Quyền được sống là một trong những quyền cơ bản và thiêng liêng của con người được pháp luật ưu tiên bảo vệ. Do đó, bên cạnh các hành vi cố ý gây ảnh hưởng tính mạng của con người thì pháp luật còn ghi nhận các hành vi vô ý nhưng gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng như chết người, thì cũng phải chịu trách nhiệm hình sự.
Vậy pháp luật quy định như thế nào về Tội vô ý làm chết người? Khi phạm Tội vô ý làm chết người thì sẽ bị xử phạt ra sao? Trong phạm vi bài viết này, hãy cùng NPLaw tìm hiểu và làm rõ các vấn đề pháp lý liên quan đến tội danh này.
Tội vô ý làm chết người đó là việc người phạm tội gây ra cái chết cho người khác một cách vô ý do lỗi cẩu thả (không đoán trước được hậu quả do hành vi của mình là có thể gây chết người mặc dù phải biết hoặc phải thấy trước) hay do lỗi vô ý vì quá tự tin (nhận thức được hành vi của mình là nguy hiểm, có thể gây ra hậu quả nhưng nghĩ rằng hậu quả sẽ không thể nào xảy ra được).
Cũng như các tội danh khác trong lĩnh vực hình sự, để có thể định tội vô ý làm chết người thì người được định tội phải thỏa mãn đủ các yếu tố để cấu thành nên tội phạm bao gồm:
- Chủ thể: Người thực hiện hành vi phạm tội phải có năng lực trách nhiệm hình sự, cụ thể là từ đủ 16 tuổi trở lên.
- Khách thể: Đối tượng mà tội phạm này tác động là con người, ở đây khách thể chính là xâm phạm đến mạng sống của người khác.
- Về mặt chủ quan: Người thực hiện hành vi phạm tội này với lỗi vô ý, trong đó bao gồm cả lỗi vô ý vì cẩu thả và lỗi vô ý vì quá tự tin.
- Về mặt khách quan: Hành vi vô ý làm chết người có thể thực hiện dưới dạng hành động hoặc không hành động. Những hành vi hành động chẳng hạn như đùa nghịch quá mức ở những nơi được cảnh báo nguy hiểm dẫn đến chết người hay quá trình làm việc một cách cẩu thả dẫn đến chết người,... Còn những hành vi không hành động được hiểu là việc gì đó mình cần phải làm để cứu giúp người khác nhưng đã không làm và khiến họ phải chết. Ngoài ra, đây là tội phạm cấu thành vật chất nên hậu quả chết người xảy ra trên thực tế là dấu hiệu bắt buộc để định tội. Nếu hậu quả chết người chưa xảy ra thì không thể đủ căn cứ xác lập nên tội danh này được.
Như vậy, người bị buộc tội phạm Tội vô ý làm chết người khi và chỉ khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện cấu thành tội phạm nêu trên. Nếu thiếu một trong các yếu tố đó thì sẽ không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội vô ý làm chết người.
Tùy vào tính chất vi phạm, hậu quả chết người với số lượng là bao nhiêu mà pháp luật sẽ đưa ra khung hình phạt tương ứng. Theo đó, có thể chia thành hai trường hợp như sau:
Thứ nhất, đối với Tội vô ý làm chết người được áp dụng theo Điều 128 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017. Đây là khung phạt cho trường hợp phạm tội vô ý làm chết người chung mà không có yếu tố nào khác, cụ thể:
- Nếu hậu quả làm chết một người thì khung hình phạt áp dụng là phạt tù từ 01 đến 05 năm hoặc có thể cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
- Nếu hậu quả làm chết từ 02 người trở lên thì có thể bị phạt từ 05 đến 12 năm tù.
Thứ hai, đối với tội vô ý làm chết người được áp dụng theo Điều 129 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017. Đây là hình phạt áp dụng cho tội phạm vô ý làm chết người nhưng do yếu tố vi phạm trong hoạt động nghề nghiệp, quy tắc hành chính và sẽ có ba mức phạt tương ứng như sau:
- Nếu hậu quả làm chết 01 người thì bị phạt từ 01 đến 05 năm tù.
- Nếu làm chết từ 02 người trở lên thì sẽ bị phạt từ 05 đến 12 năm tù.
- Ngoài ra, vì đây là hành vi vô ý làm chết người trong trường hợp thực thi công việc mang tính chất nghề nghiệp, nên sẽ có thêm khung hình phạt là bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Như vậy, người phạm tội vô ý làm chết người sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự và mức phạt sẽ được xác định căn cứ vào mức độ nghiêm trọng mà hành vi đó gây ra, hậu quả làm chết bao nhiêu người, đối tượng phạm tội thuộc vào trường hợp vi phạm nào.
Người phạm Tội vô ý làm chết người có thể được giảm nhẹ tội khi rơi vào một trong các tình tiết quy định tại Khoản 1 Điều 51 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 như:
Theo đó, nếu người phạm tội có các tình tiết giảm nhẹ thuộc trường hợp nêu trên thì sẽ được Tòa án xem xét quyết định khung hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng theo Điều 54 của Bộ luật này đối với tội vô ý làm chết người.
Vì tội vô ý làm chết người có cấu thành tội phạm vật chất, hơn nữa mục đích không là căn cứ để loại bỏ trách nhiệm hình sự đối với loại tội phạm này. Mặc dù là vô ý nhưng hậu quả chết người đã xảy ra, do đó vẫn có thể bị xem xét truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội vô ý làm chết người khi thỏa mãn đủ cấu thành đủ tội phạm.
Trong trường hợp gia súc thả rông gây tai nạn giao thông làm chết người, vì lúc này hậu quả chết người đã xảy ra, nên chủ gia súc có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội vô ý làm chết người theo Điều 128 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017. Theo đó, người chủ gia súc sẽ phải chịu hình phạt là cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc bị phạt tù từ 01 đến 05 năm. Nếu hậu quả nghiêm trọng hơn là làm chết từ hai người trở lên thì có thể bị phạt tù từ 05 đến 12 năm.
Ngoài ra, chủ gia súc còn phải chịu thêm trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng khi làm chết người theo Khoản 2 Điều 591 Bộ luật dân sự 2015 bao gồm việc bồi thường những tổn thất về mặt tinh thần cho người thân thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người đã chết hoặc trong trường hợp không có những người này thì sẽ là người mà người chết đã nuôi dưỡng hoặc người nuôi dưỡng người đã chết.
Nếu làm rơi đồ từ nhà chung cư cao tầng xuống đất khiến người bên dưới chết thì chưa chắc là phạm tội vô ý làm chết người. Còn tùy thuộc vào tính chất của hành vi đó như thế nào. Nếu đó là lỗi cố ý thì có thể xem xét bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội giết người theo Điều 123 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 hoặc tội vô ý làm chết người theo Điều 128 Bộ luật này.
Bên cạnh việc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, thì người phạm tội còn phải bị xử phạt hành chính theo Điểm e Khoản 4 Điều 7 Nghị định 144/2021/NĐ-CP khi vi phạm an ninh, trật tự, an toàn xã hội với mức phạt từ 3 triệu đến 5 triệu đồng.
Căn cứ theo quy định tại Điều 128 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 thì việc gây tai nạn chết người trong lúc lái xe nâng hàng nếu do lỗi vô ý thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội vô ý làm chết người. Hình phạt ở đây có thể là cải tạo không giam giữ 03 năm hoặc phạt tù 01 đến 05 năm đối với trường hợp làm chết một người. Nếu làm chết từ hai người trở lên thì có thể phải ngồi tù là từ 05 đến 12 năm.
Trong trường hợp người gây tai nạn chết người khi đang tiến hành công việc mà được công ty giao phó thì căn cứ theo Điều 597 Bộ luật dân sự 2015, thì công ty sẽ phải bồi thường thiệt hại do hành vi của nhân viên mình gây ra. Sau đó, công ty có quyền yêu cầu người này trả lại cho công ty một khoản tiền theo quy định của pháp luật.
Nếu bạn đang cần được bào chữa về tội vô ý làm chết người, hãy liên hệ cho Luật sư Nguyễn Ngọc Phú - là Giám đốc điều hành Hãng luật NPLaw và là thành viên của Đoàn Luật sư TP. Hồ Chí Minh. Với nhiều năm kinh nghiệm, cùng vốn kiến thức pháp lý chuyên sâu của mình, Luật sư sẽ tư vấn và hỗ trợ bị cáo ngay từ giai đoạn đầu của vụ án. Tham gia bào chữa cho bị cáo tại phiên tòa sơ thẩm, phúc thẩm và hướng dẫn bị cáo khai những gì có lợi nhất cho mình.
Để có thể liên hệ với Luật sư Công ty Luật Ngọc Phú vui lòng gửi yêu cầu về địa chỉ email: phu.nguyen@nplaw.vn hoặc liên hệ trực tiếp qua số điện thoại: 0913449968.
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn