TỔ CHỨC KINH TẾ CÓ NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI

Mục lục Ẩn

  1. I. Tìm hiểu tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài được hiểu như thế nào?
    1. 1. Thế nào là tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài?
    2. 2. Tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài được hoạt động như thế nào?
  2. II. Quy định pháp luật về tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài
    1. 1. Những hình thức đầu tư của tổ chức kinh tế nước ngoài
    2. 2. Thực hiện hoạt động đầu tư nước ngoài của tổ chức kinh tế tại Việt Nam như thế nào?
    3. 3. Điều kiện đầu tư của tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài
  3. III. Giải đáp các câu hỏi liên quan đến tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài
    1. 1. Tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài trước khi thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam có cần phải xin giấy phép đầu tư không?
    2. 2. Tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài góp vốn vào Công ty Việt Nam theo hình thức nào?
    3. 3. Tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài được mua cổ phần, vốn góp theo hình thức nào?
    4. 4. Tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ 50% vốn lệ điều lệ khi muốn tiến hành đầu tư thì có cần phải xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư không?
  4. IV. Dịch vụ tư vấn và thực hiện các thủ tục liên quan đến tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài

Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được hiểu đơn giản là một doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, trong đó nhà đầu tư nước ngoài là thành viên hoặc cổ đông của doanh nghiệp đó. Vậy làm sao để hiểu thế nào là tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài và những vấn đề liên quan xoay quanh về tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài như thế nào? Hãy cùng NPLaw tìm hiểu về những quy định pháp luật hiện hành liên quan đến vấn đề này bên dưới nhé.

I. Tìm hiểu tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài được hiểu như thế nào?

1. Thế nào là tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài?

Căn cứ nội dung tại Điều 3 Luật Đầu tư 2020 có quy định: Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là tổ chức kinh tế hoạt động tại Việt Nam, có thành viên hoặc cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài. Nhà đầu tư nước ngoài có thể là cá nhân người nước ngoài hoặc tổ chức được thành lập theo pháp luật nước ngoài thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại thị trường Việt Nam.

Hiện nay, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài phổ biến là công ty, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, hay còn được gọi là doanh nghiệp FDI (FDI company).

Tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài được hoạt động như thế nào?

2. Tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài được hoạt động như thế nào?

Căn cứ theo Điều 23 Luật Đầu tư 2020 quy định về thực hiện hoạt động đầu tư của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài cụ thể như sau:

1. Tổ chức kinh tế phải đáp ứng điều kiện và thực hiện thủ tục đầu tư theo quy định đối với nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư thành lập tổ chức kinh tế khác; đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế khác; đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC nếu tổ chức kinh tế đó thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Có nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc có đa số thành viên hợp danh là cá nhân nước ngoài đối với tổ chức kinh tế là công ty hợp danh;

b) Có tổ chức kinh tế quy định tại điểm a khoản này nắm giữ trên 50% vốn điều lệ;

c) Có nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế quy định tại điểm a khoản này nắm giữ trên 50% vốn điều lệ.

2. Tổ chức kinh tế không thuộc trường hợp quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều này thực hiện điều kiện và thủ tục đầu tư theo quy định đối với nhà đầu tư trong nước khi đầu tư thành lập tổ chức kinh tế khác; đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế khác; đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC.

3. Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đã được thành lập tại Việt Nam nếu có dự án đầu tư mới thì làm thủ tục thực hiện dự án đầu tư đó mà không nhất thiết phải thành lập tổ chức kinh tế mới.

4. Chính phủ quy định chi tiết về trình tự, thủ tục đầu tư thành lập tổ chức kinh tế và về thực hiện hoạt động đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài."

Quy định pháp luật về tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài

II. Quy định pháp luật về tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài

1. Những hình thức đầu tư của tổ chức kinh tế nước ngoài

Căn cứ theo Điều 21 Luật Đầu tư 2020 quy định nhà đầu tư thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài theo các hình thức sau đây:

  • Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế.
  • Đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp.
  • Thực hiện dự án đầu tư.
  • Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC.
  • Các hình thức đầu tư, loại hình tổ chức kinh tế mới theo quy định của Chính phủ

2. Thực hiện hoạt động đầu tư nước ngoài của tổ chức kinh tế tại Việt Nam như thế nào?

Theo quy định của Điều 23 Luật Đầu tư 2020, để thực hiện hoạt động đầu tư, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài phải tuân thủ các điều kiện và thủ tục được chia thành hai trường hợp sau:

Trường hợp đầu tiên, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện các hoạt động sau: thành lập tổ chức kinh tế; đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế khác; hoặc đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC. Trong trường hợp này, tổ chức kinh tế phải tuân thủ các điều kiện và thủ tục đầu tư theo quy định đối với nhà đầu tư nước ngoài nếu tổ chức kinh tế đó thuộc một trong các trường hợp sau đây:

  • Có nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc có đa số thành viên hợp danh là cá nhân nước ngoài đối với tổ chức kinh tế là công ty hợp danh.
  • Có tổ chức kinh tế quy định tại điểm a khoản này nắm giữ trên 50% vốn điều lệ.
  • Có nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế quy định tại điểm a khoản này nắm giữ trên 50% vốn điều lệ.

Trường hợp thứ hai, tổ chức kinh tế không thuộc các trường hợp nêu trên, khi thực hiện các hoạt động như thành lập tổ chức kinh tế khác; đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế khác; hoặc đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC, phải tuân thủ điều kiện và thủ tục đầu tư theo quy định đối với nhà đầu tư trong nước.

Ngoài ra, đối với tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đã được thành lập tại Việt Nam, nếu có dự án đầu tư mới, tổ chức này có thể thực hiện thủ tục thực hiện dự án đó mà không cần phải thành lập tổ chức kinh tế mới.

Mặt khác, theo quy định tại Điều 64 của Nghị định số 31/2021/NĐ-CP về việc thực hiện dự án đầu tư và hoạt động đầu tư kinh doanh của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, các điểm cụ thể được hướng dẫn như sau:

  • Đối với việc thực hiện dự án đầu tư mới ngoài những dự án đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài phải tuân thủ các thủ tục sau:
  • Các tổ chức kinh tế quy định tại điểm a, b và c khoản 1 của Điều 23 Luật Đầu tư thực hiện thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư và cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định tại Nghị định này.
  • Các tổ chức kinh tế không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này phải tuân thủ chế độ báo cáo theo quy định tại khoản 5 Điều 72 của Luật Đầu tư. Nội dung báo cáo bao gồm: tên dự án đầu tư, mục tiêu đầu tư, quy mô đầu tư, vốn đầu tư, địa điểm, thời hạn hoạt động, tiến độ thực hiện, nhu cầu về lao động và ưu đãi đầu tư (nếu có).
  • Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài có quyền điều chỉnh nội dung đăng ký doanh nghiệp tại cơ quan đăng ký kinh doanh mà không cần có dự án đầu tư. Việc bổ sung ngành, nghề đầu tư kinh doanh của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài phải tuân thủ điều kiện tiếp cận thị trường của nhà đầu tư nước ngoài (nếu có).
  • Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được phép thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh ngoài trụ sở chính mà không cần phải có dự án đầu tư. Hồ sơ, thủ tục và trình tự lập chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh của tổ chức kinh tế phải tuân thủ quy định của pháp luật về doanh nghiệp và các quy định tương ứng áp dụng cho từng loại hình tổ chức kinh tế.
  • Trong quá trình đầu tư và giao dịch chứng khoán trên thị trường chứng khoán, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài và nhà đầu tư nước ngoài phải tuân thủ quy định của pháp luật chứng khoán về thủ tục đầu tư và tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ, trừ khi có các điều ước quốc tế về đầu tư có quy định khác về tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ.

3. Điều kiện đầu tư của tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài

Thứ nhất, điều kiện về tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ:

  • Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được thực hiện đầu tư theo hình thức thành lập tổ chức kinh tế mới, đầu tư theo hợp đồng BCC hoặc đầu tư theo hình thức góp vốn, mua lại cổ phần, phần vốn góp của 1 tổ chức kinh tế khác tại Việt Nam nếu thuộc 1 trong 3 trường hợp sau
  • Trường hợp 1: Có nhà đầu tư nước ngoài đang nắm trên 50% vốn điều lệ hoặc có đa số thành viên hợp danh là cá nhân nước ngoài đối với tổ chức kinh tế là công ty hợp danh;
  • Trường hợp 2: Có tổ chức kinh tế tại trường hợp 1 đang nắm trên 50% vốn điều lệ;
  • Trường hợp 3: Có nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế ở trường hợp 1 nắm giữ trên 50% vốn điều lệ.
  • Ngoài ra, tùy vào mỗi ngành nghề mà tỷ lệ sở hữu vốn của nhà đầu tư nước ngoài cũng sẽ được quy định tại các văn bản pháp luật có liên quan đến các ngành nghề đó. Chẳng hạn, không hạn chế tỷ lệ sở hữu vốn của nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực bảo hiểm nhưng đối với dịch vụ giải trí thì chỉ được tối đa 49%. 

Thứ hai, điều kiện về ngành nghề, điều kiện tiếp cận thị trường:

  • Nhà đầu tư là tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được áp dụng điều kiện tiếp cận thị trường giống như quy định của tổ chức, doanh nghiệp 100% vốn Việt Nam, trừ trường hợp đăng ký kinh doanh ngành nghề chưa được tiếp cận thị trường hoặc ngành nghề tiếp cận thị trường có điều kiện.
  • Điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư là tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được quy định tại Danh mục ngành, nghề hạn chế tiếp cận thị trường bao gồm:
  • Tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài trong tổ chức kinh tế;
  • Hình thức đầu tư
  • Phạm vi hoạt động;
  • Năng lực của nhà đầu tư;
  • Đối tác tham gia đầu tư.
  • Các điều kiện khác theo quy định của pháp luật Việt Nam và Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

Thứ ba, điều kiện về an ninh quốc phòng và điều kiện sử dụng đất đai

  • Bảo đảm quốc phòng, an ninh;
  • Tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam về điều kiện sử dụng đất tại đảo, xã, phường, thị trấn khu vực biên giới, thị trấn ven biển; các khu vực khác có ảnh hưởng đến an ninh, quốc phòng, ngoại trừ tổ chức kinh tế được phê duyệt thực hiện dự án đầu tư tại khu kinh tế, khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu chế xuất được thành lập và hoạt động theo quy định của Chính phủ.

III. Giải đáp các câu hỏi liên quan đến tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài

1. Tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài trước khi thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam có cần phải xin giấy phép đầu tư không?

Khi thành lập công ty tại Việt Nam nếu có nhà đầu tư nước ngoài, dù là cá nhân hay tổ chức (pháp nhân) góp vốn thành lập công ty tại Việt Nam từ 1-100% đều phải thực hiện thủ tục xin Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

Do đó, ứng với mỗi dự án đầu tư, doanh nghiệp phải tiến hành chuẩn bị hồ sơ xin Giấy chứng nhận đầu tư để nộp cho cơ quan có thẩm quyền, xét thấy hồ sơ doanh nghiệp hợp lệ thì dự án đầu tư sẽ được thông qua. Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Quý khách có thể tiến hành thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký công ty để thành lập doanh nghiệp.

2. Tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài góp vốn vào Công ty Việt Nam theo hình thức nào?

Tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài góp vốn vào Công ty Việt Nam theo hình thức:

  • Mua cổ phần phát hành lần đầu hoặc cổ phần phát hành thêm của công ty cổ phần;
  • Góp vốn vào công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh;
  • Góp vốn vào tổ chức kinh tế khác không thuộc 01 trường trường hợp trên.

3. Tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài được mua cổ phần, vốn góp theo hình thức nào?

Theo Điều 25 Luật Đầu tư 2020 thì các hình thức góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp bao gồm:

- Nhà đầu tư được góp vốn vào tổ chức kinh tế theo các hình thức sau đây:

65+ Mua cổ phần phát hành lần đầu hoặc cổ phần phát hành thêm của công ty cổ phần;

+ Góp vốn vào công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh;

+ Góp vốn vào tổ chức kinh tế khác không thuộc trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản này.

- Nhà đầu tư mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế theo các hình thức sau đây:

+ Mua cổ phần của công ty cổ phần từ công ty hoặc cổ đông;

+ Mua phần vốn góp của thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn để trở thành thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn;

+ Mua phần vốn góp của thành viên góp vốn trong công ty hợp danh để trở thành thành viên góp vốn của công ty hợp danh;

+ Mua phần vốn góp của thành viên tổ chức kinh tế khác không thuộc trường hợp quy định tại các điểm a, b và c khoản này.

4. Tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ 50% vốn lệ điều lệ khi muốn tiến hành đầu tư thì có cần phải xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư không?

Căn cứ khoản 1 Điều 37 Luật Đầu tư 2020 quy định về trường hợp thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư như sau:

“1. Các trường hợp phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư bao gồm:

a) Dự án đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài;

b) Dự án đầu tư của tổ chức kinh tế quy định tại khoản 1 Điều 23 của Luật này.

....”

Căn cứ khoản 1 Điều 23 Luật Đầu tư 2020 quy định về thực hiện hoạt động đầu tư của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài như sau:

“Thực hiện hoạt động đầu tư của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài

1. Tổ chức kinh tế phải đáp ứng điều kiện và thực hiện thủ tục đầu tư theo quy định đối với nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư thành lập tổ chức kinh tế khác; đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế khác; đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC nếu tổ chức kinh tế đó thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Có nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc có đa số thành viên hợp danh là cá nhân nước ngoài đối với tổ chức kinh tế là công ty hợp danh;

b) Có tổ chức kinh tế quy định tại điểm a khoản này nắm giữ trên 50% vốn điều lệ;

c) Có nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế quy định tại điểm a khoản này nắm giữ trên 50% vốn điều lệ.

…”

Theo đó, các trường hợp phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư bao gồm Dự án đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài và dự án đầu tư của tổ chức kinh tế quy định tại khoản 1 Điều 23 trên.

IV. Dịch vụ tư vấn và thực hiện các thủ tục liên quan đến tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài

Trên đây là tất cả các thông tin chi tiết mà NPLaw của chúng tôi cung cấp để hỗ trợ quý khách hàng về tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài. Trường hợp Quý Khách hàng còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề nêu trên hoặc các vấn đề pháp lý khác thì hãy liên hệ ngay cho NPLaw để được đội ngũ chúng tôi trực tiếp tư vấn và hướng dẫn giải quyết.

Công ty Luật TNHH Ngọc Phú – Hãng luật NPLaw 

Hotline: 0913449968 

Email: legal@nplaw.vn


CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Hotline: 0913 41 99 96

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan