TÌM HIỂU VỀ VẬN CHUYỂN THUỐC LÁ CÙNG NPLAW

Xã hội càng phát triển, nhu cầu của con người về cuộc sống ngày càng tăng, kéo theo đó là tình trạng sử dụng thuốc lá nhất là ở giới trẻ ngày càng tăng. Để đáp ứng lượng nhu cầu đó đòi hỏi phải có sự vận chuyển thuốc lá đến các điểm bán để đến được tay người tiêu dùng. Vậy để tìm hiểu sự vận chuyển đó, chúng ta hãy cùng NPLAW đến với bài viết sau đây:

I. Thực trạng hoạt động vận chuyển thuốc lá hiện nay

Cùng với nhu cầu sử dụng thuốc lá ngày càng tăng thì việc vận chuyển thuốc lá cũng cần phải diễn ra liên tục và nhanh chóng để cung cấp đủ hàng hóa đến tay người tiêu dùng. Tuy nhiên do tính chất đặc biệt của loại hàng hóa này cùng với nguồn lợi khổng lồ thu được, nhiều người sẵn sàng phạm pháp để tìm cách vận chuyển thuốc lá sao cho thu được nguồn lợi nhiều nhất. Đây quả thực là thực trạng đáng báo động cho cuộc sống hiện nay.

II. Vận chuyển thuốc lá được hiểu như thế nào?

1. Vận chuyển là gì?

Cùng với sự phát triển của xã hội cùng nhu cầu tiêu dùng của con người, khi người ta đưa bất kỳ một loại hàng hóa hoặc bất kỳ vật gì từ địa điểm này đến địa điểm khác với nhiều hình thức, cách thức như đường bộ, đường biển, đường hàng không,... Người ta gọi những hành động đó là vận chuyển.

2. Thuốc lá có những loại nào?

Có rất nhiều loại thuốc lá xuất hiện trong đời sống, nó có thể là sản phẩm được sản xuất từ toàn bộ hay có một phần nguyên liệu là thuốc lá và được chế biến dưới nhiều dạng khác nhau (Theo khoản 1 Điều 2 Luật phòng chống tác hại của thuốc lá 2012). 

/upload/images/thuong-mai/thuoc-la-min.jpg

Phổ biến nhất hiện nay là dạng thuốc lá điếu, xì gà, thuốc lá sợi, thuốc lào và mới đây nhất là thuốc lá thuốc lá điện tử.

3. Vận chuyển thuốc lá được hiểu như thế nào?

Có thể thấy trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại thuốc lá cùng được lưu hành. Để đến được tay người tiêu dùng thì trước hết thuốc lá cần phải được vận chuyển đến tay những doanh nghiệp bán buôn và bán lẻ bằng những cách thức khác nhau như thông qua đường bộ, đường biển, đường hàng không,... Quá trình này được gọi là vận chuyển thuốc lá.

III. Quy định pháp luật về việc vận chuyển thuốc lá

Thuốc lá là một loại hàng hóa đặc biệt có ảnh hưởng đến sức khỏe con người (Theo khoản 2, Điều 7 Luật đầu tư 2020), do đó phải đáp ứng được các điều kiện về mặt pháp luật mới có thể kinh doanh mặt hàng này. Chính vì lẽ đó mà tổ chức, cá nhân sản xuất, mua bán sản phẩm thuốc lá; chế biến nguyên liệu thuốc lá, mua bán nguyên liệu thuốc lá và đầu tư trồng cây thuốc lá phải có giấy phép theo quy định. Trên cơ sở những quy định pháp luật có liên quan như Nghị định số 67/2013/NĐ-CP, Nghị định số 106/2017/NĐ-CP, Nghị định 08/2018/NĐ-CP, Nghị định số 17/2020/NĐ-CP thì khi vận chuyển thuốc lá cần có hóa đơn, chứng từ rõ ràng: Người bán, phân phối phải có giấy phép kinh doanh thuốc lá được cơ quan có thẩm quyền cấp (Như giấy phép sản xuất thuốc lá, giấy phép phân phối thuốc lá, giấy phép mua bán nguyên liệu thuốc lá) và người nhận thuốc lá được vận chuyển cần có giấy phép kinh doanh thuốc lá được cơ quan có thẩm quyền cấp (Như giấy phép bán bán buôn/bán lẻ sản phẩm thuốc lá).

Hành vi vận chuyển thuốc lá mà không có giấy phép sẽ bị coi là hành vi vận chuyển thuốc lá lậu và bị xử lý theo quy định pháp luật.

IV. Hành vi vận chuyển thuốc lá lậu sẽ bị xử lý như thế nào?

Để có thể chuộc lợi cho bản thân, không ít người sẵn sàng tham gia vận chuyển thuốc lá lậu để đạt được lợi ích mình mong muốn. Tuy nhiên, đây là hành vi phạm pháp và sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật:

/upload/images/thuong-mai/nguy-hiem-khi-van-chuyen-thuoc-la-lau-min.jpg

Với hành vi vận chuyển thuốc lá điếu nhập lậu từ 1.500 bao đến dưới 3.000 bao: Bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm (Theo khoản 1 Điều 191 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017). Nếu là pháp nhân thương mại phạm tội thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng (Theo khoản 5 Điều 191 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017);

Với hành vi vận chuyển thuốc lá điếu nhập lậu từ 3.000 bao đến dưới 4.500 bao: Bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 05 năm (Theo khoản 2 Điều 191 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017). Nếu là pháp nhân thương mại phạm tội thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng (Theo khoản 5 Điều 191 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017);

Với hành vi vận chuyển thuốc lá điếu nhập lậu 4.500 bao trở lên: Bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm ( Theo khoản 3 Điều 191 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017). Nếu là pháp nhân thương mại phạm tội thì bị phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm (Theo khoản 5 Điều 191 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017);

Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm (Theo khoản 4 Điều 191 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017). Nếu là pháp nhân thương mại phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm (Theo điểm đ khoản 5 Điều 191 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017). Trường hợp pháp nhân thương mại phạm tội gây thiệt hại hoặc có khả năng thực tế gây thiệt hại đến tính mạng của nhiều người, gây sự cố môi trường hoặc gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội và không có khả năng khắc phục hậu quả gây ra thì sẽ bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn (Theo điểm d khoản 5 Điều 191 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017).

V. Giải đáp một số thắc mắc thường gặp về vận chuyển thuốc lá

Để tìm hiểu kĩ hơn về vận chuyển thuốc lá, chúng ta cùng tìm hiểu thêm về các vấn đề sau:

1. Điều kiện kinh doanh thuốc lá tại Việt Nam là gì?

Được biết, kinh doanh thuốc lá là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình từ sản xuất, nhập khẩu đến tiêu thụ thuốc lá trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi (Theo khoản 6 Điều 2 Luật phòng chống tác hại thuốc lá 2012). Để có thể thực hiện kinh doanh thuốc lá, ta cần đáp ứng các điều kiện sau:

Để được cấp giấy phép phân phối sản phẩm thuốc lá, căn cứ vào khoản 1 Điều 26 Nghị định 67/2013/NĐ-CP, khoản 8 Điều 1, khoản 2 Điều 2 Nghị định 106/2017/NĐ-CP, khoản 7 Điều 3, khoản 13 Điều 4 Nghị định 08/2018/NĐ-CP và khoản 8 Điều 19 Nghị định 17/2020/NĐ-CP thì điều kiện gồm có:

  • Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật;
  • Địa điểm kinh doanh không vi phạm quy định về địa điểm không được bán thuốc lá theo quy định tại Khoản 2 Điều 25 Luật phòng, chống tác hại của thuốc lá năm 2012; 
  • Có hệ thống phân phối sản phẩm thuốc lá trên địa bàn từ hai tỉnh trở (Tại địa bàn mỗi tỉnh, thành phố phải có tối thiểu 01 thương nhân bán buôn sản phẩm thuốc lá);
  • Có văn bản giới thiệu mua bán của Nhà cung cấp thuốc lá ghi rõ địa bàn dự kiến kinh doanh.

Để được cấp giấy phép bán buôn sản phẩm thuốc lá, căn cứ vào các điều kiện theo khoản 2 Điều 26 Nghị định 67/2013/NĐ-CP, khoản 9 Điều 1, khoản 3 Điều 2 Nghị định 106/2017/NĐ-CP, khoản 7 Điều 3, khoản 13 Điều 4 Nghị định 08/2018/NĐ-CP và khoản 8 Điều 19 Nghị định 17/2020/NĐ-CP gồm có:

  • Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật;
  • Địa điểm kinh doanh không vi phạm quy định về địa điểm không được bán thuốc lá theo quy định tại Khoản 2 Điều 25 Luật phòng, chống tác hại của thuốc lá năm 2012; 
  • Có hệ thống bán buôn sản phẩm thuốc lá trên địa bàn tỉnh nơi thương nhân đặt trụ sở chính (tối thiểu phải từ 02 thương nhân bán lẻ sản phẩm thuốc lá trở lên);
  • Có văn bản giới thiệu của Nhà cung cấp sản phẩm thuốc lá hoặc của các thương nhân phân phối sản phẩm thuốc lá ghi rõ địa bàn dự kiến kinh doanh.

Để được cấp giấy phép bán lẻ sản phẩm thuốc lá, căn cứ vào các điều kiện theo khoản 3 Điều 26 Nghị định 67/2013/NĐ-CP, khoản 10 Điều 1, khoản 4 Điều 2 Nghị định 106/2017/NĐ-CP và khoản 7 Điều 3, khoản 13 Điều 4 Nghị định 08/2018/NĐ-CP gồm có:

  • Là thương nhân được thành lập theo quy định của pháp luật;
  • Địa điểm kinh doanh không vi phạm quy định về địa điểm không được bán thuốc lá theo quy định tại Khoản 2 Điều 25 Luật phòng, chống tác hại của thuốc lá năm 2012; 
  • Có văn bản giới thiệu của các thương nhân phân phối hoặc thương nhân bán buôn sản phẩm thuốc lá ghi rõ địa bàn dự kiến kinh doanh.

2. Trình tự cấp Giấy phép bán buôn sản phẩm thuốc lá được thực hiện thế nào?

Để đáp ứng được các điều kiện để được cấp giấy phép bán buôn sản phẩm thuốc lá như đã nêu ở mục V.1, doanh nghiệp bán buôn thuốc lá cần: 

/upload/images/thuong-mai/hop-dong-min.png

Căn cứ vào khoản 2 điều 27, điểm b khoản 1 Điều 28, khoản 2 Điều 28 Nghị định 67/2013/NĐ-CP, khoản 12 Điều 1, khoản 6 Điều 2 Nghị định 106/2017/NĐ-CP, khoản 14 Điều 4 Nghị định 08/2018/NĐ-CP, trình tự cấp giấy phép bán buôn sản phẩm thuốc lá được thực hiện như sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ gồm:

  • Đơn đề nghị cấp Giấy phép bán buôn sản phẩm thuốc lá;
  •  Bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và Giấy chứng nhận mã số thuế; 
  • Bản sao các văn bản giới thiệu của nhà cung cấp sản phẩm thuốc lá hoặc các thương nhân phân phối sản phẩm thuốc lá ghi rõ địa bàn dự kiến kinh doanh.
  • Bảng kê danh sách thương nhân, bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và Giấy chứng nhận mã số thuế, Giấy phép kinh doanh sản phẩm thuốc lá (nếu đã kinh doanh) của các thương nhân đã hoặc sẽ thuộc hệ thống phân phối sản phẩm thuốc lá trên địa bàn;
  • Hồ sơ được chuẩn bị thành 02 bộ.

Bước 2: Nộp hồ sơ: Gửi hồ sơ trực tiếp hoặc qua bưu chính đến Sở Công thương;

Bước 3: Trong vòng 15 ngày kể từ khi tiếp nhận hồ sơ hợp lệ, Sở Công thương xem xét và cấp giấy phép mua bán sản phẩm thuốc lá. 

Bước 4: Nhận kết quả: Trường hợp thương nhân không đáp ứng được điều kiện theo quy định, Sở Công thương sẽ có văn bản trả lời từ chối cấp giấy phép bán buôn sản phẩm thuốc lá và nêu rõ lý do. Trường hợp chưa đủ hồ sơ hợp lệ, trong vòng 07 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ của thương nhân, Sở Công thương có văn bản yêu cầu thương nhân bổ sung hồ sơ.

3. Buôn bán, vận chuyển từ bao nhiêu bao thuốc lá lậu sẽ bị xử lý hình sự?

Như đã nêu tại mục IV thì với hành vi vận chuyển thuốc lá điếu nhập lậu bắt đầu từ 1.500 bao sẽ có khả năng bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

4. Hành vi vận chuyển thuốc lá điếu nhập lậu trên xe thư báo bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?

Vận chuyển thuốc lá điếu nhập lậu trên xe thư báo là hành vi vi phạm pháp luật. Đối với tổ chức, khi vi phạm sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng (Theo điểm b khoản 1 Điều 9 Nghị định 15/2020/NĐ-CP). Ngoài ra, hình thức xử phạt bổ sung sẽ là tịch thu tang vật (thuốc lá điếu nhập lậu), phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm này. Đối với cá nhân, khi vi phạm thì mức phạt tiền bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức (Theo khoản 3 Điều 4 Nghị định 15/2020/NĐ-CP).

VI. Dịch vụ tư vấn và thực hiện thủ tục liên quan đến vấn đề vận chuyển thuốc lá

CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ là đơn vị có kinh nghiệm trong việc tư vấn, thực hiện thủ tục liên quan đến vận chuyển thuốc lá với quy trình, công việc thực hiện gồm:

  • Tiếp nhận thông tin doanh nghiệp cần tư vấn và thực hiện thủ tục về vấn đề vận chuyển thuốc lá;
  • Khảo sát thực tế, đánh giá tình huống, định hướng và chuẩn bị giấy tờ hoàn thiện thực hiện thủ tục;Soạn thảo, đại diện, hỗ trợ khách hàng nộp, sửa hồ sơ, làm việc với cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
  • Nhận kết quả sau khi thực hiện các thủ tục liên quan đến vấn đề vận chuyển thuốc lá và bàn giao kết quả cho Khách hàng.

CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Hotline: 0913 41 99 96

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan