Uỷ quyền lại là một trong những giao dịch dân sự khá phổ biến hiện nay, đặc biệt khi một hoặc các bên chủ thể trong hợp đồng không phải lúc nào cũng có thể trực tiếp tham gia thực hiện hợp đồng. Bài viết dưới đây NPLaw sẽ làm rõ qui định pháp luật về vấn đề này.
Trong một số trường hợp, các bên khi giao kết hợp đồng ủy quyền để thực hiện công việc cụ thể trong phạm vi ủy quyền, nhưng bên được ủy quyền không thể tự mình thực hiện nghĩa vụ đã giao kết với bên ủy quyền. Lúc này, để đảm bảo quyền và nghĩa vụ các bên được thực hiện bên được ủy quyền có thể thỏa thuận để ủy quyền lại cho một bên thứ ba khác thực hiện.
Khái niệm ủy quyền lại không được định nghĩa cụ thể trong văn bản pháp luật nào, tuy nhiên dựa vào những qui định liên quan thì có thể hiểu là bên được ủy quyền ủy quyền cho người thứ ba thay mặt mình để thực hiện công việc đã được ủy quyền.
Bên được ủy quyền chỉ được phép ủy quyền cho một bên thứ ba khác trong hai trường hợp pháp luật qui định. Căn cứ theo Điều 564 Bộ luật dân sự 2015, bên được ủy quyền có thể ủy quyền cho người khác trong các trường hợp sau:
Đối với trường hợp này có thể vì lý do chủ quan mà bên được ủy quyền không thể thực hiện các công việc được bên ủy quyền giao phó. Với trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ của mình, bên được ủy quyền sẽ chọn một người khác để ủy quyền và được bên ủy quyền đồng ý.
Đối với trường hợp này, thông thường bên được ủy quyền sẽ khó có thể thực hiện được nghĩa vụ khi xảy ra sự kiện bất khả kháng, do đó, để đảm bảo lợi ích của bên ủy quyền bên được ủy quyền có thể ủy quyền việc thực hiện nghĩa vụ cho người khác.
Như vậy, bên được ủy quyền được chuyển giao nghĩa vụ của mình cho người khác/bên thứ ba thực hiện thay nếu bên ủy quyền đồng ý hoặc do sự kiện bất khả kháng.
Nội dung trong hợp đồng là một trong những vấn đề quan trọng mà các bên khi giao kết cần chú ý.
Hợp đồng uỷ quyền lại là sự thoả thuận giữa các bên về việc thực hiện công việc nhân danh bên uỷ quyền ban đầu dựa trên sự tự nguyện, thống nhất với nhau, theo đó bên được uỷ quyền lại có nghĩa vụ phải thực hiện một hoặc một số công việc cụ thể nhân danh bên uỷ quyền ban đầu.
Vì thế, các điều khoản, nội dung thỏa thuận và hình thức hợp đồng phải phù hợp với hợp đồng ủy quyền ban đầu. Khi đó, bên được ủy quyền tiếp theo chỉ được thực hiện các công việc trong phạm vi ủy quyền ban đầu.
Hợp đồng ủy quyền phải đảm bảo có các nội dung cơ bản sau:
Nội dung quan trọng trong hợp đồng các bên cần lưu ý là về phạm vi ủy quyền và hình thức ủy quyền. Bởi vì, căn cứ theo quy định tại khoản 2, 3 Điều 564 Bộ luật dân sự 2015 thì:
Tóm lại, các bên khi giao kết hợp đồng cần có các nội dung thỏa thuận như trên, đặc biệt là phạm vi và hình thức ủy quyền phải giống với ủy quyền ban đầu.
Căn cứ Điều 564 Bộ luật dân sự 2015 thì phải có sự đồng ý của bên uỷ quyền ban đầu khi bên được ủy quyền muốn chuyển giao trách nhiệm thực hiện công việc cho người khác.
Các bên có quyền thỏa thuận về việc trả thù lao trong hợp đồng ủy quyền.
Căn cứ tại Điều 119, 562 Bộ luật dân sự 2015 về hình thức giao dịch dân sự và qui định về hình thức hợp đồng ủy quyền thì có thể thấy Bộ luật dân sự 2015 không có quy định về hình thức của hợp đồng ủy quyền, nhưng hợp đồng ủy quyền là giao dịch dân sự nên sẽ tuân theo hình thức của giao dịch dân sự.
Theo đó, hợp đồng có thể được thực hiện bằng hình thức như lời nói, bằng văn bản, hoặc hành vi cụ thể khi pháp luật không quy định loại hợp đồng đó phải được giao kết bằng một hình thức nhất định. Tuy nhiên, khi xác lập hợp đồng ủy quyền thì các bên nên lập thành văn bản vì nếu không có văn bản, thì không có bằng chứng hoặc chứng cứ không đầy đủ, rõ ràng thể hiện về việc giữa các bên tồn tại một quan hệ ủy quyền.
Như vậy, luật không buộc phải lập hợp đồng nhưng các bên nên thỏa thuận bằng văn bản có công chứng, chứng thực để bảo vệ quyền và lợi ích của mình và có cơ sở chứng minh nếu có tranh chấp.
Theo khoản 5 Điều 18 Bộ Luật Lao động 2019 quy định về thẩm quyền giao kết hợp đồng lao động trong đó có điều khoản qui định người được ủy quyền giao kết hợp đồng lao động không được phép ủy quyền tiếp cho người khác giao kết hợp đồng lao động.
Vì vậy, theo qui định trên, người đã được ủy quyền ký kết hợp đồng lao động thì không được phép ủy quyền lại cho bên thứ ba ký kết.
Căn cứ tại khoản 3 Điều 13 Nghị định 30/2020/NĐ-CP, có quy định về ký ban hành văn bản, trong đó qui định rõ người được ký thừa ủy quyền không được ủy quyền lại cho người khác ký văn bản hành chính.
Đơn phương chấm dứt hợp đồng ủy quyền được quy định tại Điều 569 Bộ luật Dân sự 2015, theo đó luật qui định rõ bên ủy quyền phải thông báo bằng văn bản cho người thứ ba biết về việc chấm dứt hợp đồng ủy quyền.
Như vậy, việc đơn phương chấm dứt hợp đồng ủy quyền với bên được ủy quyền nhưng không thông báo cho bên thứ ba thì hợp đồng giữa bên được ủy quyền và bên thứ ba vẫn có hiệu lực trừ khi bên thứ ba biết và buộc phải biết về việc chấm dứt hợp đồng ủy quyền đó.
Trên đây là thông tin giải đáp vướng mắc về ủy quyền lại mà NPLaw gửi đến Quý độc giả. Nếu Quý độc giả có bất kỳ vướng mắc nào liên quan cần giải đáp thêm, xin vui lòng liên hệ với NPLaw theo thông tin liên hệ sau:
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn