Gia đình là nền tảng hình thành và phát triển con người, nhưng không phải đứa trẻ nào cũng may mắn có được một mái ấm đầy đủ. Chính vì thế, nhiều cá nhân và cặp vợ chồng đã khao khát được nuôi dưỡng những đứa trẻ thiếu thốn tình thương, giúp chúng tìm thấy một mái nhà ấm áp. Nhằm đáp ứng nhu cầu này, Luật Nuôi con nuôi đã được ban hành, với các quy định rõ ràng về hoạt động nhận con nuôi. Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, việc người nước ngoài nhận con nuôi tại Việt Nam trở nên phổ biến hơn bao giờ hết, khi các gia đình từ nhiều quốc gia tìm kiếm cơ hội để mang lại một cuộc sống tốt đẹp hơn cho trẻ em từ các quốc gia khác. Tuy nhiên, quy trình và các quy định pháp lý liên quan đến việc nhận con nuôi có yếu tố nước ngoài khá phức tạp, đụng chạm đến nhiều vấn đề như quyền lợi của trẻ em, bảo vệ quyền lợi của người nhận con nuôi, và đặc biệt là việc tuân thủ các công ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
Thực trạng người nước ngoài nhận con nuôi hiện nay
Mỗi năm, khoảng 2.000 trẻ em Việt Nam được người nước ngoài nhận làm con nuôi, con số này ngày càng tăng, phản ánh nhu cầu nhận con nuôi quốc tế trên toàn cầu. Chính sách mở cửa và giao lưu quốc tế của Đảng và Nhà nước Việt Nam đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc gia tăng nuôi con nuôi quốc tế, đặc biệt từ khi các quan hệ ngoại giao được tăng cường. Đồng thời Cơ quan giám sát cho biết, từ khi Luật Nuôi con nuôi có hiệu lực thi hành đến nay, qua báo cáo của Bộ Tư pháp, số lượng trẻ em được giải quyết cho làm con nuôi nước ngoài là 3.291 trẻ em; lần lượt từ năm 2011 – 2018 là 66 – 298 – 334 – 498 – 575 – 551 – 539 và đến năm 2018 là 430 trẻ em. Kết quả giám sát cũng cho thấy, số lượng hồ sơ người nước ngoài là người đang làm việc, học tập ở Việt Nam trong thời gian ít nhất là 1 năm nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi từ 2011-2018 là 57 trường hợp, chủ yếu là công dân quốc tịch Anh, Úc đang làm việc, học tập tại Việt Nam.
Việc cho trẻ em Việt Nam làm con nuôi người nước ngoài đã cơ bản giải quyết được những khó khăn về đời sống cho một số trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, đáp ứng mục tiêu cơ bản của việc nuôi con nuôi là vì lợi ích tốt nhất của trẻ em
Mặt khác, các quy định pháp lý về nuôi con nuôi ngày càng được hoàn thiện và cụ thể hóa. Những quy định này không chỉ bảo vệ quyền lợi của trẻ em, mà còn đảm bảo tính minh bạch và công bằng trong quá trình nhận con nuôi, hướng tới việc xây dựng một hệ thống nuôi con nuôi quốc tế bền vững và nhân văn hơn.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật Nuôi con nuôi 2010 thì nuôi con nuôi là việc xác lập quan hệ cha, mẹ và con giữa người nhận con nuôi và người được nhận làm con nuôi. Đồng thời theo khoản 5 Điều 3 Luật Nuôi con nuôi, nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài là việc nuôi con nuôi giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, giữa người nước ngoài với nhau thường trú ở Việt Nam, giữa công dân Việt Nam với nhau mà một bên định cư ở nước ngoài.
Thế nào là người nước ngoài nhận con nuôi?
Từ đó có thể thấy người nước ngoài nhận con nuôi nghĩa là một cá nhân hoặc gia đình từ quốc gia khác (gọi là người nước ngoài) có thể thường trú tại Việt Nam hoặc thường trú ở nước ngoài thực hiện hoạt động xác lập quan hệ cha, mẹ với công dân Việt Nam theo quy định pháp luật về con nuôi.
Để được nhận trẻ Việt Nam làm con nuôi, cả người nước ngoài thường trú ở nước ngoài và người nước ngoài thường trú ở Việt Nam đều phải đáp ứng các điều kiện nêu tại Điều 14 của Luật Nuôi con nuôi 2010, cụ thể:
- Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
- Hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên;
- Có điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi;
- Có tư cách đạo đức tốt;
- Không thuộc các trường hợp: Đang chấp hành quyết định xử phạt hành chính tại cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh; Đang chấp hành hình phạt tù; Chưa được xóa án tích về một trong những tội như mua bán, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em…
Ngoài ra, người nước ngoài thường trú ở nước ngoài còn phải đáp ứng các điều kiện của pháp luật nước người đó thường trú.
Theo quy định tại Điều 28 Luật Nuôi con nuôi 2010 có ba trường hợp người nước ngoài được nhận nuôi con nuôi tại Việt Nam:
Một là, người nước ngoài thường trú tại nước là thành viên của điều ước quốc tế về nuôi con nuôi mà Việt Nam cũng là thành viên, nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi.
Hai là, người nước ngoài có thể thường trú tại bất kỳ một quốc gia nào khác, được nhận con nuôi đích danh trong các trường hợp: là cha dượng, mẹ kế hoặc là cô, cậu, dì, chú, bác ruột hoặc đã có con nuôi là anh, chị, em, ruột của đứa trẻ được nhận làm con nuôi; họ nhận trẻ em khuyết tật, nhiễm HIV/AIDS, mắc bệnh hiểm nghèo khác làm con nuôi; họ đang làm việc, học tập ở Việt Nam với thời hạn ít nhất 01 năm.
Ba là, người nước ngoài thường trú tại Việt Nam nhận con nuôi ở Việt Nam.
Người nước ngoài thường trú ở nước ngoài còn phải đáp ứng các điều kiện của pháp luật nước người đó thường trú. Người nước ngoài nhận con nuôi phải hợp pháp hóa lãnh sự giấy tờ tài liệu cụ thể: Giấy tờ, tài liệu trong hồ sơ của người nhận con nuôi, hồ sơ của tổ chức con nuôi nước ngoài do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài lập, cấp hoặc xác nhận phải được hợp pháp hóa lãnh sự khi sử dụng ở Việt Nam, trừ trường hợp được miễn hợp pháp hóa lãnh sự theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc theo nguyên tắc có đi có lại.
Theo Điều 8 Luật Nuôi con nuôi 2010 quy định về độ tuổi của người được nhận làm con nuôi thì gồm trẻ em dưới 16 tuổi, người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi nếu thuộc một số trường hợp do Luật định.
Quy định về độ tuổi của người được nhận làm con nuôi không phân biệt giữa người trong nước và người nước ngoài, nên có thể hiểu người nước ngoài vẫn được nhận nuôi con đã 15 tuổi. Đồng thời đối với trường hợp nhận con nuôi từ đủ 09 tuổi trở lên thì phải có sự đồng ý của trẻ em đó.
Theo Điều 41 của Luật Nuôi con nuôi 2010, người nước ngoài thường trú tại Việt Nam sẽ được áp dụng quy định tại Điều 21 khi thực hiện việc nhận nuôi con. Cụ thể, theo Điều 21, khi người nước ngoài muốn nhận nuôi trẻ em vẫn còn cha hoặc mẹ nhưng cha hoặc mẹ không đủ khả năng nuôi dưỡng, thì cần phải có sự đồng ý của cha mẹ của trẻ. Trong một số trường hợp, việc nhận nuôi còn phải có sự phê duyệt của Tòa án hoặc cơ quan có thẩm quyền, nhằm đảm bảo quyền lợi và sự phát triển tốt nhất cho trẻ. Tòa án sẽ xem xét và đánh giá liệu việc nhận nuôi có thực sự mang lại lợi ích cho trẻ, bảo vệ quyền lợi của trẻ em.
Ngoài ra, người nước ngoài muốn nhận nuôi cần đáp ứng các điều kiện pháp lý của Việt Nam, bao gồm chứng minh khả năng tài chính và đảm bảo môi trường sống phù hợp để nuôi dưỡng trẻ. Đồng thời, các cơ quan có thẩm quyền sẽ tiến hành xác minh tình hình của cha mẹ và thẩm định các thủ tục liên quan.
Tóm lại, người nước ngoài có thể nhận nuôi trẻ em còn cha hoặc mẹ nhưng không có khả năng nuôi dưỡng, tuy nhiên, phải tuân thủ đầy đủ các điều kiện pháp lý và được sự xét duyệt, phê duyệt của cơ quan có thẩm quyền.
Theo Điều 21 Luật Nuôi con nuôi 2010 quy định về sự đồng ý cho làm con nuôi thì đối với trường hợp nhận trẻ em từ 09 tuổi trở lên thì phải cần có sự đồng ý của trẻ được nhận nuôi.
Do đó khi người nước ngoài nhận con nuôi khi trẻ từ 09 tuổi trở lên thì cần phải có sự đồng ý của người được nhận nuôi.
Căn cứ khoản 2 Điều 28 Luật Nuôi con nuôi 2010 thì người nước ngoài thường trú ở nước ngoài được nhận con nuôi đích danh đối với các trường hợp là cha dượng, mẹ kế của người được nhận làm con nuôi… Vì vậy, mẹ kế là người nước ngoài nhận con nuôi là con riêng của chồng thuộc trường hợp được công nhận theo quy định của pháp luật. Người nước ngoài khi nhận con nuôi trong trường hợp này cần chuẩn bị các giấy tờ, tài liệu sau:
Theo khoản 4 Điều 28 Luật Nuôi con nuôi 2010 quy định trường hợp nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài bao gồm người nước ngoài thường trú ở Việt Nam nhận con nuôi ở Việt Nam.
Do đó, người nước ngoài đang thường trú tại Việt Nam nhận con nuôi ở Việt Nam được xác định là nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài.
Trên đây là những tư vấn của chúng tôi về người nước ngoài nhận con nuôi. Công ty Luật TNHH Ngọc Phú hân hạnh đồng hành cùng khách hàng trong việc giải quyết mọi vấn đề pháp lý. Hãy liên hệ với chúng tôi để được sử dụng dịch vụ tư vấn một cách tốt nhất nhé.
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn