TRỌNG TÀI VIÊN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP CHO NGƯỜI THÂN

Trong những năm gần đây việc sử dụng trọng tài để giải quyết các tranh chấp thương mại ngày càng phổ biến tại Việt Nam, thể hiện không chỉ qua số lượng các vụ tranh chấp được giải quyết mà còn qua sự đa dạng của các lĩnh vực tranh chấp. Và trọng tài viên giải quyết tranh chấp cho người thân cũng là vấn đề đáng quan tâm .Vậy làm sao để hiểu thế nào là trọng tài viên giải quyết tranh chấp cho người thân là gì và những vấn đề liên quan xoay quanh trọng tài viên giải quyết tranh chấp cho người thân như thế nào? Hãy cùng NPLaw tìm hiểu về những quy định pháp luật hiện hành liên quan đến vấn đề này bên dưới nhé.

trọng tài viên giải quyết tranh chấp cho người thân

I. Thực trạng về trọng tài viên giải quyết tranh chấp cho người thân

Kể từ khi Luật trọng tài thương mại năm 2010 bắt đầu có hiệu lực thi hành, số lượng các vụ tranh chấp trong lĩnh vực thương mại được giải quyết bằng Luật trọng tài thương mại đã được tăng lên đáng kể, năm sau cao hơn năm trước, song trong thực tiễn thi hành đã bộc lộ một số bất cập, hạn chế. Căn cứ thay đổi trọng tài viên được quy định về trọng tài viên giải quyết tranh chấp cho người thân nêu trên khó có thể được thực thi triệt để. Trên thực tế, Luật Trọng tài thương mại và các văn bản hướng dẫn thi hành không có quy định giải thích rõ vấn đề hiểu như thế nào là “người thân thích”, từ đó có thể dẫn đến sự tùy tiện trong việc đưa ra yêu cầu thay đổi trọng tài viên của một bên tranh chấp. Thuật ngữ “người thân thích” trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật được hiểu dưới nhiều góc độ khác nhau, cụ thể: có khi được hiểu là những người có quan hệ huyết thống gần gũi như ông bà nội/ngoại, cha đẻ, mẹ đẻ, con ruột, anh chị em ruột, cô, dì, chú, bác ruột,…; có khi còn là những người có quan hệ nuôi dưỡng nhưng không có quan hệ huyết thống như con nuôi, cha mẹ nuôi,…; nhưng cũng có khi lại là anh rể, em rể, chị dâu, em dâu của người cùng cha mẹ hoặc cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha với họ;…Song không phải tất cả những người có mối quan hệ trên đều có đủ khả năng tác động đến trọng tài viên, làm cho trọng tài viên không còn độc lập, vô tư, khách quan khi đưa ra phán quyết. Do đó, đòi hỏi cần phải có quy định cụ thể để giải thích rõ trường hợp này để có sự phân loại hợp lý, trường hợp nào buộc phải thay thế trọng tài viên giải quyết tranh chấp, trường hợp nào không nhất thiết phải thay thế.

II. Trọng tài viên giải quyết tranh chấp cho người thân được hiểu như thế nào?

1. Trọng tài viên là gì?

Căn cứ khoản 5 Điều 3 Luật Trọng tài thương mại 2010 quy định về Trọng tài viên như sau:

“Trọng tài viên là người được các bên lựa chọn hoặc được Trung tâm trọng tài hoặc Tòa án chỉ định để giải quyết tranh chấp theo quy định của Luật này”

Như vậy, Trọng tài viên là người được các bên lựa chọn hoặc được Trung tâm trọng tài hoặc Tòa án chỉ định để giải quyết tranh chấp.

/upload/images/thuong-mai/trong-tai-vien-giai-quyet-tranh-chap-cho-nguoi-than-01.jpg

 

2. Trọng tài viên có được giải quyết tranh chấp cho người thân không?

Căn cứ theo quy định tại Điều 42 Luật Trọng tài thương mại 2010 quy định về những trường hợp phải thay đổi trọng tài thương mại cụ thể như sau:

  • Trọng tài viên phải từ chối giải quyết tranh chấp, các bên có quyền yêu cầu thay đổi Trọng tài viên giải quyết tranh chấp trong các trường hợp sau đây:
  • Trọng tài viên là người thân thích hoặc là người đại diện của một bên;
  • Trọng tài viên có lợi ích liên quan trong vụ tranh chấp;
  • Có căn cứ rõ ràng cho thấy Trọng tài viên không vô tư, khách quan;
  • Đã là hòa giải viên, người đại diện, luật sư của bất cứ bên nào trước khi đưa vụ tranh chấp đó ra giải quyết tại trọng tài, trừ trường hợp được các bên chấp thuận bằng văn bản.
  • Kể từ khi được chọn hoặc được chỉ định, Trọng tài viên phải thông báo bằng văn bản cho Trung tâm trọng tài hoặc Hội đồng trọng tài và các bên về những tình tiết có thể ảnh hưởng đến tính khách quan, vô tư của mình.
  • Đối với vụ tranh chấp được giải quyết tại Trung tâm trọng tài, nếu Hội đồng trọng tài chưa được thành lập, việc thay đổi Trọng tài viên do Chủ tịch Trung tâm trọng tài quyết định.

Nếu Hội đồng trọng tài đã được thành lập, việc thay đổi Trọng tài viên do các thành viên còn lại của Hội đồng trọng tài quyết định.

Trong trường hợp các thành viên còn lại của Hội đồng trọng tài không quyết định được hoặc nếu các Trọng tài viên hay Trọng tài viên duy nhất từ chối giải quyết tranh chấp, Chủ tịch Trung tâm trọng tài quyết định về việc thay đổi Trọng tài viên.

  • Đối với vụ tranh chấp do Hội đồng trọng tài vụ việc giải quyết, việc thay đổi Trọng tài viên sẽ do các thành viên còn lại của Hội đồng trọng tài quyết định.

Trong trường hợp các thành viên còn lại của Hội đồng trọng tài không quyết định được hoặc nếu các Trọng tài viên hay Trọng tài viên duy nhất từ chối giải quyết tranh chấp, thì trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu của một hoặc các Trọng tài viên nói trên, của một hoặc các bên tranh chấp, Chánh án Toà án có thẩm quyền phân công một Thẩm phán quyết định về việc thay đổi Trọng tài viên.

  • Quyết định của Chủ tịch Trung tâm trọng tài hoặc của Toà án trong trường hợp quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều này là quyết định cuối cùng.
  • Trong trường hợp Trọng tài viên vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan mà không thể tiếp tục tham gia giải quyết tranh chấp hoặc bị thay đổi thì việc chọn, chỉ định Trọng tài viên thay thế được thực hiện theo trình tự, thủ tục quy định của Luật này.
  • Sau khi tham khảo ý kiến của các bên, Hội đồng trọng tài mới được thành lập có thể xem xét lại những vấn đề đã được đưa ra tại các phiên họp giải quyết tranh chấp của Hội đồng trọng tài trước đó.

Dựa vào quy định trên thì trọng tài viên phải từ chối giải quyết tranh chấp cho người thân.

trọng tài viên phải từ chối giải quyết tranh chấp cho người thân

III. Quy định của pháp luật về trọng tài viên giải quyết tranh chấp cho người thân

1. Căn cứ pháp lý 

Theo quy định của pháp luật, trọng tài viên phải từ chối giải quyết tranh chấp cho người thân. Nếu trọng tài viên khi vi phạm quy định về việc giải quyết cho người thân thì mức xử phạt là phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng theo điểm a khoản 1 Điều 27 Nghị định 82/2020/NĐ-CP (Mức phạt tiền này đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân, trường hợp tổ chức có hành vi vi phạm hành chính như của cá nhân thì mức phạt tiền bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

/upload/images/thuong-mai/trong-tai-vien-giai-quyet-tranh-chap-cho-nguoi-than-03.jpg

 

2. Các trường hợp trọng tài viên từ chối giải quyết tranh chấp

Trọng tài viên phải từ chối giải quyết tranh chấp, các bên có quyền yêu cầu thay đổi Trọng tài viên giải quyết tranh chấp trong các trường hợp sau đây:

  • Trọng tài viên là người thân thích hoặc là người đại diện của một bên;
  • Trọng tài viên có lợi ích liên quan trong vụ tranh chấp;
  • Có căn cứ rõ ràng cho thấy Trọng tài viên không vô tư, khách quan;
  • Đã là hòa giải viên, người đại diện, luật sư của bất cứ bên nào trước khi đưa vụ tranh chấp đó ra giải quyết tại trọng tài, trừ trường hợp được các bên chấp thuận bằng văn bản.

IV. Giải đáp một số câu hỏi liên quan đến trọng tài viên giải quyết tranh chấp cho người thân

1. Mức xử phạt dành cho trọng tài viên khi vi phạm quy định về việc giải quyết tranh chấp cho người thân?

Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 27 Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định về mức xử phạt cụ thể như sau:

Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi giải quyết tranh chấp trong trường hợp trọng tài viên là người thân thích hoặc là người đại diện của một bên trong vụ tranh chấp.

Lưu ý: tổ chức có hành vi vi phạm hành chính như của cá nhân thì mức phạt tiền bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

Theo đó, hành vi trọng tài viên vi phạm quy định về việc giải quyết tranh chấp cho người thân có thể bị phạt lên tới 40.000.000 đồng.

2. Trọng tài viên khi vi phạm giải quyết tranh chấp cho người thân có bị đi tù không?

Nếu trọng tài viên Việt Nam vi phạm quy định pháp luật trong giải quyết tranh chấp cho người thân thì cũng sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật Việt Nam như những trường hợp khác. Tuy nhiên, hình thức xử lý và mức độ nghiêm trọng của hành vi vi phạm sẽ phụ thuộc vào từng trường hợp cụ thể và dựa trên quy định của pháp luật. Nếu trọng tài viên bị xác định có hành vi vi phạm pháp luật thì có thể bị phạt tiền, tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động, phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự tùy theo mức độ nghiêm trọng của hành vi vi phạm.

3. Các hình thức xử lý khi trọng tài viên giải quyết tranh chấp cho người thân

Các hình thức xử lý khi trọng tài viên giải quyết tranh chấp cho người thân bao gồm hình thức xử lý và mức độ nghiêm trọng của hành vi vi phạm sẽ phụ thuộc vào từng trường hợp cụ thể và dựa trên quy định của pháp luật. Nếu trọng tài viên bị xác định có hành vi vi phạm pháp luật thì có thể bị phạt tiền, tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động, phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự tùy theo mức độ nghiêm trọng của hành vi vi phạm.

V. Dịch vụ tư vấn và thực hiện các thủ tục liên quan đến trọng tài viên giải quyết tranh chấp cho người thân

Trên đây là tất cả các thông tin chi tiết mà NPLaw của chúng tôi cung cấp để hỗ trợ quý khách hàng về vấn đề thành viên công ty cổ phần. Trường hợp Quý Khách hàng còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề nêu trên hoặc các vấn đề pháp lý khác thì hãy liên hệ ngay cho NPLaw để được đội ngũ chúng tôi trực tiếp tư vấn và hướng dẫn giải quyết.

Công ty Luật TNHH Ngọc Phú – Hãng luật NPLaw 

Hotline: 0913449968 

Email: legal@nplaw.vn


CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Hotline: 0913 41 99 96

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan