QUY ĐỊNH TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG DỊCH VỤ THẨM MỸ

Hợp đồng là sự thỏa thuận bằng văn bản, tài liệu giao dịch giữa các bên ký kết về việc thực hiện một công việc trong đó có sự quy định rõ ràng về quyền và nghĩa vụ của mỗi bên để định hướng, thực hiện theo đúng quy định của pháp luật cũng như nội dung thỏa thuận trong hợp đồng. Vậy, quy định tranh chấp hợp đồng dịch vụ thẩm mỹ là gì? Hãy cùng NPLaw tìm hiểu vấn đề này. 

/upload/images/hinh-anh-1(1).png

I. Tranh chấp hợp đồng dịch vụ thẩm mỹ là gì?

Tranh chấp hợp đồng dịch vụ thẩm mỹ là những mâu thuẫn, bất đồng quan điểm liên quan đến việc các bên thực hiện hoặc không thực hiện các quyền và nghĩa vụ đã được thỏa thuận và ghi nhận trong hợp đồng dịch vụ thẩm mỹ.

Ví dụ về tranh chấp hợp đồng dịch vụ thẩm mỹ

Do nhu cầu làm đẹp, nên bà A đến bệnh viện thẩm mỹ để tư vấn cắt mí. Sau khi được ông B tư vấn  thì bà A đồng ý cắt mí mắt. Tuy nhiên, sau khi làm phẫu thuật thì mặt của bà A bị biến dạng và để lại sẹo lớn, mắt mờ, hai mí mắt cũng bị hỏng hoàn toàn và để lại di chứng liệt dây thần kinh số 7. Ông B đã tiến hành phẫu thuật lại cho bà A tổng cộng là 03 lần nhưng không khỏi, nên bà A quyết định ra Hà Nội chữa trị với tổng chi phí 92.000.000 đồng. 

Sau  khi  chữa trị, bà A đã khiếu nại và được Sở y tế cho đi giám định với kết quả tỷ lệ mất sức  lao động là 8%. Bà khởi kiện bệnh viện thẩm mỹ của ông B yêu cầu bồi thường thiệt hại. 

II. Các nguyên nhân dẫn đến tranh chấp hợp đồng dịch vụ thẩm mỹ

Nguyên nhân dẫn đến tranh chấp hợp đồng dịch vụ thẩm mỹ sau: 

- Tranh chấp hợp đồng dịch vụ do bên sử dụng dịch vụ chậm hoặc không thanh toán;

- Tranh chấp hợp đồng dịch vụ do bên cung ứng dịch vụ không đảm bảo được dịch vụ giống như đã cam kết;

- Tranh chấp hợp đồng dịch vụ do một bên đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng trái pháp luật;

- Tranh chấp hợp đồng dịch vụ phát sinh khi có sự vi phạm nghĩa vụ của các bên trong quá trình thực hiện hợp đồng;

III. Nguyên tắc giải quyết tranh chấp hợp đồng dịch vụ thẩm mỹ

Nguyên tắc giải quyết tranh chấp hợp đồng dịch vụ thẩm mỹ phải đạt được những nguyên tắc sau: 

 + Mọi cá nhân, pháp nhân đều bình đẳng, không được lấy bất kỳ lý do nào để phân biệt đối xử; được pháp luật bảo hộ như nhau về các quyền nhân thân và tài sản.

+ Cá nhân, pháp nhân xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình trên cơ sở tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận. Mọi cam kết, thỏa thuận không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội có hiệu lực thực hiện đối với các bên và phải được chủ thể khác tôn trọng.

+ Cá nhân, pháp nhân phải xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình một cách thiện chí, trung thực.

+ Việc xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự không được xâm phạm đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.

+ Cá nhân, pháp nhân phải tự chịu trách nhiệm về việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ dân sự.

IV. Các phương thức giải quyết tranh chấp phổ biến

Hiện này, theo quy định của pháp luật, có tất cả 4 phương thức giải quyết tranh chấp, đó là: Thương lượng, Hòa giải, Tòa án hoặc Trọng tài.

- Thương lượng: là phương thức giải quyết tranh chấp thông qua việc các bên tranh chấp cùng nhau bàn bạc, tự dàn xếp, tháo gỡ những bất đồng phát sinh để loại bỏ tranh chấp mà không cần có sự trợ giúp hay phán quyết của bất kỳ bên thứ ba nào.

- Hòa giải: là phương thức giải quyết tranh chấp với sự tham gia của bên thứ ba làm trung gian hòa giải để hỗ trợ, thuyết phục các bên tranh chấp tìm kiếm các giải pháp nhằm loại trừ tranh chấp đã phát sinh.

- Giải quyết tranh chấp thương mại bằng tòa án: là phương thức giải quyết tranh chấp tại cơ quan xét xử nhân danh quyền lực nhà nước được tòa án thực hiện theo một trình tự, thủ tục nghiêm ngặt, chặt chẽ.

- Giải quyết tranh chấp thương mại bằng Trọng tài thương mại là phương thức giải quyết thông qua hoạt động của Trọng tài viên với kết quả cuối cùng là phán quyết trọng tài buộc các bên tôn trọng và thực hiện.

/upload/images/hinh-anh-2(2).jpeg

V. Hướng dẫn các bước giải quyết tranh chấp hợp đồng dịch vụ thẩm mỹ

Khi tranh chấp hợp đồng phát sinh, nếu các bên không tự thương lượng, hòa giải với nhau thì có thể được giải quyết tại Tòa án nhân dân. Tòa án nhân dân có thẩm quyền giải quyết với hầu hết các tranh chấp. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp hợp đồng của Tòa án được xác định theo bốn bước:

Bước 1: Thẩm quyền theo vụ việc

Xác định thẩm quyền theo vụ việc là ta xác định vụ việc tranh chấp đó có thuộc thẩm quyền giải quyết tranh chấp của Tòa án hay không. Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 quy định cụ thể thẩm quyền giải quyết tranh chấp của Tòa án theo vụ việc từ "Điều 26 đến Điều 34"

Bước 2: Thẩm quyền theo cấp xét xử

Luật tổ chức Tòa án nhân dân chia thẩm quyền giải quyết tranh chấp của Tòa án thành các cấp như sau:

Tòa án nhân dân tối cao;

Tòa án nhân dân cấp cao;

Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

Tòa án nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh

Bước 3: Thẩm quyền theo lãnh thổ

Thẩm quyền giải quyết các tranh chấp hợp đồng của Tòa án theo lãnh thổ được xác định như sau:

Các đương sự có quyền tự thỏa thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Tòa án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cá nhân hoặc nơi có trụ sở của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cơ quan, tổ chức giải quyết những tranh chấp về dân sự, kinh doanh, thương mại, lao động 

Bước 4: Thẩm quyền của Tòa án theo sự lựa chọn của nguyên đơn

Nguyên đơn có quyền lựa chọn Tòa án giải quyết tranh chấp hợp đồng về dân sự, kinh doanh, thương mại, lao động trong các trường hợp được quy định tại "khoản 1 Điều 40 Bộ luật tố tụng dân sự":

/upload/images/hinh-anh-3(2).jpeg

Trên đây là những thông tin xoay quanh tranh chấp hợp đồng dịch vụ thẩm mỹ. Để có thể hỗ trợ cũng như tìm hiểu thông tin, quy định của pháp luật về tranh chấp hợp đồng dịch vụ thẩm mỹ, quý khách có thể liên hệ NPLaw để được tư vấn, hỗ trợ cụ thể về các vấn đề pháp lý nhanh chóng nhất.

Công ty Luật TNHH Ngọc Phú - Hãng luật NPLaw

Hotline: 0913449968

Email: Legal@nplaw.vn


CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Hotline: 0913 41 99 96

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan