Trong xã hội hiện nay, khi trình độ dân trí của người dân Việt Nam ngày càng được nâng cao. Do đó, những tội phạm cũng ngày càng tinh vi hơn. Trong số đó, tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản được xem là một trong số những tội phạm phổ biến. Các bạn hãy cùng NPLaw tìm hiểu về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản nhé!
Cơ sở pháp lý: Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017)
Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là tội phạm mà người phạm tội bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác. Tùy vào giá trị tài sản chiếm đoạt mà người phạm tội sẽ chịu những chế tài thích đáng.Trường hợp 1: Trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 triệu đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây:
Chế tài của trường hợp này: bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
Trường hợp 2: Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây:
Chế tài của trường hợp này: bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.
Trường hợp 3: Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây:
Trường hợp 4: Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây:
Chế tài của trường hợp này: bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân.
Bên cạnh các trường hợp vừa nêu, người phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản còn có thể phải chịu các chế tài bổ sung như bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Trên thực tế xét xử, tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và tội lạm dung tính nhiệm chiếm đoạt tài sản gây ra nhiều sự nhầm lẫn trong việc xác định tội danh. Dưới đây là sự phân biệt hai tội danh này.
Thứ nhất, về hành vi thì hai tội này được Bộ luật hình sự định nghĩa như sau:
Thứ hai, về định lượng giá trị tài sản.
Thứ ba, dựa vào đối tượng tác động, tội lạm dụng tính nhiệm chiếm đoạt tài sản có đặc thù là tài sản được giao một cách ngay thẳng hợp pháp trên cơ sở hợp đồng cho người phạm tội trước khi họ có hành vi chiếm đoạt. Có nghĩa là ở tại thời điểm giao kết hợp đồng, họ không có ý định chiếm đoạt, ý định chiếm đoạt chỉ hình thành sau đó. Còn đối với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản thì ý định chiếm đoạt đã được hình thành từ trước. Cho nên sẽ dẫn đến trường hợp người phạm tội vẫn nhận được tài sản bằng hình thức hợp đồng nhưng tại thời điểm giao kết hợp đồng cũng như trước khi giao kết hợp đồng, họ đã có ý định chiếm đoạt tài sản đó rồi.
Như đã phân tích ở trên, tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản tùy vào mức độ mà sẽ bị cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù. Bên cạnh đó, còn có thể áp dụng thêm các hình thức phạt bổ sung như bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Tùy vào từng trường hợp, “lừa tình” để được nhận tiền từ người khác một cách tự nguyện có thể phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Bởi lẽ, về hành vi, người “lừa tình” đã có thủ đoạn gian dối nhằm chiếm đoạt tài sản của người bị lừa tình. Về định lượng giá trị tài sản. - Nếu từ 2.000.000 đồng trở lên thì người “lừa tình” phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Như vậy, “lừa tình” để được nhận tiền từ người khác một cách tự nguyện hoàn toàn có thể phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Người phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản có thể được giảm án không khi người thân trong gia đình bồi thường cho bị hại. Căn cứ theo điểm b khoản 1 Điều 51 Bộ luật Hình sự 2015 thì việc bồi thường cho bị hại được xem là một tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự. Cho nên, người phạm tội có thể được giảm án trong trường hợp này.
Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 4 Thông tư liên tịch 03/2013/TTLT-BCA-TANDTC-VKSNDTC-BQP-BYT thì có thể được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù khi thuộc một trong các trường hợp người bị bệnh nặng quy định tại khoản này là người mắc một trong các bệnh hiểm nghèo như liệt và được Hội đồng giám định y khoa, bệnh viện cấp tỉnh hoặc cấp quân khu trở lên kết luận bằng văn bản là bệnh hiểm nghèo, nguy hiểm đến tính mạng.Như vậy, người phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản nhưng bị nhồi máu não liệt nửa người không đi lại được thì có thể được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù nếu được Hội đồng giám định y khoa, bệnh viện cấp tỉnh hoặc cấp quân khu trở lên kết luận bằng văn bản là bệnh hiểm nghèo, nguy hiểm đến tính mạng.
Người có hành vi giả danh lực lượng công an, quân đội nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản được quy định tại Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017).
Bên cạnh đó, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Các bạn có nhu cầu được tư vấn cụ thể, chi tiết nhất cũng như muốn tìm luật sư tư vấn bào chữa tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, hãy đến với công ty Luật NPLaw chúng tôi. Với đội ngũ luật sư được đào tạo chuyên sâu và luôn nhiệt tình với khách hàng. NPLaw là lựa chọn tốt nhất cho bạn.
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn