Ý kiến pháp lý được cấp bởi Bộ tư pháp trong các trường hợp các tổ chức, cơ quan có nhu cầu xin cấp ý kiến pháp lý. Vậy trình tự, thủ tục cấp ý kiến pháp lý được quy định như thế nào trong luật? Dưới đây NPlaw sẽ đi vào tìm hiểu những quy định liên quan để giải đáp những thắc mắc này.
Theo "Khoản 1 Điều 2 Nghị định 51/2015/NĐ-CP" về cấp ý kiến pháp lý thì ý kiến pháp lý quy định tại nghị định này là văn bản do Bộ Tư pháp cấp về tính hợp pháp của văn bản được xem xét cấp ý kiến pháp lý.
1. Nguyên tắc cấp ý kiến pháp lý
Theo "Điều 3 Nghị định 51/2015/NĐ-CP" về cấp ý kiến pháp lý thì nguyên tắc cấp ý kiến pháp lý được quy định cụ thể như sau:
- Ý kiến pháp lý phải được cấp trên cơ sở đúng và phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam tại thời điểm cấp ý kiến pháp lý;
- Ý kiến pháp lý chỉ được cấp sau khi các văn bản đã được xem xét cấp ý kiến pháp lý được ký, phê duyệt, phê chuẩn hoặc ban hành theo đúng quy định của pháp luật;
- Ý kiến pháp lý không làm thêm, bớt, hoặc thay đổi các quyền và nghĩa vụ của các bên có được theo các văn bản được xem xét cấp ý kiến pháp lý hoặc theo pháp luật được áp dụng vào thời điểm cấp.
Đối tượng cấp ý kiến pháp lý theo quy định tại Điều 5 Nghị định 51/2015/NĐ-CP về cấp ý kiến pháp lý thì các đối tượng cấp ý kiến pháp lý là một bên trong các trường hợp sau đây:
- Điều ước quốc tế về vay vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vay ưu đãi; văn bản liên quan khác mà Nhà nước, Chính phủ hoặc cơ quan Nhà nước là một bên (nếu có);
- Thỏa thuận vay nhân danh Nhà nước, Chính phủ hoặc Bộ Tài chính;
- Văn bản bảo lãnh Chính phủ cho các khoản vay được Chính phủ bảo lãnh hoặc văn bản phát hành trái phiếu quốc tế được Chính phủ bảo lãnh;
- Thỏa thuận phát hành trái phiếu quốc tế của Chính phủ;
- Dự án đầu tư theo hình thức đối tác công - tư (PPP) (bao gồm hợp đồng dự án, văn bản bảo lãnh Chính phủ (nếu có), hợp đồng thuê đất và các văn bản khác liên quan đến dự án mà Nhà nước, Chính phủ hoặc cơ quan nhà nước là một bên);
- Các trường hợp đặc biệt khác theo phân công của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
Các bên thuộc các trường hợp nêu trên thực hiện nộp hồ sơ xin cấp ý kiến pháp lý theo quy định để được cấp ý kiến pháp lý theo đúng trình tự, thủ tục.
Theo "Điều 6 Nghị định 51/2015/NĐ-CP" về cấp ý kiến pháp lý thì Cơ quan, tổ chức có quyền yêu cầu cấp ý kiến pháp lý bao gồm:
- Cơ quan nhà nước chủ trì đàm phán, ký đối với điều ước quốc tế về vay ODA và vay ưu đãi; thỏa thuận vay của Nhà nước; hợp đồng dự án đầu tư theo hình thức PPP.
- Tổ chức được bảo lãnh đối với các văn bản bảo lãnh Chính phủ cho các khoản vay được Chính phủ bảo lãnh hoặc văn bản phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh.
Để được cấp ý kiến pháp lý, các đối tượng xin cấp ý kiến pháp lý cần phải đáp ứng điều kiện sau:
- Văn bản xin cấp ý kiến pháp lý phải thuộc đối tượng cấp ý kiến pháp lý tại mục II.2 nêu trên;
- Hồ sơ xin cấp ý kiến pháp lý phải đầy đủ theo quy định;
- Các văn bản xin cấp ý kiến pháp lý phải trải qua quá trình đàm phán, ký, phê duyệt hoặc phê chuẩn các văn bản, quá trình này phải được thực hiện đúng thẩm quyền, đúng quy trình, thủ tục theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Theo "Điều 10 Nghị định 51/2015/NĐ-CP" về cấp ý kiến pháp lý thì các nội dung cơ bản của ý kiến pháp lý bao gồm:
- Các điều kiện, hoàn cảnh và giả định cần thiết để làm rõ mục đích và phạm vi ý kiến pháp lý;
- Đánh giá về tư cách pháp lý của bên Việt Nam trong việc ký hoặc ban hành văn bản;
- Đánh giá về thẩm quyền tham gia ký hoặc ban hành văn bản của bên Việt Nam;
- Đánh giá về việc tuân thủ quy định của pháp luật Việt Nam về thủ tục đàm phán, ký, ban hành văn bản;
- Mục đích sử dụng ý kiến pháp lý và việc cung cấp ý kiến pháp lý cho các tổ chức, cá nhân khác.
Cần lưu ý các ý kiến pháp lý được cấp không đánh giá về các sự kiện, tình tiết hay các nội dung không liên quan đến pháp luật Việt Nam.
Trình tự, thủ tục cấp ý kiến pháp lý được thực hiện như sau:
- Đề nghị cấp ý kiến pháp lý:
Chủ thể đề nghị là các cơ quan, tổ chức có nhu cầu xin cấp ý kiến pháp lý. Các cơ quan, tổ chức này gửi 01 (một) bộ hồ sơ đề nghị cấp ý kiến pháp lý đến Bộ Tư pháp.
- Gửi hồ sơ: Chủ thể đề nghị cấp ý kiến pháp lý gửi hồ sơ đầy đủ đến Bộ Tư Pháp.
- Tiếp nhận và xử lý hồ sơ cấp ý kiến pháp lý: Bộ Tư Pháp sau khi tiếp nhận sẽ kiểm tra hồ sơ. Nếu hồ sơ không đáp ứng đủ yêu cầu theo "Điều 12 Nghị định 51/2015/NĐ-CP" về cấp ý kiến pháp lý thì sẽ yêu cầu cơ quan, tổ chức yêu cầu cấp ý kiến pháp lý bổ sung hồ sơ trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ.
Chủ thể đề nghị cấp ý kiến pháp lý phải chỉnh lý lại hồ sơ trong thời hạn 5 ngày làm việc (kể từ ngày nhận được yêu cầu bổ sung hồ sơ của Bộ Tư pháp).
- Chỉnh lý, làm rõ hồ sơ yêu cầu cấp ý kiến pháp lý:
sau khi tiếp nhận hồ sơ và phát hiện hồ sơ chưa đúng quy định, Bộ Tư pháp gửi công văn yêu cầu người nộp hồ sơ chỉnh lý lại thông tin trong thời hạn 5 ngày kể từ ngày nhận được văn bản.
Như vậy, "Nghị định 51/2015/NĐ-CP" về cấp ý kiến pháp lý đã quy định rõ ràng về trình tự, thủ tục để cấp ý kiến pháp lý.
Theo "Điều 15 Nghị định 51/2015/NĐ-CP" về cấp ý kiến pháp lý thì thời hạn cấp ý kiến pháp lý như sau:
- Đối với điều ước quốc tế về vay ODA và vay ưu đãi (nếu có) thì Bộ Tư pháp cấp ý kiến pháp lý trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ;
- Đối với các trường hợp khác thì Bộ Tư pháp cấp ý kiến pháp lý trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
- Trong trường hợp ý kiến pháp lý có nội dung phức tạp, thời hạn cấp ý kiến pháp lý có thể kéo dài nhưng không quá 60 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Không phải trường hợp nào yêu cầu cấp ý kiến pháp lý cũng sẽ được cấp, tại "Điều 8 Nghị định 51/2015/NĐ-CP" về cấp ý kiến pháp lý thì Bộ Tư pháp từ chối cấp ý kiến pháp lý đối với các trường hợp sau đây:
- Hồ sơ yêu cầu cấp ý kiến pháp lý không đáp ứng điều kiện cấp ý kiến pháp lý và hồ sơ xin cấp chưa đáp ứng đủ điều kiện;
- Hồ sơ yêu cầu cấp ý kiến pháp lý sau khi được trả lại và yêu cầu bổ sung, chỉnh lý nhưng không được bổ sung, chỉnh lý, làm rõ.
3. Hình thức và ngôn ngữ của ý kiến pháp lý được quy định như thế nào?
Tại "Điều 9 Nghị định 51/2015/NĐ-CP" về cấp ý kiến pháp lý thì hình thức và ngôn ngữ của ý kiến pháp lý sẽ được thể hiện ở dạng văn bản, bằng tiếng Việt hoặc tiếng Anh tùy thuộc vào đề nghị của cơ quan, tổ chức yêu cầu cấp ý kiến pháp lý.
Đối với các trường hợp cần xin cấp ý kiến pháp lý, các cơ quan, tổ chức phải thực hiện theo đúng trình tự, thủ tục quy định tại "Nghị định 51/2015/NĐ-CP" về cấp ý kiến phá p lý để được xin cấp ý kiến pháp lý. Trường hợp nếu quý khách hàng muốn được tư vấn, NPlaw chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn pháp luật về cấp ý kiến pháp lý.
Như vậy, cung cấp ý kiến pháp lý phải được thực hiện theo quy định của pháp luật. Trường hợp quý khách hàng cần tư vấn liên quan đến vấn đề cung cấp ý kiến pháp lý.
Công ty Luật TNHH Ngọc Phú - Hãng luật NPLaw
Hotline: 0913449968
Email: Legal@nplaw.vn
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn