Xã hội ngày càng phát triển, các tranh chấp trong hợp đồng thương mại quốc tế lại xuất hiện càng nhiều. Do đó, ngày càng nhiều doanh nghiệp quan tâm hơn tới việc giải quyết tranh chấp trong hợp đồng thương mại quốc tế. Vậy làm sao để hiểu thế nào là tranh chấp hợp đồng thương mại quốc tế và những vấn đề liên quan xoay quanh về tranh chấp hợp đồng thương mại quốc tế như thế nào? Hãy cùng NPLaw tìm hiểu về những quy định pháp luật hiện hành liên quan đến vấn đề này bên dưới nhé.
Bất kỳ quan hệ xã hội nào đều có thể xảy ra những mâu thuẫn hay xung đột giữa các bên. Đặc biệt, trong bối cảnh nền kinh tế thị trường hiện nay, các quan hệ thương mại có xu hướng đa dạng và phức tạp hơn khiến cho số lượng những tranh chấp thương mại cũng gia tăng. Hiện nay, chưa có quy định pháp luật cụ thể nào chỉ rõ có tất cả bao nhiêu loại tranh chấp thương mại. Mỗi loại tranh chấp thương mại đều có những đặc điểm, tính chất riêng, có sự liên quan về tư cách pháp lý của chủ thể tham gia, quyền và nghĩa vụ cũng như quá trình thực hiện hoạt động thương mại,… Phân loại tranh chấp thương mại là cơ sở để đơn giản hóa và phân biệt những nhóm, những đối tượng có đặc điểm tương tự nhau, cần thiết phải có điều luật chính thức phân loại tranh chấp thương mại.
Tranh chấp hợp đồng thương mại quốc tế là những mâu thuẫn, phát sinh khi một trong các bên vi phạm, không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ đã cam kết trong hợp đồng thương mại quốc tế.
Quan hệ thương mại quốc tế vừa là có tính thương mại vừa có tính quốc tế nên khi giải quyết tranh chấp phải chú ý cả quy định của thương mại và những quy định quốc tế. Do đó, giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại quốc tế có những đặc điểm sau:
Trong thương mại quốc tế có hai loại vi phạm nghĩa vụ:
– Vi phạm liên quan đến các sự kiện pháp lý;
– Vi phạm liên quan đến việc giải thích hợp đồng hay các vấn đề pháp lý khác;
– Vi phạm liên quan đến cả hai loại trên, ví dụ không có khả năng thực hiện hợp đồng.
Tranh chấp thương mại quốc tế rất đa dạng, bao gồm: các tranh chấp trong quá trình đàm phán, soạn thảo, ký kết hợp đồng hoặc trong quá trình thực hiện hợp đồng; tranh chấp do vi phạm của một bên khi không thực hiện hợp đồng hoặc thực hiện không đúng; tranh chấp về đầu tư, tranh chấp về sở hữu trí tuệ; tranh chấp hai bên, tranh chấp nhiều bên…
Các lợi thế khi giải quyết bằng trọng tài là tiết kiệm thời gian hơn so với Tòa án vì phán quyết của trọng tài mang tính chung thẩm nên không thể bị xét lại bởi trọng tài khác. Khi giải quyết bằng trọng tài, các bên còn có thể lựa chọn trọng tài viên giải quyết và bí mật kinh doanh có thể được giữ gìn.
Tranh chấp thương mại quốc tế có các cơ chế giải quyết rất linh hoạt và đa dạng. Các bên tranh chấp có thể thỏa thuận và lựa chọn một trong các phương thức giải quyết như: thương lượng, hòa giải, tòa án, trọng tài.
Thứ nhất, thương lượng là cách thức giải quyết chỉ có hai bên tranh chấp với nhau. Các bên sẽ tự bàn bạc, tự sắp xếp, tháo gỡ mâu thuẫn. Vì chỉ có các bên tranh chấp tự giải quyết nên sẽ giữ được bí mật và uy tín kinh doanh. Bên cạnh đó, sẽ tiết kiệm thời gian, không phải trải qua những thủ tục bắt buộc và rất tiết kiệm chi phí.
Thứ hai, hòa giải là cách thức giải quyết tranh chấp có sự tham gia của bên thứ ba làm trung gian. Bên thứ ba sẽ hỗ trợ các bên trong quá trình hòa giải nhằm thuyết phục các bên tìm kiếm giải pháp tranh chấp để giải quyết. Bên thứ ba là bên có lợi ích độc lập với các bên tranh chấp.
Thứ ba, Trọng tài thương mại là cơ chế giải quyết theo thủ tục trọng tài. Tranh chấp chỉ được giải quyết tại Trọng tài thương mại khi các bên cùng đồng ý đưa tranh chấp đó ra trọng tài giải quyết. Trọng tài sẽ ra phán quyết giải quyết tranh chấp và các bên phải tôn trọng. Phán quyết của trọng tài là chung thẩm. Tuy nhiên, phán quyết của trọng tài không bắt buộc nên có bên thực hiện theo sự tự nguyện và thiện chí.
Thứ tư, Tòa án là cơ quan tài phán, mang tính quyền lực nhà nước. Do đó, các tranh chấp thương mại quốc tế khi được giải quyết tại Tòa án sẽ phải tuân theo trình tự tố tụng theo quy định của pháp luật.
Cũng vì vậy mà giải quyết tại tòa án sẽ mất thời gian và chi phí hơn. Bên cạnh đó, tòa án xét xử công khai nên không giữ được bí mật kinh doanh. Tuy nhiên, quyết định của tòa án có giá trị ràng buộc rất cao, các bên bắt buộc phải thi hành, nếu không sẽ bị cưỡng chế thi hành bởi các cơ quan thi hành án.
Tại Khoản 3 Điều 34 Luật Trọng tài thương mại 2010 có quy định như sau: Bên thua kiện phải chịu phí trọng tài, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác hoặc quy tắc tố tụng trọng tài quy định khác hoặc Hội đồng trọng tài có sự phân bổ khác.
Như vậy, theo quy định này thì nếu các bên không có thỏa thuận, bên thua kiện phải chịu chi phí trọng tài bạn nhé.
Bên cạnh đó, tại Điều này cũng có quy định phí trọng tài bao gồm:
- Thù lao Trọng tài viên, chi phí đi lại và các chi phí khác cho Trọng tài viên;
- Phí tham vấn chuyên gia và các trợ giúp khác theo yêu cầu của Hội đồng trọng tài;
- Phí hành chính;
- Phí chỉ định Trọng tài viên vụ việc của Trung tâm trọng tài theo yêu cầu của các bên tranh chấp;
- Phí sử dụng các dịch vụ tiện ích khác được cung cấp bởi Trung tâm trọng tài.
Lưu ý: Phí trọng tài do Trung tâm trọng tài ấn định. Trường hợp vụ tranh chấp được giải quyết bởi Trọng tài vụ việc, phí trọng tài do Hội đồng trọng tài ấn định.
Trên đây là tất cả các thông tin chi tiết mà NPLaw của chúng tôi cung cấp để hỗ trợ quý khách hàng về vấn đề tranh chấp hợp đồng thương mại quốc tế. Trường hợp Quý Khách hàng còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề nêu trên hoặc các vấn đề pháp lý khác thì hãy liên hệ ngay cho NPLaw để được đội ngũ chúng tôi trực tiếp tư vấn và hướng dẫn giải quyết.
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn