Văn bản khai nhận di sản thừa kế là một loại văn bản pháp lý mà người thừa kế sử dụng để chứng minh quyền sở hữu của mình đối với tài sản của người đã qua đời. Pháp luật Việt Nam đã quy định như thế nào về loại văn bản này. Hãy cùng NPLaw tìm hiểu thông qua bài viết sau:
- Định nghĩa:
Văn bản khai nhận di sản thừa kế là một văn bản pháp lý quan trọng, được người thừa kế sử dụng như một bằng chứng để khẳng định quyền lực và quyền sở hữu của mình đối với tài sản từ người đã qua đời. Đây không chỉ là một công cụ xác thực quyền thừa kế, mà còn là biện pháp phòng ngừa hiệu quả các tranh chấp về tài sản có thể xảy ra sau này.
- Tại sao cần phải có văn bản khai nhận di sản thừa kế?
Như đã trình bày, văn bản khai nhận di sản thừa kế không chỉ là một văn bản, mà còn là một công cụ pháp lý quan trọng, đóng vai trò thiết yếu trong việc xác nhận và bảo vệ quyền lợi của người thừa kế. Dưới đây là một số lý do tại sao văn bản này lại quan trọng đến vậy:
+ Xác nhận quyền sở hữu: Trên hết, văn bản khai nhận di sản thừa kế chứng minh rằng người thừa kế là người có quyền sở hữu và quản lý tài sản của người đã qua đời. Điều này không chỉ giúp xác minh quyền sở hữu tài sản, mà còn giúp ngăn chặn bất kỳ ai khác cố gắng chiếm đoạt hoặc tranh chấp tài sản.
+ Tránh tranh chấp: Với văn bản khai nhận di sản thừa kế, các tranh chấp sau này liên quan đến tài sản có thể được giải quyết dễ dàng hơn. Văn bản này sẽ giúp ngăn chặn/ hạn chế các tranh chấp về tài sản giữa các thành viên trong gia đình hoặc giữa người thừa kế và bên thứ ba.
+ Bảo vệ quyền lợi: Cuối cùng, không có văn bản khai nhận di sản, người thừa kế có thể gặp khó khăn trong việc bảo vệ quyền lợi của mình. Điều này đặc biệt quan trọng khi gặp phải tranh chấp hoặc khi cần chứng minh quyền sở hữu tài sản trước pháp luật. Với văn bản khai nhận di sản, người thừa kế có thể tự tin khẳng định quyền lực và quyền sở hữu của mình, đồng thời bảo vệ tài sản của mình khỏi những rủi ro không mong muốn.
Vì lý những lý do trên, nên phải có văn bản khai nhận di sản thừa kế.
Hiện pháp luật chưa có quy định cụ thể các nội dung bắt buộc phải có trong văn bản khai nhận di sản thừa kế. Tuy nhiên, theo quy định tại khoản 2 Điều 18 Nghị định 29/2015/NĐ-CP, về niêm yết thụ lý công chứng văn bản khai nhận di sản thừa kế phải có những nội dung cơ bản sau: họ, tên của người để lại di sản; họ, tên của những người khai nhận di sản thừa kế; quan hệ của những người khai nhận di sản thừa kế với người để lại di sản thừa kế; danh mục di sản thừa kế.
Do vậy, có thể thấy rằng, văn bản khai nhận di sản thừa kế phải có những nội dung cơ bản sau: thông tin cơ bản của những người thừa kế (bao gồm thông tin về bố, mẹ đẻ còn sống hay đã chết); thông tin về nhân thân và tài sản của người để lại di sản thừa kế; thông tin bố, mẹ nuôi/con nuôi của người để lại di sản (nếu có).
Văn bản khai nhận sẽ nêu rõ thông tin của những người thừa kế, vì vậy, về nguyên tắc họ phải ký vào văn bản khai nhận sau khi niêm yết theo quy định của Nghị định 29/2015/NĐ-CP. Bên cạnh đó, theo quy định tại Điều 21 Bộ luật Dân sự 2015, văn bản khai nhận di sản thừa kế cần sự xác nhận của người chưa thành niên (ký tên), điều này chỉ có giá trị pháp lý khi có thêm sự xác nhận từ người đại diện hợp pháp của người chưa thành niên đó. Vì vậy, người chưa thành niên vẫn được ký vào văn bản khai nhận di sản thừa kế đối với quyền sử dụng đất nhưng cần sự thêm xác nhận của người đại diện hợp pháp.
Theo khoản 1 Điều 58 Luật Công chứng 2014, việc công chứng khai nhận di sản thừa kế được thực hiện trong hai trường hợp sau:
Theo quy định tại khoản 1 Điều 18 Nghị định 29/2015/NĐ-CP, việc niêm yết do tổ chức hành nghề công chứng được thực hiện tại trụ sở của Ủy ban nhân cấp xã nơi thường trú cuối cùng của người để lại di sản; trường hợp không xác định được nơi thường trú cuối cùng thì niêm yết tại nơi tạm trú có thời hạn cuối cùng của người đó.
Trường hợp di sản gồm cả bất động sản và động sản hoặc di sản chỉ gồm có bất động sản thì việc niêm yết được thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có bất động sản.
Trường hợp di sản chỉ gồm có động sản, nếu trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng và nơi thường trú hoặc tạm trú có thời hạn cuối cùng của người để lại di sản không ở cùng một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thì tổ chức hành nghề công chứng có thể đề nghị Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thường trú hoặc tạm trú có thời hạn cuối cùng của người để lại di sản thực hiện việc niêm yết.
Do vậy, tùy mỗi trường hợp mà việc niêm yết có thể thực hiện ở nơi thường trú hoặc tạm trú hoặc nơi có đất.
Theo quy định tại Điều 4 Quyết định 39/2007/QĐ-BYT, điều kiện của người được cấp giấy chứng nhận bài thuốc gia truyền là người đó có quyền thừa kế theo quy định pháp luật đối với bài thuốc đó. Do vậy, bạn chỉ cần chứng minh là mình có quyền thừa kế đối với bài thuốc nêu trên là được mà không cần phải có văn bản thừa kế. Việc chứng minh có thể thực hiện qua hợp đồng, hoặc các tài liệu ghi chép về việc truyền bài thuốc hoặc bạn cũng có thể yêu cầu những người biết rõ về việc truyền bài thuốc cho bạn để xác nhận.
Trên đây là những thông tin xoay quanh về văn bản khai nhận di sản thừa kế. Để có thể được hỗ trợ cũng như tìm hiểu thông tin, quy định của pháp luật về văn bản khai nhận di sản thừa kế. Quý khách có thể liên hệ NPLaw để được tư vấn bởi đội ngũ luật sư, chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm.
Công ty Luật TNHH Ngọc Phú - Hãng luật NPLaw
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn