yếu tố nước ngoài là được hiểu là sự xung đột hoặc tranh cãi giữa các bên trong việc thực hiện hoặc giải quyết một hợp đồng dân sự mà có yếu tố liên quan đến nước ngoài. Yếu tố nước ngoài có thể xuất hiện khi có ít nhất một trong các bên tham gia là cá nhân, cơ quan, tổ chức nước ngoài; các bên tham gia đều là công dân, cơ quan, tổ chức Việt Nam nhưng việc xác lập, thay đổi, thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ đó xảy ra tại nước ngoài; các bên tham gia đều là công dân, cơ quan, tổ chức Việt Nam nhưng đối tượng của quan hệ dân sự đó ở nước ngoài theo quy định tại khoản 2 Điều 663 Bộ luật Dân sự 2015. Tranh chấp hợp đồng dân sự mang yếu tố nước ngoài có thể phát sinh từ việc không tuân thủ các điều khoản của hợp đồng, vi phạm cam kết, tranh cãi về việc hiểu sai hay áp dụng sai pháp luật, hay bất kỳ vấn đề liên quan khác. Tranh chấp này có thể xảy ra trong các lĩnh vực khác nhau như thương mại, bất động sản, xây dựng, lao động…

2. Các hình thức giải quyết tranh chấp hợp đồng dân sự mang yếu tố nước ngoài theo hợp đồng 

Việc giải quyết tranh chấp hợp đồng dân sự mang yếu tố nước ngoài có thể được tiến hành thông qua các phương tiện như đàm phán, thương lượng, hoà giải, trọng tài hoặc thông qua tòa án.

- Đàm phán, thương lượng: Đầu tiên, các bên có thể thảo luận trực tiếp để tìm một thỏa thuận hợp lý. 

- Hòa giải: Các bên có thể nhờ đến sự trợ giúp của tổ chức, cá nhân được các bên thỏa thuận, để giúp tìm ra giải pháp và hỗ trợ giải quyết tranh chấp. 

- Trọng tài: Nếu các bên không thể tự giải quyết tranh chấp thông qua đàm phán, thương lượng, họ có thể thống nhất giải quyết tranh chấp tại một Trọng tài để Trọng tài xem xét ý kiến của các bên và đưa ra quyết định cuối cùng. 

- Tòa án: Nếu cả hai bên không đồng ý về kết quả của đàm phán, thương lượng hoặc với quyết định của trọng tài, một trong các bên có thể khởi kiện tại Tòa án, để Tòa án xem xét và giải quyết.

3. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp hợp đồng dân sự mang yếu tố nước ngoài 

- Với trọng tài: Trong một số trường hợp, các bên có thể lựa chọn giải quyết tranh chấp thông qua trọng tài. Quy trình trọng tài có thể được xác định trong hợp đồng và thông qua việc lựa chọn một tổ chức trọng tài hoặc một nhóm trọng tài để giải quyết tranh chấp. Điều này đã được quy định tại khoản 1 Điều 5 Luật Trọng tài 2010, cụ thể: Tranh chấp được giải quyết bằng Trọng tài nếu các bên có thoả thuận trọng tài. Trong đó, thỏa thuận trọng tài có thể được lập trước hoặc sau khi xảy ra tranh chấp.

- Với Tòa án: Thông thường, thẩm quyền của Tòa án được xác định dựa trên nguyên tắc về thẩm quyền cư trú, nơi diễn ra việc vi phạm hợp đồng, hoặc theo thoả thuận của các bên. Điều này đã được minh thị tại Điều 469 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 như sau:

  • Tòa án Việt Nam có thẩm quyền chung với tranh chấp hợp đồng dân sự có yếu nước ngoài khi: bị đơn là cá nhân cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài tại Việt Nam; bị đơn là cơ quan, tổ chức có trụ sở tại Việt Nam hoặc bị đơn là cơ quan, tổ chức có chi nhánh, văn phòng đại diện tại Việt Nam đối với các vụ việc liên quan đến hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện của cơ quan, tổ chức đó tại Việt Nam; bị đơn có tài sản trên lãnh thổ Việt Nam; tranh chấp hợp đồng dân sự mà việc xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó xảy ra ở Việt Nam, đối tượng của quan hệ đó là tài sản trên lãnh thổ Việt Nam hoặc công việc được thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam; tranh chấp hợp đồng dân sự mà việc xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó xảy ra ở ngoài lãnh thổ Việt Nam nhưng có liên quan đến quyền và nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam hoặc có trụ sở, nơi cư trú tại Việt Nam.
  • Tòa án có thẩm quyền riêng biệt với tranh chấp hợp đồng dân sự có yếu tố nước ngoài khi: tài sản tranh chấp là bất động sản; do các bên lựa chọn hoặc điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên và các bên đồng ý lựa chọn Tòa án Việt Nam.

III. Các thắc mắc liên quan đến tranh chấp hợp đồng dân sự mang yếu tố nước ngoài 

Các thắc mắc liên quan đến tranh chấp hợp đồng dân sự mang yếu tố nước ngoài 

1. Pháp luật được áp dụng khi giải quyết tranh chấp hợp đồng dân sự mang yếu tố nước ngoài? 

Theo quy định tại khoản 1, khoản 4, khoản 5, khoản 6 Điều 683 Bộ Luật dân sự 2015, các bên trong quan hệ hợp đồng được thỏa thuận lựa chọn pháp luật để áp dụng cho hợp đồng. Nếu không có thỏa thuận thì áp dụng pháp luật có mối liên hệ gắn bó nhất với hợp đồng (như pháp luật nơi người bán/ người nhận cư trú...). Tuy nhiên, khi đối tượng hợp đồng là bất động sản thì không được lựa chọn pháp luật; hoặc với hợp đồng lao động, hợp đồng tiêu dùng mà pháp luật được lựa chọn ảnh hưởng tới quyền lợi tối thiểu của người Việt Nam thì cũng không được áp dụng; hoặc các bên thỏa thuận thay đổi pháp luật nhưng việc thay đổi đó ảnh hưởng đến bên thứ ba thì cũng không được lựa chọn luật áp dụng. Vì vậy, pháp luật áp dụng khi giải quyết tranh chấp có thể do các bên lựa chọn.

2. Tranh chấp hợp đồng có yếu tố nước ngoài phát sinh khi nào? 

Tranh chấp hợp đồng có yếu tố nước ngoài phát sinh khi: 

- Tồn tại, hợp đồng dân sự có yếu tố nước ngoài. 

- Hợp đồng có yếu tố nước ngoài này có hiệu lực. 

- Các bên có sự mâu thuẫn/ xung đột về lợi ích/ điều khoản có trong Hợp đồng này.

3. Trường hợp tranh chấp hợp đồng có yếu tố nước ngoài liên quan đến bất động sản thì cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết? 

Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 470 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, tranh chấp hợp đồng có yếu tố nước ngoài liên quan đến bất động sản tại Việt Nam thì cơ quan có thẩm quyền giải quyết là Tòa án Việt Nam.

IV. Dịch vụ tư vấn pháp lý liên quan đến tranh chấp hợp đồng dân sự mang yếu tố nước ngoài

Trên đây là những thông tin xoay quanh về tranh chấp hợp đồng dân sự mang yếu tố nước ngoài. Để có thể được hỗ trợ cũng như tìm hiểu thông tin, quy định của pháp luật về tranh chấp hợp đồng dân sự mang yếu tố nước ngoài. Quý khách có thể liên hệ NPLaw để được tư vấn bởi đội ngũ luật sư, chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm.

Công ty Luật TNHH Ngọc Phú - Hãng luật NPLaw

Hotline: 0913449968 

Email: Legal@nplaw.vn


CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Hotline: 0913 41 99 96

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan