Khi ký hợp đồng thầu phụ, tổng thầu, nhà thầu chính hoặc nhà thầu nước ngoài phải tuân thủ những quy định của pháp luật tránh trường hợp tranh chấp hợp đồng thầu phụ đáng kể. Nhưng nếu trong trường hợp tranh chấp hợp đồng thầu phụ thì pháp luật quy định như nào? Hãy cùng NPLaw theo dõi bài viết dưới đây.
Hợp đồng thầu phụ là loại hợp đồng được ký kết giữa nhà thầu chính tổng thầu với nhà thầu phụ, để nhằm mục đích thỏa thuận về việc thực hiện gói thầu mà nhà thầu đã có được sau quá trình đấu thầu. Hiện nay, việc tranh chấp hợp đồng thầu phụ rất phổ biến.
Tranh chấp hợp đồng thầu phụ được hiểu như sau:
Hợp đồng thầu phụ là loại hợp đồng được ký kết giữa nhà thầu chính với nhà thầu phụ nhằm đạt thỏa thuận về việc thực hiện gói thầu mà nhà thầu đã có được sau quá trình đấu thầu. Hợp đồng thầu phụ cũng là cơ sở để xác định phạm vi công việc, tỷ lệ công việc mà nhà thầu phụ tham gia.
Chủ thể tranh chấp hợp đồng thầu phụ là bên giao thầu và bên nhận thầu. Mỗi bên đều có quyền và nghĩa vụ khác nhau. Tùy thuộc vào nguồn vốn của các dự án đầu tư mà chủ thể của hợp đồng có thể khác nhau. Đối với các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước, bên giao thầu bắt buộc phải là Nhà nước được đại diện bởi các cơ quan, tổ chức của nhà nước. CÒn đối với các dự án thương mại thông thường, chủ đầu tư có thể là cá nhân, tổ chức, là thương nhân hoặc không phải là thương nhân.
Bên nhận thầu là đơn vị có đầy đủ năng lực để xây dựng công trình cho bên giao thầu. Họ sẽ ký hợp đồng với bên giao thầu để thực hiện các công việc, dự án liên quan đến công trình ấy.
- Tranh chấp do vi phạm tiến độ thanh toán theo hợp đồng.
- Tranh chấp do không đảm bảo tiến độ thi công, chất lượng công trình.
- Tranh chấp về phạt vi phạm trong hợp đồng thi công xây dựng.
- Tranh chấp do một bên đơn phương chấm dứt hợp đồng trước thời hạn.
- Tranh chấp về bồi thường thiệt hại trong hợp đồng thi công xây dựng
Quy định pháp luật về tranh chấp hợp đồng thầu phụ như sau:
- Đối với giải quyết tranh chấp thông qua hòa giải được thực hiện theo khoản 2 Điều 45 Nghị định 37/2015/NĐ-CP. Các bên phải thỏa thuận giải quyết thông qua hòa giải được thực hiện bởi cơ quan, tổ chức hoạt một số chuyên gia. Chi phí cho ban xử lý tranh chấp được tính trong giá hợp đồng xây dựng và do mỗi bên hợp đồng chịu một nửa, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
- Đối với giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại sẽ được điều chỉnh bởi Luật Trọng tài thương mại 2010.
Những tranh chấp về kinh doanh, thương mại thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án được quy định tại Điều 30 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 như sau:
Tranh chấp về hợp đồng thi công xây dựng công trình, cần xác định rõ là các bên tranh chấp ở đây là ai. Nếu là tranh chấp giữa các tổ chức, cá nhân có đăng ký kinh doanh và đều có mục đích lợi nhuận thì thuộc trường hợp tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thương mại giữa cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh với nhau và đều có mục đích lợi nhuận. Khi đó, căn cứ điểm b khoản 1 Điều 35 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 thì thẩm quyền sẽ thuộc về tòa án nhân dân cấp huyện. Ngược lại nếu không thuộc tại khoản 1 hoặc thuộc trường hợp tại khoản 1 nhưng một trong các bên hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài thì sẽ thuộc thẩm quyền của TAND cấp tỉnh.
- Phương thức thương lượng.
- Phương thức hòa giải.
- Phương thức giải quyết bởi Trọng tài:
- Phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng theo thủ tục tố tụng tư pháp.
Tranh chấp hợp đồng thầu phụ thường liên quan đến vấn đề:
- Tranh chấp do vi phạm tiến độ thanh toán theo hợp đồng.
- Tranh chấp do không đảm bảo tiến độ thi công, chất lượng công trình.
- Tranh chấp về phạt vi phạm trong hợp đồng thi công xây dựng.
- Tranh chấp do một bên đơn phương chấm dứt hợp đồng trước thời hạn.
- Tranh chấp về bồi thường thiệt hại trong hợp đồng thi công xây dựng
Bên bị vi phạm sẽ có trách nhiệm chứng minh sự vi phạm để yêu cầu bồi thường thiệt hại
Bồi thường thiệt hại là hình thức trách nhiệm dân sự nhằm buộc bên có hành vi gây thiệt hại phải khắc phục hậu quả bằng cách đền bù các tổn thất về vật chất và tổn thất về tinh thần cho bên bị thiệt hại. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại về vật chất là trách nhiệm bù đắp tổn thất về vật chất thực tế, được tính thành tiền do bên vi phạm nghĩa vụ gây ra, bao gồm tổn thất về tài sản, chi phí để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại, thu nhập thực tế bị mất, bị giảm sút. Nên có theer yêu cầu bồi thường thiệt hại trong trường hợp hợp đồng thầu bị vi phạm.
Thời hạn giải quyết tranh chấp hợp đồng sẽ theo Bộ luật Dân sự 2015 tiến hành.
Trên đây là những thông tin xoay quanh tranh chấp hợp đồng thầu phụ. Để có thể hỗ trợ cũng như tìm hiểu thông tin, quy định của pháp luật về tranh chấp hợp đồng thầu phụ, quý khách có thể liên hệ NPLaw để được tư vấn, hỗ trợ cụ thể về các vấn đề pháp lý nhanh chóng nhất.
Công ty Luật TNHH Ngọc Phú - Hãng luật NPLaw
Hotline: 0913449968
Email: Legal@nplaw.vn
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn