Trong đời sống hàng ngày, trích dẫn tác phẩm là việc rất phổ biến trong cả văn nói và văn viết. Tuy nhiên, hiện nay không phải ai cung trích dẫn tác phẩm đúng quy định. Theo quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ thì quyền tác giả có quy định giới hạn về việc sử dụng tác phẩm, cụ thể là việc trích dẫn hợp lý và sao chép tác phẩm. Để hiểu rõ hơn về vấn đề trích dẫn tác phẩm theo quy định của luật mời các bạn đọc giả tham khảo bài viết dưới đây!
Tác phẩm được hiểu là những sản phẩm trí tuệ do con người viết ra, tạo ra, là kết quả của trí tuệ, sự sáng tạo bên trong mỗi con người. Người tạo ra những tác phẩm sẽ được gọi chung là tác giả.
Tại khoản 7 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ quy định tác phẩm là sản phẩm sáng tạo trong các lĩnh vực văn học, nghệ thuật, khoa học được thể hiện dưới hình thức và bằng phương tiện nào đó.
Do đó, việc trích dẫn tác phẩm phải hợp lý, không vi phạm quy định pháp luật.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Luật Sở hữu trí tuệ thì quyền tác giả đối với tác phẩm phát sinh tại thời điểm tác phẩm sáng tạo được thể hiện dưới hình thức vật chất nhất định, không phân biệt tác phẩm đã công bố hoặc chưa công bố, đã đăng ký bảo hộ hoặc chưa đăng ký bảo hộ.
Theo đó, việc đăng ký bản quyền quyền tác giả là hình thức không bắt buộc, ngay sau khi hoàn thành tác phẩm quyền tác giả sẽ phát sinh mà không cần phải tiến hành thủ tục đăng ký bản quyền. Tuy nhiên, Chủ sở hữu tác phẩm có quyền đăng ký tác phẩm thuộc sở hữu của mình tại cơ quan bản quyền tác giả của Nhà nước để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả. Điều này sẽ góp phần hạn chế các hành vi sử dụng trái phép tác phẩm của mình như: sao chép, lạm dụng tác phẩm khi không được sự đồng ý của người sáng tạo/tác giả.
Không phải trích dẫn tác phẩm nào cũng cần phải xin phép.
Theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ, các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố quy định tại khoản 6 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009 thì không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao; các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố quy định tại khoản 7 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009 thì không cần phải xin phép nhưng phải trả tiền nhuận bút, tiền thù lao.
Như vậy, khi thực hiện trích dẫn tác phẩm thuộc một trong 2 trường hợp nêu trên thì người trích dẫn tác phẩm không cần phải xin phép.
Theo quy định của pháp luật hiện hành, không xin phép trích dẫn tác phẩm có thể xử phạt bằng các biện pháp sau:
Theo quy định của Điều 202 Luật Sở hữu trí tuệ, chủ thể quyền tác giả có quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền buộc tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền tác giả phải: buộc chấm dứt hành vi xâm phạm; buộc xin lỗi, cải chính công khai; buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự; buộc bồi thường thiệt hại; buộc tiêu huỷ hoặc buộc phân phối hoặc đưa vào sử dụng không nhằm mục đích thương mại đối với hàng hoá, nguyên liệu, vật liệu và phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hoá xâm phạm quyền SHTT với điều kiện không làm ảnh hưởng đến khả năng khai thác quyền của chủ thể quyền SHTT.
Căn cứ Điều 18 Nghị định 131/2013/NĐ-CP, khoản 2 Điều 3 Nghị định 28/2017/NĐ-CP quy định về hành vi xâm phạm quyền sao chép tác phẩm như sau:
Tại Điều 225 Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định người nào không được phép của chủ thể quyền tác giả mà cố ý thực hiện hành vi sao chép tác phẩm xâm phạm quyền tác giả đang được bảo hộ tại Việt Nam với quy mô thương mại hoặc thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại cho chủ thể quyền tác giả từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc hàng hóa vi phạm trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
Như vậy, việc trích dẫn tác phẩm trong trường hợp phải xin phép tác giả mà chưa được tác giả cho phép thì có thể bị xử phạt theo các hình thức nêu trên.
Theo quy định tại khoản 6 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009 thì các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố mà không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao bao gồm:
Một số tác phẩm không rõ nguồn gốc hay tác phẩm không hoặc chưa có tên tác giả trong tác phẩm khi công bố được gọi là tác phẩm khuyết danh.
Tác phẩm khuyết danh thuộc sở hữu của Nhà nước. Nhà nước là chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm khuyết danh, trừ trường hợp có tổ chức, cá nhân khác quản lý tác phẩm trước khi danh tính của tác giả được xác định.
Theo quy định pháp luật, tổ chức, cá nhân khi sử dụng tác phẩm thuộc sở hữu nhà nước phải thực hiện các nghĩa vụ sau:
Tổ chức, cá nhân thực hiện các nghĩa vụ nêu trên tại Cục Bản quyền tác giả Văn học – Nghệ thuật.
Tại khoản 1 và Khoản 2 Điều 25 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009 có quy định về các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao.
Theo đó, tổ chức, cá nhân sử dụng tác phẩm trong các trường hợp nêu tại Điều 25 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009 không được làm ảnh hưởng đến việc khai thác bình thường tác phẩm, không gây phương hại đến các quyền của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả; đồng thời phải thông tin về tên tác giả và nguồn gốc, xuất xứ của tác phẩm.
Như vậy, việc trích dẫn hợp lý tác phẩm mà không làm sai ý tác giả để bình luận hoặc minh họa trong tác phẩm của mình thì không phải xin phép tác giả và không phải trả tiền nhuận bút thù lao. Tuy nhiên, khi trích dẫn phải thông tin về tên tác giả và nguồn gốc, xuất xứ của tác phẩm.
Vấn đề trích dẫn tác phẩm là một vấn đề tương đối phức tạp. Hiện nay, quy định của pháp luật về trích dẫn tác phẩm hay quyền tác giả được điều chỉnh bởi nhiều văn bản quy phạm khác nhau như: Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 đã được sửa đổi, bổ sung năm 2009 và năm 2019, Nghị định 17/2023/NĐ-CP, Nghị định 131/2013/NĐ-CP, Nghị định 28/2017/NĐ-CP,...
Thực tế, dễ có sự nhầm lẫn giữa hai hành vi trích dẫn với sao chép tác phẩm. Và vì nhiều lý do khác nhau dẫn đến việc trích dẫn vi phạm quy định về quyền tác giả, cũng như quyền và lợi ích hợp pháp của tác giả. Vì vậy, nếu quý khách hàng đang gặp vấn đề về trích dẫn tác phẩm, bạn có thể liên hệ đến NPlaw. Công ty Luật TNHH Ngọc Phú là một trong những Công ty Luật cung cấp dịch vụ pháp luật về quyền tác giả uy tín. Khi sử dụng dịch vụ của chúng tôi, quý khách sẽ được hỗ trợ tận tình bởi các chuyên viên và Luật sư có trình độ chuyên môn cao và kinh nghiệm dày dặn.
Trên đây là tư vấn của NPLaw về trích dẫn tác phẩm. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Quý Khách hàng khi có bất cứ thắc mắc hay vấn đề pháp lý nói chung và về quyền tác giả đối với logo công ty nói riêng, vui lòng liên hệ thông tin sau:
Công ty Luật TNHH Ngọc Phú
Hotline: 0913 449968
Email: legal@nplaw.vn
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn