Công nghệ thông tin đang ngày càng phát triển trong thời đại công nghệ 4.0 hiện nay, vì vậy nó cũng trở thành ngành học xu hướng được đào tạo tại nhiều nơi và trung tâm dạy nghề cũng là sự lựa chọn của nhiều bạn trẻ. Để đáp ứng nhu cầu học tập của các bạn, các trung tâm đào tạo cần phải được cấp phép hoạt động theo quy định của pháp luật. Hãy cùng NPLaw tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Pháp luật hiện hành không định nghĩa cụ thể trung tâm đào tạo công nghệ thông tin nhưng dựa trên tính chất hoạt động của loại hình này có thể hiểu Trung tâm đào tạo công nghệ thông tin là cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân hoặc được thành lập bởi các tổ chức, cá nhân nhằm giảng dạy các kỹ năng tin học, công nghệ thông tin và đảm bảo hoạt động theo quy định pháp luật.
Căn cứ theo Điều 4, 5, 6 Thông tư 04/2014/TT-BGDĐT, các điều kiện để mở trung tâm đào tạo công nghệ thông tin bao gồm:
- Điều kiện về cơ sở vật chất:
- Điều kiện về đội ngũ nhân sự
Các giáo viên, báo cáo viên, huấn luyện viên tham gia giảng dạy, công tác tại trung tâm cần đáp ứng các điều kiện sau đây:
- Điều kiện về giáo trình, tài liệu giảng dạy
Ngoài ra, việc mở trung tâm còn cần phải đáp ứng:
- Điều kiện về giấy phép đăng ký kinh doanh, có đăng ký kinh doanh mã ngành nghề về giáo dục;
Theo quy định pháp luật, cá nhân, tổ chức muốn mở trung tâm đào tạo công nghệ thông tin phải thành lập công ty, doanh nghiệp và có đăng ký kinh doanh ngành nghề về giáo dục.
- Quyết định cấp phép hoạt động giáo dục về đào tạo công nghệ thông tin;
Theo khoản 2 Điều 7 Thông tư 04/2014/TT-BGDĐT, thành phần hồ sơ gồm có:
Đối với các đối tượng là cơ sở giáo dục thì cần phải có xác nhận đã đăng ký hoạt động của cơ sở giáo dục về đào tạo công nghệ thông tin;
Theo khoản 2 Điều 8 Thông tư 04/2014/TT-BGDĐT, thành phần hồ sơ gồm có:
- Điều kiện khác theo quy định của pháp luật hiện hành
Như vậy, các cơ sở giáo dục hoặc các tổ chức, cá nhân muốn hoạt động trong lĩnh vực đào tạo công nghệ thông tin cần phải đáp ứng các điều kiện trên.
Theo Thông tư 47/2019/TT-BTC quy định lệ phí đăng ký doanh nghiệp là 50.000 đồng/lần, bao gồm: Cấp mới, cấp lại, thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp. Trường hợp doanh nghiệp thực hiện đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử được miễn lệ phí đăng ký doanh nghiệp (Điều 4 Thông tư 47/2019/TT-BTC). Đồng thời, mức phí công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp là 100.000 đồng/lần được quy định tại thông tư này.
Hơn nữa, pháp luật hiện hành không có quy định về lệ phí khi xin cấp giấy phép hoạt động về lĩnh vực đào tạo công nghệ thông tin, do vậy không phải nộp lệ phí.
Tại Điều 6 Quy chế tổ chức và hoạt động của trung tâm ngoại ngữ, tin học ban hành kèm theo Thông tư 21/2018/TT-BGDĐT có quy định về tiêu chuẩn giám đốc trung tâm tin học như sau:
- Có nhân thân tốt;
- Có năng lực quản lý;
- Đảm bảo một trong hai điều kiện:
+ Tốt nghiệp đại học ngoại ngữ hoặc tốt nghiệp đại học và có chứng chỉ ngoại ngữ tối thiểu bậc 3 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc tương đương.
+ Tốt nghiệp đại học tin học hoặc tốt nghiệp đại học và có chứng chỉ ứng dụng công nghệ thông tin cơ bản theo Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin hoặc tương đương theo quy định hiện hành của Bộ GDĐT và Bộ TTTT.
- Có kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo.
Ngoài ra, theo Điều 151 Bộ luật Lao động 2019, điều kiện người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam được quy định như sau:
- Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam là người có quốc tịch nước ngoài và phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
+ Đủ 18 tuổi trở lên và có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
+ Có trình độ chuyên môn, kỹ thuật, tay nghề, kinh nghiệm làm việc; có đủ sức khỏe theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế;
+ Không phải là người đang trong thời gian chấp hành hình phạt hoặc chưa được xóa án tích hoặc đang trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật nước ngoài hoặc pháp luật Việt Nam;
+ Có giấy phép lao động do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp.
Như vậy người đứng đầu trung tâm đào tạo công nghệ thông tin có thể là người nước ngoài và phải đáp ứng các điều kiện trên theo quy định pháp luật.
Theo quy định tại Điều 10 Thông tư 04/2014/TT-BGDĐT, các trường hợp trung tâm đào tạo công nghệ thông tin bị thu hồi giấy phép hoạt động như sau:
a) Không triển khai hoạt động giáo dục đào tạo trong thời gian 12 tháng liên tục;
b) Có hành vi gian lận để được cấp phép hoạt động;
Người có thẩm quyền cấp phép hoạt động có thẩm quyền thu hồi giấy phép hoạt động.
Theo khoản 13 Điều 4 Thông tư 219/2013/TT-BTC thì các dịch vụ dạy học bao gồm ngoại ngữ, tin học;...và dạy các nghề khác nhằm đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ văn hóa, kiến thức chuyên môn nghề nghiệp không thuộc đối tượng phải chịu thuế nên trung tâm đào tạo của anh không phải đóng thuế giá GTGT.
Căn cứ khoản 2 Điều 4 Thông tư 21/2018/TT-BGDĐT, tên của trung tâm ngoại ngữ, tin học được đặt theo nguyên tắc sau:
- Trung tâm có tên giao dịch bằng tiếng Việt và tên giao dịch quốc tế bằng tiếng Anh (hoặc bằng một ngôn ngữ nước ngoài thông dụng khác) với nội dung tương đương.
- Tên của trung tâm được ghi trên quyết định thành lập trung tâm, con dấu, biển hiệu và các giấy tờ giao dịch của trung tâm.
Theo quy định tại Điều 5 Nghị định 04/2021/NĐ-CP đối với hành vi tự ý thành lập Trung tâm tin học mà không xin phép thì sẽ bị xử lý vi phạm hành chính với hình thức phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi thành lập hoặc cho phép thành lập tổ chức thực hiện dịch vụ giáo dục khi chưa được cơ quan có thẩm quyền cho phép.
Trên đây là thông tin giải đáp vướng mắc về trung tâm đào tạo công nghệ thông tin mà NPLaw gửi đến Quý độc giả. Nếu Quý độc giả có bất kỳ vướng mắc nào liên quan cần giải đáp thêm, xin vui lòng liên hệ với NPLaw theo thông tin liên hệ sau:
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn