Hiện nay, việc mua bán xe máy là một phần quan trọng của nền kinh tế và cuộc sống cá nhân của mỗi chúng ta. Tuy nhiên, không phải lúc nào các giao dịch này cũng diễn ra một cách suôn sẻ và không có tranh chấp. Tranh chấp hợp đồng mua bán xe máy có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Vậy thực trạng tranh chấp hợp đồng mua bán xe máy hiện nay diễn ra như thế nào? Quy định pháp luật về tranh chấp hợp đồng mua bán xe máy? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu rõ về vấn đề này.
Hiện nay, tranh chấp hợp đồng mua bán xe máy diễn ra phổ biến, đa phần xuất phát từ những nguyên nhân sau: xe máy là tài sản trong thời kỳ hôn nhân nhưng một bên chồng/ vợ tự ý định đoạt mà không có sự đồng ý của người còn lại; mua xe máy cũ từ các cửa hàng xe máy nhưng khi sử dụng thì chủ (cũ) của xe phát hiện và giữ xe vì cho rằng xe này đã bị trộm trước đó (đã có trình báo với cơ quan công an); hợp đồng cam kết về chất lượng xe máy (cũ) nhưng khi người mua sử dụng thì nhận thấy chất lượng không như cam kết của người bán…. Cho thấy, tranh chấp hợp đồng mua bán xe máy diễn ra rất phức tạp. Vì vậy, cần phải nắm rõ quy định pháp luật về vấn đề này để bảo vệ tốt nhất quyền lợi của người mua.
Tranh chấp hợp đồng mua bán xe máy là những bất đồng, xung đột khi hai bên liên quan đến việc mua bán xe máy có sự không đồng ý hoặc có mâu thuẫn về các điều khoản, điều kiện, hoặc yêu cầu trong hợp đồng mua bán xe máy mà họ đã ký kết. Tranh chấp này có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, chẳng hạn như:
- Mâu thuẫn về giá cả: Người mua và người bán có thể không đồng ý về giá bán hoặc các khoản thanh toán liên quan đến giao dịch.
- Mô tả không chính xác về sản phẩm: Xe máy không đúng như mô tả trong hợp đồng hoặc trạng thái thực tế không phù hợp với mô tả.
- Vấn đề về chất lượng và hiệu suất: Người mua phát hiện ra lỗi hoặc vấn đề về chất lượng hoặc hiệu suất của xe máy sau khi mua, và họ muốn đòi hỏi sửa chữa hoặc hoàn trả tiền.
- Thời gian và điều kiện giao nhận không rõ ràng: Khi không có thỏa thuận rõ ràng về thời gian và điều kiện giao nhận xe máy, có thể dẫn đến hiểu sai về vấn đề và xảy ra tranh chấp.
Trong trường hợp xảy ra tranh chấp hợp đồng mua bán xe, có một số phương thức giải quyết mà các bên có thể xem xét như sau:
- Đàm phán, thương lượng: Đầu tiên, các bên có thể thảo luận trực tiếp để tìm một thỏa thuận hợp lý.
- Hòa giải: Các bên có thể nhờ đến sự trợ giúp của tổ chức, cá nhân được các bên thỏa thuận, để giúp tìm ra giải pháp và hỗ trợ giải quyết tranh chấp.
- Trọng tài: Nếu các bên không thể tự giải quyết tranh chấp thông qua đàm phán, thương lượng, họ có thể thống nhất giải quyết tranh chấp tại một Trọng tài để Trọng tài xem xét ý kiến của các bên và đưa ra quyết định cuối cùng.
- Tòa án: Nếu cả hai bên không đồng ý về kết quả của đàm phán, thương lượng hoặc với quyết định của trọng tài, một trong các bên có thể khởi kiện tại Tòa án, để Tòa án xem xét và giải quyết.
Khi có tranh chấp hợp đồng mua bán xe máy, cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp có thể là:
- Trọng tài: Nếu các bên có thỏa thuận lựa chọn Trọng tài để giải quyết theo quy định Luật Trọng tài thương mại.
- Tòa án: Tranh chấp hợp đồng mua bán xe máy thuộc tranh chấp về hợp đồng dân sự nên theo khoản 3 Điều 26 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, tranh chấp này thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.
Thủ tục giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán tài sản tương đối đơn giản, gồm các giai đoạn sau:
Giai đoạn 1: Nộp hồ sơ khởi kiện tại Tòa án
Theo Điều 190 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015, người khởi kiện gửi đơn khởi kiện kèm theo tài liệu, chứng cứ mà mình đang có đến Tòa án có thẩm quyền giải quyết.
Giai đoạn 2: Thụ lý vụ án
Theo quy định tại Điều 195 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015:
Sau khi nhận đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo, nếu xét thấy vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án thì Thẩm phán phải thông báo ngay cho người khởi kiện biết để họ đến Tòa án làm thủ tục nộp tiền tạm ứng án phí trong trường hợp họ phải nộp tiền tạm ứng án phí. Trường hợp người khởi kiện được miễn hoặc không phải nộp tiền tạm ứng án phí thì Thẩm phán phải thụ lý vụ án khi nhận được đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo.
Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được giấy báo của Tòa án về việc nộp tiền tạm ứng án phí, người khởi kiện phải nộp tiền tạm ứng án phí và nộp cho Tòa án biên lai thu tiền tạm ứng án phí.
Thẩm phán sẽ tiến hành thụ lý vụ án khi người khởi kiện nộp cho Tòa án biên lai thu tiền tạm ứng án phí.
Giai đoạn 3: Chuẩn bị xét xử
Căn cứ quy định tại Điều 203 Bộ Luật tố tụng dân sự 2015, thông thường thời hạn chuẩn bị xét xử các vụ án dân sự không rơi vào các trường hợp đặc biệt là:
- Đối với các vụ án quy định tại Điều 26 và Điều 28 của Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 thì thời hạn là 04 tháng, kể từ ngày thụ lý vụ án.
- Đối với các vụ án quy định tại Điều 30 và Điều 32 của Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 thì thời hạn là 02 tháng, kể từ ngày thụ lý vụ án.
Đối với vụ án có tính chất phức tạp hoặc do sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan thì Chánh án Tòa án có thể quyết định gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử nhưng không quá 02 tháng đối với vụ án thuộc trường hợp quy định tại Điều 26 và Điều 28 của Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 và không quá 01 tháng đối với vụ án thuộc trường hợp quy định tại Điều 30 và Điều 32 của Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.
Trong giai đoạn này, thẩm phán được phân công giải quyết vụ án phải tiến hành lấy lời khai của đương sự, tổ chức các phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải, tiến hành xem xét, thẩm định tại chỗ (nếu có)…
Giai đoạn 4: Đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm
Theo quy định tại điểm a Khoản 1 Điều 35 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015, điểm c Khoản 1 Điều 37 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 và khoản 1 Điều 39 Bộ Luật tố tụng dân sự 2015. Người khởi kiện có thể nộp đơn khởi kiện tại Tòa án nhân dân huyện nơi bị đơn cư trú, làm việc hoặc thỏa thuận bằng văn bản yêu cầu Tòa án nhân dân huyện nơi nguyên đơn cư trú, làm việc giải quyết; Tòa án nhân dân tỉnh nơi bị đơn cư trú, làm việc hoặc thỏa thuận bằng văn bản yêu cầu Tòa án nhân dân tỉnh nơi nguyên đơn cư trú, làm việc khi rơi vào trường hợp, đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, cho Tòa án, cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài.
Theo quy định tại Điều 205, Điều 206, Điều 207 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, về nguyên tắc Tòa án sẽ tiến hành hòa giải khi giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán xe. Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp như: Một trong các bên đề nghị không tiến hành hòa giải, giao dịch dân sự vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội,... thì không thực hiện thủ tục hòa giải.
Theo Khoản 1 Điều 5 Luật Trọng tài thương mại 2010, tranh chấp được giải quyết bằng Trọng tài nếu các bên có thỏa thuận giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài. Thỏa thuận trọng tài có thể được lập trước hoặc sau khi xảy ra tranh chấp. Như vậy, điều kiện để giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài là phải có thỏa thuận Trọng tài.
Trên đây là những thông tin xoay quanh về tranh chấp hợp đồng mua bán xe. Để có thể được hỗ trợ cũng như tìm hiểu thông tin, quy định của pháp luật về tranh chấp hợp đồng mua bán xe. Quý khách có thể liên hệ NPLaw để được tư vấn bởi đội ngũ luật sư, chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm.
Công ty Luật TNHH Ngọc Phú - Hãng luật NPLaw
Hotline: 0913449968
Email: Legal@nplaw.vn
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn