TỔ CHỨC TRỌNG TÀI NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM

Hiện nay, Việt Nam chưa có một tổ chức trọng tài nước ngoài hoạt động chính thức. Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt, các bên có thể thỏa thuận sử dụng trọng tài nước ngoài để giải quyết tranh chấp. Vậy làm sao để hiểu thế nào là tổ chức trọng tài nước ngoài tại Việt Nam là gì và những vấn đề liên quan xoay quanh tổ chức trọng tài nước ngoài tại Việt Nam như thế nào? Hãy cùng NPLaw tìm hiểu về những quy định pháp luật hiện hành liên quan đến vấn đề này bên dưới nhé.

Tìm hiểu về tổ chức trọng tài nước ngoài tại Việt Nam hiện nay

I. Tìm hiểu về tổ chức trọng tài nước ngoài tại Việt Nam hiện nay

1. Trọng tài nước ngoài là gì?

Căn cứ theo khoản 11 Điều 3 Luật Trọng tài thương mại 2010 quy định về khái niệm trọng tài nước ngoài cụ thể như sau: Trọng tài nước ngoài là Trọng tài được thành lập theo quy định của pháp luật trọng tài nước ngoài do các bên thỏa thuận lựa chọn để tiến hành giải quyết tranh chấp ở ngoài lãnh thổ Việt Nam hoặc trong lãnh thổ Việt Nam.

2. Tổ chức trọng tài nước ngoài tại Việt Nam có được công nhận không?

Căn cứ Điều 73 Luật Trọng tài thương mại 2010 quy định về điều kiện hoạt động của Tổ chức trọng tài nước ngoài tại Việt Nam như sau:

Tổ chức trọng tài nước ngoài đã được thành lập và đang hoạt động hợp pháp tại nước ngoài, tôn trọng Hiến pháp và pháp luật của Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì được phép hoạt động tại Việt Nam theo quy định của Luật này.

Như vậy Tổ chức trọng tài nước ngoài tại Việt Nam được công nhận khi đáp ứng các điều kiện hoạt động của Tổ chức trọng tài nước ngoài tại Việt Nam

3. Vai trò của tổ chức trọng tài nước ngoài tại Việt Nam khác gì với Tòa án hiện nay

Vai trò của tổ chức trọng tài nước ngoài tại Việt Nam khác với Tòa án hiện nay như sau:

Quyền lực và phạm vi giải quyết tranh chấp: Tòa án là cơ quan công lập trong hệ thống tư pháp của một quốc gia, có quyền lực và phạm vi giải quyết các vụ án trong phạm vi lãnh thổ quốc gia đó. Trong khi đó, tổ chức trọng tài nước ngoài có thể giải quyết các vụ án tranh chấp mà các bên đồng ý chấp nhận sử dụng dịch vụ của tổ chức này. Tổ chức trọng tài nước ngoài không phụ thuộc vào hệ thống tư pháp của một quốc gia cụ thể và có khả năng hoạt động ở nhiều quốc gia khác nhau.

Quy trình giải quyết tranh chấp: Tòa án thường tuân thủ các quy trình và quyền lực giải quyết tranh chấp được định rõ trong luật pháp của quốc gia đó. Trong khi đó, tổ chức trọng tài nước ngoài thường tuân thủ các quy tắc trọng tài quốc tế.

Điều kiện hoạt động tổ chức trọng tài nước ngoài tại Việt Nam

II. Điều kiện hoạt động tổ chức trọng tài nước ngoài tại Việt Nam

Tại Điều 73 Luật Trọng tài thương mại 2010 quy định về điều kiện để một tổ chức trọng tài nước ngoài có thể hoạt động tại Việt Nam cụ thể như sau:

“Điều kiện hoạt động của Tổ chức trọng tài nước ngoài tại Việt Nam

Tổ chức trọng tài nước ngoài đã được thành lập và đang hoạt động hợp pháp tại nước ngoài, tôn trọng Hiến pháp và pháp luật của Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì được phép hoạt động tại Việt Nam theo quy định của Luật này.”

Như vậy, một tổ chức trọng tài nước ngoài muốn hoạt động tại Việt Nam thì cần phải đáp ứng hai điều kiện. Một là tổ chức trọng tài nước ngoài này phải được thành lập rồi và đang hoạt động hợp pháp tại nước ngoài. Hai là tổ chức trọng tài nước ngoài này phải tôn trọng Hiến pháp và pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

III. Quy định của pháp luật về tổ chức trọng tài nước ngoài tại Việt Nam hiện nay

Quy định của pháp luật về Tổ chức Trọng tài thương mại nước ngoài tại Việt Nam được quy định cụ thể tại Luật Trọng tài thương mại 2010 như sau:

Quy định của pháp luật về tổ chức trọng tài nước ngoài tại Việt Nam hiện nay

Về điều kiện hoạt động: tổ chức trọng tài nước ngoài phải đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 73 Luật Trọng tài thương mại 2010, gồm :

  • Tổ chức trọng tài nước ngoài đã được thành lập và đang hoạt động hợp pháp tại nước ngoài. Trường hợp tổ chức trọng tài chưa được thành lập, hoạt động bất hợp pháp tại nước ngoài theo quy định của pháp luật nước đó thì không được phép tiến hành hoạt động giải quyết tranh chấp tại Việt Nam.
  • Tổ chức trọng tài nước ngoài hoạt động tại Việt Nam phải tôn trọng Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đây là đạo luật cơ bản và có giá trị tối cao của Việt Nam, đồng thời Tổ chức trọng tài nước ngoài cũng phải tôn trọng pháp luật của Việt Nam.

Về hình thức hoạt động: Theo quy định của Luật Trọng tài thương mại 2010 thì Tổ chức trọng tài nước ngoài hoạt động tại Việt Nam theo hai hình thức là :

  • Chi nhánh của Tổ chức trọng tài nước ngoài: Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của Tổ chức trọng tài nước ngoài. Chi nhánh của Tổ chức trọng tài nước ngoài được thành lập và hoạt động tại Việt Nam theo quy định của Luật Trọng tài thương mại 2010. Khi hoạt động theo hình thức Chi nhánh, Tổ chức trọng tài nước ngoài và Chi nhánh của tổ chức chịu trách nhiệm sẽ chịu trách nhiệm về hoạt động của Chi nhánh trước pháp luật Việt Nam. Trưởng Chi nhánh thành lập và hoạt động tại Việt Nam do Tổ chức trọng tài nước ngoài cử và là người đại diện theo ủy quyền của Tổ chức trọng tài nước ngoài tại Việt Nam.
  • Văn phòng đại diện: cũng là đơn vị phụ thuộc của Tổ chức trọng tại nước ngoài , tuy nhiên, văn phòng đại diện không được thực hiện các hoạt động nghiệp vụ giống như Tổ chức trọng tài nước ngoài hay Chi nhánh mà chỉ được thành lập nhằm tìm kiếm, thúc đẩy các cơ hội hoạt động trọng tài tại Việt Nam theo quy định của Luật Trọng tài thương mại 2010. Văn phòng đại diện không tự chịu trách nhiệm về hoạt động của mình trước pháp luật Việt Nam mà sẽ do Tổ chức trọng tài nước ngoài chịu trách nhiệm trước pháp luật Việt Nam.

Về hoạt động: Căn cứ theo Điều 79 Luật Trọng tài thương mại 2010 về hoạt động của Chi nhánh, Văn phòng đại diện của Tổ chức trọng tài nước ngoài tại Việt Nam thì việc thành lập, đăng ký, hoạt động và chấm dứt hoạt động được thực hiện theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên .

IV. Hình thức hoạt động của Tổ chức trọng tài nước ngoài tại Việt Nam

Theo Điều 74 Luật Trọng tài thương mại 2010 quy định về hình thức hoạt động của Tổ chức trọng tài nước ngoài tại Việt Nam cụ thể như sau:

  • Chi nhánh của Tổ chức trọng tài nước ngoài (sau đây gọi là Chi nhánh);
  • Văn phòng đại diện của Tổ chức trọng tài nước ngoài (sau đây gọi là Văn phòng đại diện).

V. Giải đáp một số câu hỏi liên quan đến tổ chức trọng tài nước ngoài tại Việt Nam

1. Tổ chức trọng tài nước ngoài có thể hoạt động dưới hình thức chi nhánh được không?

Theo Điều 74 Luật Trọng tài thương mại 2010 quy định về hình thức hoạt động của Tổ chức trọng tài nước ngoài tại Việt Nam cụ thể như sau:

Chi nhánh của Tổ chức trọng tài nước ngoài (sau đây gọi là Chi nhánh);

Văn phòng đại diện của Tổ chức trọng tài nước ngoài (sau đây gọi là Văn phòng đại diện).

Vì vậy, tổ chức trọng tài nước ngoài có thể hoạt động dưới hình thức chi nhánh.

2. Văn phòng đại diện của Tổ chức trọng tài nước ngoài tại Việt Nam chấm dứt hoạt động trong trường hợp nào?

Căn cứ tại khoản 1 Điều 25 Nghị định 63/2011/NĐ-CP quy định về chấm dứt hoạt động của Chi nhánh, Văn phòng đại diện của Tổ chức trọng tài nước ngoài tại Việt Nam trong các trường hợp sau:

  • Chi nhánh, Văn phòng đại diện của Tổ chức trọng tài nước ngoài bị chấm dứt hoạt động theo quyết định của Tổ chức trọng tài nước ngoài;
  • Tổ chức trọng tài nước ngoài thành lập Chi nhánh, Văn phòng đại diện tại Việt Nam đã chấm dứt hoạt động ở nước ngoài;
  • Bị thu hồi Giấy phép thành lập theo quy định tại Điều 24 Nghị định này.

3. Thành lập văn phòng đại diện của tổ chức trọng tài nước ngoài tại Việt Nam được không?

Tại Điều 74 Luật Trọng tài thương mại 2010 quy định về hình thức hoạt động của Tổ chức trọng tài nước ngoài tại Việt Nam bao gồm: 

  • Chi nhánh của Tổ chức trọng tài nước ngoài (sau đây gọi là Chi nhánh);
  • Văn phòng đại diện của Tổ chức trọng tài nước ngoài (sau đây gọi là Văn phòng đại diện).

Như vậy, Tổ chức trọng tài nước ngoài được phép hoạt động tại Việt Nam dưới hai hình thức là Chi nhánh và Văn phòng đại diện.

Đồng thời, theo Điều 73 LTTTM 2010 thì Tổ chức trọng tài nước ngoài được mở văn phòng đại diện tại Việt Nam khi đáp ứng điều kiện sau:

- Tổ chức trọng tài nước ngoài đã được thành lập và đang hoạt động hợp pháp tại nước ngoài;

- Tôn trọng Hiến pháp và pháp luật của Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì được phép hoạt động tại Việt Nam theo quy định của Luật Trọng tài thương mại hiện hành.

4. Hồ sơ và thủ tục thành lập văn phòng đại diện tổ chức trọng tại nước ngoài tại Việt Nam gồm những gì?

Căn cứ theo Điều 21 Nghị định 63/2011/NĐ-CP quy định về cấp Giấy phép thành lập Chi nhánh, Văn phòng đại diện của Tổ chức Trọng tài nước ngoài tại Việt Nam cụ thể như sau: 

  • Tổ chức trọng tài nước ngoài muốn thành lập Chi nhánh, Văn phòng đại diện tại Việt Nam phải có hồ sơ đề nghị thành lập Chi nhánh, Văn phòng đại diện gửi Bộ Tư pháp. Trong thời hạn 45 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ và lệ phí, Bộ Tư pháp xem xét cấp Giấy phép thành lập Chi nhánh, Văn phòng đại diện của Tổ chức trọng tài nước ngoài; trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản.
  • Giấy phép thành lập Chi nhánh, Văn phòng đại diện của Tổ chức trọng tài nước ngoài có hiệu lực kể từ ngày ký.

Theo điểm c khoản 3 Điều 1 Nghị định 124/2018/NĐ-CP thì hồ sơ thành lập Văn phòng đại diện gồm 01 bộ giấy tờ sau đây: 

  • Đơn đề nghị thành lập Văn phòng đại diện;
  • Bản sao có chứng thực Điều lệ của Tổ chức trọng tài nước ngoài.

Đơn đề nghị thành lập Văn phòng đại diện của Tổ chức trọng tài nước ngoài tại Việt Nam được làm bằng tiếng Việt. Các giấy tờ kèm theo đơn đề nghị nếu bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch ra tiếng Việt và bản dịch phải được chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Giấy tờ do cơ quan, tổ chức nước ngoài cấp hoặc công chứng, chứng thực ở nước ngoài phải được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật Việt Nam, trừ trường hợp được miễn hợp pháp hóa lãnh sự theo điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

VI. Vấn đề liên quan đến phán quyết trọng tài thương mại có cần luật sư tư vấn không? Liên hệ như thế nào?

Trên đây là tất cả các thông tin chi tiết mà NPLaw của chúng tôi cung cấp để hỗ trợ quý khách hàng về vấn đề tổ chức trọng tài nước ngoài tại Việt Nam. Trường hợp Quý Khách hàng còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề nêu trên hoặc các vấn đề pháp lý khác thì hãy liên hệ ngay cho NPLaw để được đội ngũ chúng tôi trực tiếp tư vấn và hướng dẫn giải quyết.

Công ty Luật TNHH Ngọc Phú – Hãng luật NPLaw 

Hotline: 0913449968 

Email: legal@nplaw.vn


CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Hotline: 0913 41 99 96

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan