Trong một phiên tòa hình sự, việc trình tự xét hỏi tại tòa hình sự là một trong những vấn đề rất quan trọng và góp phần làm sáng tỏa các vấn đề nhất là sự thật khách quan của một vụ án hình sự. Như vậy, việc xét hỏi được quy định như thế nào trong tố tụng hình sự? Hãy theo chân NPLAW để cùng nhau làm rõ nhé!
Trình tự xét hỏi tại phiên tòa được quy định tại điều 307 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015, cụ thể như sau:
“1. Hội đồng xét xử phải xác định đầy đủ những tình tiết về từng sự việc, từng tội trong vụ án và từng người. Chủ tọa phiên tòa điều hành việc hỏi, quyết định người hỏi trước, hỏi sau theo thứ tự hợp lý.
2. Khi xét hỏi từng người, chủ tọa phiên tòa hỏi trước sau đó quyết định để Thẩm phán, Hội thẩm, Kiểm sát viên, người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự thực hiện việc hỏi.
Người tham gia tố tụng tại phiên tòa có quyền đề nghị chủ tọa phiên tòa hỏi thêm về những tình tiết cần làm sáng tỏ.
Người giám định, người định giá tài sản được hỏi về những vấn đề có liên quan đến việc giám định, định giá tài sản.
3. Khi xét hỏi, Hội đồng xét xử xem xét vật chứng có liên quan trong vụ án”.
Như vậy, trình tự xét hỏi tại tòa được quy định như sau:
- Khi tiến hành xét hỏi thì Hội đồng xét xử phải nắm rõ hồ sơ, phải xác định đầy đủ những tình tiết về từng sự việc, từng tội trong vụ án và từng người.
- Theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 thì chủ tọa phiên tòa điều hành việc hỏi, quyết định người hỏi trước, hỏi sau theo thứ tự hợp lý.
+ Khi xét hỏi từng, chủ tọa phiên tòa hỏi trước sau đó quyết định để Thẩm phán (trường hợp Hội đồng 3), Hội thẩm, Kiểm sát viên, người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự thực hiện việc hỏi.
+ Người tham gia tố tụng tại phiên tòa có quyền đề nghị Chủ tọa phiên tòa hỏi thêm về những tình tiết cần làm sáng tỏ. Người giám định, người định giá tài sản được hỏi về những vấn đề có liên quan đến việc giám định, định giá tài sản. Quy định này có ý nghĩa rất lớn trong việc tạo điều kiện dân chủ, bình đẳng trong việc thực hiện việc chứng minh của bị cáo trong xét hỏi; xác định sự toàn diện, đầy đủ, khách quan nội dung vụ án, tránh oan sai, đảm bảo xét xử đúng quy định của pháp luật
- Khi xét hỏi, Hội đồng xét xử xem xét vật chứng có liên quan trong vụ án.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 307 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 thì trong quá trình xét hỏi thì những chủ thể sau đây có quyền xét hỏi tại phiên tòa: thẩm phán, hội thẩm, kiểm sát viên, người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, người giám định, người định giá.
Ai có quyền xét hỏi tại phiên tòa hình sự
“Điều 307. Trình tự xét hỏi
….
Người tham gia tố tụng tại phiên tòa có quyền đề nghị chủ tọa phiên tòa hỏi thêm về những tình tiết cần làm sáng tỏ.
Người giám định, người định giá tài sản được hỏi về những vấn đề có liên quan đến việc giám định, định giá tài sản”.
Để đảm bảo quyền và lợi ích của đương sự trong vụ án, thì trong quá trình xét hỏi thì bị cáo có thể hỏi người làm chứng, để giải đáp những điểm liên quan đến bị cáo mà bị cáo muốn làm rõ, góp phần làm sáng tỏ vụ án. Nhưng bị cáo được hỏi người làm chứng nếu được chủ tọa phiên tòa đồng ý và những câu hỏi có liên quan đến bị cáo.
Bị cáo có thể hỏi người làm chứng không?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 311 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015.
“Điều 311. Hỏi người làm chứng
….
2. …..
Khi được chủ tọa phiên tòa đồng ý, bị cáo có thể hỏi người làm chứng về các vấn đề có liên quan đến bị cáo”.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 307 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 thì chủ tọa phiên tòa sẽ điều hành việc xét hỏi. Cho nên, tại phiên tòa xét xử vụ án hình sự thì Kiểm sát viên kiểm sát xét xử phải tham gia xét hỏi theo sự điều hành của chủ tọa phiên tòa để xác định sự thật khách quan của vụ án, làm sáng tỏ hành vi phạm tội, tội danh, vai trò, vị trí của từng bị cáo, trách nhiệm dân sự, xử lý vật chứng, biện pháp tư pháp.
Cơ sở pháp lý: khoản 1 Điều 307 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, khoản 2 Điều 24 Quyết định số: 505/QĐ-VKSTC.
Việc xét hỏi tại phiên tòa sơ thẩm vụ án hình sự kết thúc khi:
- Khi xét thấy những tình tiết của vụ án đã được xem xét đầy đủ. Nếu Kiểm sát viên, bị cáo, người bào chữa, người khác tham gia phiên tòa không có yêu cầu xét hỏi nữa thì chủ tọa phiên tòa quyết định kết thúc việc xét hỏi.
- Trong trường hợp có người yêu cầu tiếp tục xét hỏi và xét thấy yêu cầu đó là cần thiết thì chủ tọa phiên tòa quyết định tiếp tục việc xét hỏi.
Cơ sở pháp lý: Điều 318 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015.
Trong phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án hình sự thì người giám định có quyền tham gia hỏi. Người giám định tài sản được hỏi về những vấn đề có liên quan đến việc giám định, định giá tài sản.
Cơ sở pháp lý: tại khoản 2 Điều 307 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 308 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 thì trong trường hợp người được xét hỏi có mặt tại phiên tòa thì Hội đồng xét xử, Kiểm sát viên không được công bố lời khai của họ trong giai đoạn điều tra, truy tố.
Chỉ được công khai lời khai của họ trong các trường hợp sau:
- Lời khai của người được xét hỏi tại phiên tòa mâu thuẫn với lời khai của họ trong giai đoạn điều tra, truy tố;
- Người được xét hỏi không khai tại phiên tòa hoặc không nhớ những lời khai của mình trong giai đoạn điều tra, truy tố;
- Người được xét hỏi đề nghị công bố lời khai của họ trong giai đoạn điều tra, truy tố;
- Người được xét hỏi vắng mặt hoặc đã chết.
Như vậy, nếu người được xét hỏi có mặt tại phiên tòa thì không được công khai lời khai của họ, trừ các trường hợp thuộc trường hợp được công khai lời khai.
Cơ sở pháp lý: khoản 1, 2 Điều 308 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 21 Quyết định số 505/QĐ-VKSTC ngày 18/12/2017 như sau: “Tại phiên tòa, sau khi xét hỏi, nếu có căn cứ rõ ràng để rút một phần hay toàn bộ quyết định truy tố hoặc kết luận về một tội khác bằng hoặc nhẹ hơn; kết luận về khoản khác nhẹ hơn hoặc nặng hơn trong cùng điều luật làm thay đổi quyết định truy tố hoặc đường lối xử lý đã được lãnh đạo Viện kiểm sát cho ý kiến thì Kiểm sát viên quyết định và phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình. Sau phiên tòa, Kiểm sát viên phải báo cáo ngay với lãnh đạo Viện kiểm sát. Trường hợp có đủ căn cứ để kết luận về một tội danh khác nặng hơn thì Kiểm sát viên đề nghị Hội đồng xét xử trả hồ sơ vụ án cho Viện kiểm sát để xem xét và báo cáo lãnh đạo Viện kiểm sát quyết định”.
Ngoài ra, còn căn cứ vào quy định tại Điều 319 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 thì “Sau khi kết thúc việc xét hỏi, Kiểm sát viên có thể rút một phần hoặc toàn bộ quyết định truy tố hoặc kết luận về tội nhẹ hơn”.
Như vậy, qua phân tích trên thì kiểm sát viên có thể rút quyết định truy tố sau khi kết thúc xét hỏi.
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn