Trọng tài vụ việc là một trong những hình thức giải quyết các tranh chấp trong lĩnh vực thương mại. Trọng tài vụ việc có trình tự, thủ tục nhanh chóng hơn và có những quy chế về tố tụng riêng. Theo quy định của pháp luật hiện hành thì Trọng tài vụ việc là hình thức giải quyết tranh chấp theo quy định của Luật này và trình tự, thủ tục do các bên thỏa thuận. Trọng tài thương mại tồn tại dưới hai hình thức cơ bản là trọng tài vụ việc và trọng tài thường trực (hay còn gọi là trọng tài quy chế).
Căn cứ khoản 7 Điều 3 Luật Trọng tài thương mại 2010 quy định:
Trọng tài vụ việc là hình thức giải quyết tranh chấp theo quy định của Luật này và trình tự, thủ tục do các bên thỏa thuận.
Trọng tài thương mại tồn tại dưới hai hình thức cơ bản là trọng tài vụ việc và trọng tài thường trực (hay còn gọi là trọng tài quy chế).
- Trọng tài thường trực (trọng tài quy chế): Căn cứ khoản 6 Điều 3 Luật Trọng tài thương mại 2010 thì trọng tài quy chế là hình thức giải quyết tranh chấp tại một Trung tâm trọng tài theo quy định của Luật này và quy tắc tố tụng của Trung tâm trọng tài đó.
- Trọng tài vụ việc: Căn cứ khoản 7 Điều 3 Luật Trọng tài thương mại 2010 thì trọng tài vụ việc là hình thức trọng tài do các bên tranh chấp thỏa thuận thành lập để giải quyết vụ việc và sẽ chấm dứt tồn tại khi giải quyết xong vụ việc đó.
Theo quy định tại khoản 7 Điều 3, Điều 5 Luật trọng tài thương mại 2010 thì Trọng tài vụ việc có đặc điểm như sau:
Theo khoản 1 Điều 62 Luật Trọng tài thương mại 2010 quy định về Đăng ký phán quyết trọng tài vụ việc như sau:
Theo đó, phán quyết của trọng tài vụ việc được đăng ký tại Tòa án nơi Hội đồng trọng tài đã ra phán quyết trước khi yêu cầu Cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền thi hành phán quyết trọng tài đó.
Quy trình giải quyết của trọng tài vụ việc được thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Nguyên đơn gửi đơn kiện. Đơn khởi kiện phải được đảm bảo theo quy định.
Bước 2: Trung tâm trọng tài gửi bản sao đơn khởi kiện và thỏa thuận trọng tài, các tài liệu có liên quan đến nội dung tranh chấp cho bị đơn trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện từ nguyên đơn, trừ trường hợp các bên không có thỏa thuận khác hoặc quy tắc tố tụng của Trung tâm trọng tài không có quy định khác.
Bước 3: Bị đơn nộp bản tự bảo vệ và đơn khởi kiện lại nguyên đơn (nếu có) cho Trung tâm trọng tài trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày bị đơn nhận được đơn khởi kiện và các tài liệu kèm theo, trừ trường hợp các bên không có thỏa thuận khác hoặc quy tắc tố tụng của Trung tâm trọng tài không có quy định khác.
Bước 4: Thành lập Hội đồng trọng tài tại Trung tâm trọng tài để tiến hành giải quyết tranh chấp.
Bước 5: Hội đồng trọng tài áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời theo yêu cầu của các bên (nếu có).
Bước 6: Hội đồng trọng tài tiến hành phiên họp giải quyết tranh chấp.
Bước 7: Hội đồng trọng tài ra phán quyết trọng tài.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 62 Luật Trọng tài thương mại 2010 về đăng ký phán quyết trọng tài vụ việc như sau:
- Trong thời hạn 01 năm, kể từ ngày ban hành phán quyết trọng tài, bên yêu cầu đăng ký phán quyết trọng tài vụ việc phải gửi đơn xin đăng ký phán quyết trọng tài tới Tòa án có thẩm quyền kèm theo bản chính hoặc bản sao có chứng thực hợp lệ các tài liệu sau đây:
Bên yêu cầu phải chịu trách nhiệm về tính xác thực của các tài liệu gửi cho Tòa án.
Theo khoản 1, khoản 2 Điều 13 Nghị quyết 01/2014/NQ-HĐTP hướng dẫn Đăng ký phán quyết trọng tài vụ việc như sau:
Trường hợp có căn cứ cho thấy phán quyết trọng tài vụ việc đang được xem xét, giải quyết theo thủ tục yêu cầu hủy phán quyết trọng tài tại Tòa án có thẩm quyền thì khi nhận được đơn yêu cầu đăng ký phán quyết trọng tài, Tòa án chưa thụ lý yêu cầu này để đợi kết quả giải quyết yêu cầu hủy phán quyết trọng tài.
Theo đó, Hồ sơ đăng ký trọng tài vụ việc gồm các tài liệu nêu trên theo quy định.
Căn cứ khoản 6 Điều 3 Luật Trọng tài thương mại 2010 quy định: Trọng tài quy chế là hình thức giải quyết tranh chấp tại một Trung tâm trọng tài theo quy định của Luật này và quy tắc tố tụng của Trung tâm trọng tài đó.
Căn cứ khoản 7 Điều 3 Luật Trọng tài thương mại 2010 quy định: Trọng tài vụ việc là hình thức giải quyết tranh chấp theo quy định của Luật này và trình tự, thủ tục do các bên thỏa thuận.
Theo đó, trọng tài vụ việc được thành lập khi phát sinh tranh chấp và giải thể sau khi vụ tranh chấp kết thúc, quy tắc tố tụng và lựa chọn Trọng tài viên do các bên tự thỏa thuận. Thông thường trọng tài vụ việc không có trụ sở thường trực, không có bộ máy điều hành và danh sách trọng tài viên cố định. Và kết quả giải quyết vụ tranh chấp được thực hiện dựa trên thỏa thuận lựa chọn từ bất kỳ một quy tắc tố tụng của các bên.
Đối với trọng tài quy chế (trọng tài thường trực) là hình thức trọng tài được tổ chức chặt chẽ, có bộ máy, trụ sở làm việc cố định và thường có danh sách trọng tài viên hoạt động theo điều lệ và quy tắc tố tụng riêng.
Tại Việt Nam, cơ chế giải quyết thông qua trọng tài vụ việc còn chưa phổ biến mà cơ chế trọng tài quy chế đang được áp dụng phổ biến thông qua những tổ chức chủ yếu là dưới hình thức trung tâm trọng tài.
Ưu – Nhược điểm của trọng tài vụ việc:
- Ưu điểm: Quyền tự định đoạt của các bên trong trong tài vụ việc lớn. Thủ tục giải quyết của Trọng tài vụ việc là do các bên tự thỏa thuận và các Trọng tài viên phải tuân theo. Nếu các bên đều hợp tác để thực hiện đầy đủ thì vụ việc có thể giải quyết nhanh chóng và ít tốn kém; quyền lựa chọn trọng tài viên của các bên không bị giới hạn bởi danh sách trọng tài viên; các bên tranh chấp có quyền rộng rãi trong việc xác định quy tắc tố tụng để giải quyết tranh chấp giữa các bên, các bên có thể thỏa thuận để bỏ qua một số thủ tục tố tụng không cần thiết và qua đó rút ngắn thời gian giải quyết tranh chấp.
- Nhược điểm: Không có một bộ máy điều hành để giám sát và hỗ trợ, do vậy khi có những sự kiện phát sinh ngoài dự tính thì các bên không nhận được sự hỗ trợ từ một cơ quan thường trực hay từ các chuyên gia như hình thức Trọng tài quy chế, rất có thể các Trọng tài viên sẽ không thể giải quyết được.
Ưu – Nhược điểm của trọng tài thường trực:
- Ưu điểm: Các thủ tục, các giai đoạn, quy trình tố tụng được quy định chi tiết, cụ thể từ lúc bắt đầu tố tụng cho đến khi kết thúc. Điều này đảm bảo trong hầu hết mọi trường hợp tranh chấp sẽ được giải quyết không quá phụ thuộc vào việc một bên có tham gia vào quá trình tố tụng trọng tài.
Hầu hết các tổ chức trọng tài đều có những chuyên gia/chuyên viên được đào tạo tốt để hỗ trợ, các chuyên gia/chuyên viên này sẽ giám sát để đảm bảo việc một Hội đồng trọng tài được thành lập, các khoản phí trọng tài sẽ được nộp đủ, đúng hạn và đảm bảo quá trình tố tụng được diễn ra đúng thời hạn đã vạch ra trước đó.
- Nhược điểm: Tốn kém nhiều chi phí. Bao gồm các khoản phí như thù lao cho các Trọng tài viên và các chi phí hành chính khác.
Do các bên phải tuân thủ thời hạn của Quy tắc tố tụng nên các bên không thể rút ngắn thời hạn bất kỳ nếu muốn như hình thức Trọng tài vụ việc ở trên.
Một trong những Công ty Luật cung cấp dịch vụ pháp luật về trọng tài vụ việc uy tín là Công ty Luật TNHH Ngọc Phú. Khi sử dụng dịch vụ của chúng tôi, quý khách sẽ được hỗ trợ tận tình bởi các chuyên viên và Luật sư có trình độ chuyên môn cao và kinh nghiệm dày dặn. Quý khách sẽ được nghe ý kiến tư vấn về quy trình giải quyết các vấn đề về trọng tài vụ việc. Kế đó, quý khách có thể đưa ra quyết định lựa chọn Luật sư của NPLaw bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp hoặc là người đại diện theo ủy quyền khi tham gia tố tụng.
Trường hợp bạn có nhu cầu cần được hỗ trợ thực hiện trọng tài vụ việc để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, có thể liên hệ ngay với NPLaw để được kịp thời hỗ trợ thông qua thông tin liên hệ sau:
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Hotline: 0913449968
Email: legal@nplaw.vn
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn