TỘI GIẾT CON MỚI ĐẺ ĐƯỢC PHÁP LUẬT QUY ĐỊNH NHƯ THẾ NÀO?

Tội giết con mới đẻ là một trong các hành vi phạm tội bị xã hội lên án, gây phẫn nộ trong dư luận, được điều chỉnh bởi pháp luật hình sự. Dạo gần đây, tội phạm này diễn ra thường xuyên và có phần phức tạp. Nhiều trường hợp thương tâm khiến người nghe không khỏi sợ hãi, xót xa cho những đứa trẻ bất hạnh. Ai ai cũng muốn pháp luật có những biện pháp, chế tài nghiêm trị hành vi này để răn đe, hạn chế các trường hợp thương tâm. Cùng NPLaw tìm hiểu các vấn đề liên quan đến Tội giết con mới đẻ nhé!

I. Thực trạng về tình hình liên quan đến tội giết con mới để hiện nay

Ngày nay, tình trạng giết con mới đẻ diễn ra vô cùng phức tạp, do nhận thức và giáo dục giới tính còn hạn chế. Đa số các vụ việc liên quan đến nạo phá thai, giết con mới đẻ, vứt bỏ con mới đẻ đều là ở độ tuổi vị thành niên, còn rất trẻ. Những đứa trẻ vô tội bị chính bố mẹ ruột bỏ rơi ở các khu dân cư, bệnh viện, đền chùa, thậm chí ở bãi rác, hố ga… dẫn đến những trường hợp thương tâm khiến người ta không khỏi bàng hoàng, xót xa trước sự vô tâm, thiếu trách nhiệm đối với con ruột do chính mình sinh ra. 

Nhiều trường hợp vứt bỏ con khi được phát hiện là các bé bị dị dạng, dị tật, bị khiếm khuyết trên cơ thể…Nếu phát hiện sớm, kịp thời cứu sống, nhưng cũng có một số trường hợp không được may mắn, khi phát hiện các bé bị bỏ quá lâu, lạnh chết hoặc bị chó, mèo hay các loài động vật khác nhằm tưởng là thức ăn nên bị cắn xé, tha lôi vô cùng đáng thương. 

Tội giết con mới đẻ hoặc vứt bỏ con mới để là một hành vi vô cùng nghiêm trọng ảnh hưởng đến đạo đức xã hội, xâm phạm quyền con người, đặc biệt là quyền được sống của trẻ em, một trong 4 nhóm quyền được quy định tại Công ước quốc tế về quyền trẻ em và được Hiến pháp ghi nhận.

II. Các nguyên nhân phổ biến dẫn đến tội giết con mới đẻ

Một trong những nguyên nhân gây ra Tội giết con mới đẻ là do nhận thức kém, hạn chế trong việc giáo dục về giới tính, tránh thai ngoài ý muốn, quan hệ tình dục thiếu an toàn…Hầu hết những người mẹ vứt bỏ con, giết con mới đẻ còn rất trẻ. Độ tuổi mới trưởng thành nên có những thay đổi, có những tò mò nhưng lại không tìm hiểu kỹ, vốn dĩ quan hệ tình dục là nhu cầu bình thường của con người. Tuy nhiên, chúng ta cần sẵn sàng và có trách nhiệm với hành vi của mình. Có thể vì còn trẻ, vì kinh tế gia đình không thể đáp ứng được việc sinh và nuôi dạy em bé, hoặc do trẻ sinh ra bị dị tật, khuyết tật, khó nuôi, mang các bệnh hiểm nghèo, thậm chí một số trường hợp vì bị bạn tình ruồng bỏ mà lựa chọn cách giải quyết tiêu cực như nạo phá thai hay giết con mới đẻ nhằm phủi bỏ trách nhiệm của mình.

Phần khác có những trường hợp vẫn sinh em bé, nhưng sau sinh lại không chịu nổi áp lực dư luận, vì quan niệm lạc hậu, lỗi thời của xã hội, sợ cái nhìn dè bỉu, chê bai, hay những lời nói không hay khiến cho các mẹ trẻ rơi vào khủng hoảng nghiêm trọng, hành động thiếu suy nghĩ, thậm chí có trường hợp giấu gia đình đến khi bị phát hiện, gia đình không thể chấp nhận, gây áp lực khiến các bà mẹ trẻ nghĩ quẩn, giết chính con ruột của mình hay vứt bỏ con nhỏ dẫn đến tử vong. 

Dù là nguyên nhân nào thì tội giết con mới đẻ là hành vi đáng báo động, cần được lên án, vì trẻ nhỏ hoàn toàn vô tội. Cần có những biện pháp, chế tài nghiêm trị cho hành vi này để không còn những trường hợp thương tâm, không còn những trẻ bất hạnh do lầm lỡ của người lớn.

III. Quy định về tội giết con mới đẻ

Căn cứ Điều 124 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định về tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ như sau:

  • Trường hợp 1: Người mẹ do ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu hoặc trong hoàn cảnh khách quan đặc biệt mà giết con do mình đẻ ra trong 07 ngày tuổi, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
  • Trường hợp 2: Người mẹ do ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu hoặc trong hoàn cảnh khách quan đặc biệt mà vứt bỏ con do mình đẻ ra trong 07 ngày tuổi dẫn đến hậu quả đứa trẻ chết, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

IV. Các hành vi cấu thành tội giết con mới đẻ

  • Khách thể của tội giết con mới đẻ là tội phạm xâm phạm quyền sống, quyền được bảo vệ về sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của con người. Đặc biệt là quyền sống của trẻ em.
  • Mặt khách quan của tội giết con mới đẻ là:
    • Ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu, dư luận, lời nói, cách nhìn nhận vấn đề của những người xung quanh. Hành vi khách quan của tội vứt bỏ con mới đẻ là hành vi của người mẹ do ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu. Hoặc trong hoàn cảnh khách quan đặc biệt mà vứt bỏ con do mình đẻ ra trong 07 ngày tuổi dẫn đến hậu quả đứa trẻ chết.
    • Hoàn cảnh khách quan đặc biệt như đứa trẻ sinh ra có khuyết tật, dị dạng, mang bệnh hiểm nghèo, khó nuôi…Hành vi giết con mới đẻ có thể được thực hiện dưới hình thức hành động như bóp cổ, nhận nước…. Hoặc không hành động như không cho đứa trẻ ăn uống. Mặc dù có đủ điều kiện để thực hiện nghĩa vụ này…
    • Vứt bỏ con mới đẻ là mang con mới đẻ đi bỏ không có ý thức lấy lại. Hậu quả của tội phạm là hậu quả đứa trẻ chết. Tội phạm hoàn thành khi hậu quả đứa trẻ chết.
  • Chủ thể của tội phạm này là chủ thể đặc biệt, cụ thể chủ thể ở đây là mẹ của đứa bé. Ngoài ra chủ thể đặc biệt còn thể hiện ở việc người mẹ đó phải vì ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu hoặc trong hoàn cảnh khách quan đặc biệt mà giết hoặc vứt con của mình mới đẻ ra. Nếu vì một lý do khác nào đó mà giết hoặc vứt bỏ con do mình mới đẻ ra thì không thuộc tội phạm này.
  • Mặt chủ quan của tội phạm này là người phạm tội thực hiện hành vi phạm tội với lỗi cố ý trực tiếp hoặc cố ý gián tiếp.

V. Tội giết con mới đẻ bị xử phạt bao nhiêu năm tù

Theo quy định của pháp luật hình sự, tội giết con mới đẻ bị xử phạt tối đa 03 năm tù, cụ thể người mẹ bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm tù trong trường hợp người mẹ do ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu hoặc trong hoàn cảnh khách quan đặc biệt mà giết con do mình đẻ ra trong 07 ngày tuổi. Người mẹ bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm trong trường hợp người mẹ nào do ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu hoặc trong hoàn cảnh khách quan đặc biệt mà vứt bỏ con do mình đẻ ra trong 07 ngày tuổi dẫn đến hậu quả đứa trẻ chết.

VI. Giải đáp thắc mắc về tội giết con mới đẻ

1. Vứt bỏ con mới đẻ khiến đứa trẻ chết, người mẹ có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?

Theo khoản 2 Điều 124 Bộ luật Hình sự 2015 quy định:

2. Người mẹ nào do ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu hoặc trong hoàn cảnh khách quan đặc biệt mà vứt bỏ con do mình đẻ ra trong 07 ngày tuổi dẫn đến hậu quả đứa trẻ chết, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

Như vậy, vứt bỏ con mới đẻ khiến đứa trẻ chết, người mẹ có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

2. Thấy người vứt bỏ trẻ sơ sinh, khiến đứa trẻ chết thì có được xem là đồng phạm không? Bị xử lý như thế nào?

Theo quy định của pháp luật hình sự thì đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm. Người đồng phạm bao gồm người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức. Như vậy, thấy người vứt bỏ trẻ sơ sinh, khiến đứa trẻ chết thì không được xem là đồng phạm. Tuy nhiên, trong trường hợp này người nhìn thấy hành vi phạm tội nhưng che giấu, không tố giác thì có thể thuộc vào tội che giấu tội phạm, không tố giác tội phạm. Che giấu tội phạm có thể chịu hình phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 05 năm.

Người phạm tội "Không tố giác tội phạm" có thể bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

Ngoài ra, việc nhìn thấy người vứt bỏ trẻ sơ sinh, khiến đứa trẻ chết, nhưng không giúp đỡ có thể xem xét hành vi này thuộc vào tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng. Người nào thấy người khác đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, tuy có điều kiện mà không cứu giúp dẫn đến hậu quả người đó chết, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

VII. Các tình tiết giảm nhẹ tội giết con mới đẻ

Các tình tiết giảm nhẹ đối với tội giết con mới để được pháp luật quy định tại Điều 51 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 bao gồm:

  • Người phạm tội đã ngăn chặn hoặc làm giảm bớt tác hại của tội phạm;
  • Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả;
  • Phạm tội trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng;
  • Phạm tội trong trường hợp vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết;
  • Phạm tội trong trường hợp vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội;
  • Phạm tội trong trường hợp bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của nạn nhân gây ra;
  • Phạm tội vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không phải do mình tự gây ra;
  • Phạm tội nhưng chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại không lớn;
  • Phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng;
  • Phạm tội vì bị người khác đe dọa hoặc cưỡng bức;
  • Phạm tội trong trường hợp bị hạn chế khả năng nhận thức mà không phải do lỗi của mình gây ra;
  • Phạm tội do lạc hậu;
  • Người phạm tội là phụ nữ có thai;
  • Người phạm tội là người đủ 70 tuổi trở lên;
  • Người phạm tội là người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng;
  • Người phạm tội là người có bệnh bị hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình;
  • Người phạm tội tự thú;
  • Người phạm tội thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải;
  • Người phạm tội tích cực hợp tác với cơ quan có trách nhiệm trong việc phát hiện tội phạm hoặc trong quá trình giải quyết vụ án;
  • Người phạm tội đã lập công chuộc tội;
  • Người phạm tội là người có thành tích xuất sắc trong sản xuất, chiến đấu, học tập hoặc công tác;
  • Người phạm tội là người có công với cách mạng hoặc là cha, mẹ, vợ, chồng, con của liệt sĩ.

Ngoài ra, khi quyết định hình phạt, Tòa án có thể coi đầu thú hoặc tình tiết khác là tình tiết giảm nhẹ, nhưng phải ghi rõ lý do giảm nhẹ trong bản án.

VIII. Tìm luật sư bào chữa tội giết con mới đẻ

Công ty Luật TNHH Ngọc Phú (NPLAW) là một trong những công ty Luật uy tín, có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực pháp lý Doanh nghiệp, Thương mại, Đầu tư, Sở hữu trí tuệ, Giấy phép, Giải quyết tranh chấp, Môi trường, Hình sự,...Cam kết tư vấn, giải quyết nhanh chóng kịp thời, chất lượng dịch vụ tốt với mức phí phù hợp. Đội ngũ luật sư chuyên nghiệp, làm việc tận tâm, nhiệt tình, giúp bạn đưa ra được cách giải quyết tốt nhất, đảm bảo được quyền và lợi ích hợp pháp của bạn. 

Bạn cần luật sư cố vấn, bào chữa, giải quyết các vấn đề pháp lý, bạn hoàn toàn có thể tin tưởng, liên hệ ngay với NPLAW theo thông tin sau.


CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Hotline: 0913 41 99 96

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan