TRƯỞNG VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN CỦA THƯƠNG NHÂN NƯỚC NGOÀI

Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam là đơn vị phụ thuộc của thương nhân nước ngoài, được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam để tìm hiểu thị trường và thực hiện một số hoạt động xúc tiến thương mại mà pháp luật Việt Nam cho phép. Vậy trưởng văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài được quy định như thế nào? Bài viết dưới đây NPLaw sẽ làm rõ vấn đề này.

/upload/images/doanh-nghiep/truong-phong.jpg

 

I. Quy định pháp luật về trưởng văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài 

Theo quy định tại Điều 33 Nghị định 07/2016/NĐ-CP trưởng văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài được quy định cụ thể như sau:

- Người đứng đầu Văn phòng đại diện, Chi nhánh phải chịu trách nhiệm trước thương nhân nước ngoài về hoạt động của mình và của Văn phòng đại diện, Chi nhánh trong phạm vi được thương nhân nước ngoài ủy quyền.

- Người đứng đầu Văn phòng đại diện, Chi nhánh phải chịu trách nhiệm về các hoạt động của mình trong trường hợp thực hiện các hoạt động ngoài phạm vi được thương nhân nước ngoài ủy quyền.

- Người đứng đầu Văn phòng đại diện, Chi nhánh phải ủy quyền bằng văn bản cho người khác thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đứng đầu Văn phòng đại diện, Chi nhánh theo pháp luật khi xuất cảnh khỏi Việt Nam. Việc ủy quyền này phải được sự đồng ý của thương nhân nước ngoài. Người đứng đầu Văn phòng đại diện, Chi nhánh vẫn phải chịu trách nhiệm về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ đã ủy quyền.

- Trường hợp hết thời hạn ủy quyền theo quy định tại khoản 3 Điều này mà người đứng đầu Văn phòng đại diện, Chi nhánh chưa trở lại Việt Nam và không có ủy quyền khác thì người được ủy quyền có quyền tiếp tục thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người đứng đầu Văn phòng đại diện, Chi nhánh trong phạm vi đã được ủy quyền cho đến khi người đứng đầu Văn phòng đại diện, Chi nhánh trở lại làm việc tại Văn phòng đại diện, Chi nhánh hoặc cho đến khi thương nhân nước ngoài bổ nhiệm người khác làm người đứng đầu Văn phòng đại diện, Chi nhánh.

- Trường hợp người đứng đầu Văn phòng đại diện, Chi nhánh không hiện diện tại Việt Nam quá 30 ngày mà không ủy quyền cho người khác thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người đứng đầu Văn phòng đại diện, Chi nhánh hoặc bị chết, mất tích, tạm giam, kết án tù, bị hạn chế mất năng lực hành vi dân sự thì thương nhân nước ngoài phải bổ nhiệm người khác làm người đứng đầu Văn phòng đại diện, Chi nhánh.

- Người đứng đầu Văn phòng đại diện của một thương nhân nước ngoài không được kiêm nhiệm các chức vụ sau:

+ Người đứng đầu Chi nhánh của cùng một thương nhân nước ngoài;

+ Người đứng đầu Chi nhánh của thương nhân nước ngoài khác;

+ Người đại diện theo pháp luật của thương nhân nước ngoài đó hoặc thương nhân nước ngoài khác;

+ Người đại diện theo pháp luật của tổ chức kinh tế được thành lập theo quy định pháp luật Việt Nam.

- Trong trường hợp người đứng đầu Văn phòng đại diện được thương nhân nước ngoài ủy quyền giao kết hợp đồng, sửa đổi, bổ sung hợp đồng đã giao kết thì thương nhân nước ngoài phải thực hiện việc ủy quyền bằng văn bản cho từng lần giao kết hợp đồng, sửa đổi, bổ sung hợp đồng đã giao kết.

II. Điều kiện để cấp giấy phép lao động cho trưởng văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài

Theo quy định tại khoản 1 Điều 151 Bộ luật Lao động 2019, để cấp giấy phép lao động cho trưởng văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài cần đáp ứng các điều kiện sau: 

/upload/images/doanh-nghiep/thuong-nhan.jpg

  • Đủ 18 tuổi trở lên và có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
  • Có trình độ chuyên môn, kỹ thuật, tay nghề, kinh nghiệm làm việc; có đủ sức khỏe theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế;
  • Không phải là người đang trong thời gian chấp hành hình phạt hoặc chưa được xóa án tích hoặc đang trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật nước ngoài hoặc pháp luật Việt Nam;
  • Có giấy phép lao động do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp, trừ trường hợp người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam không thuộc diện cấp giấy phép lao động theo Điều 154 Bộ luật Lao động năm 2019.

III. Giấy phép lao động cho trưởng văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài cần có những gì?

Hiện nay có 20 trường hợp được miễn Giấy phép lao động theo quy định tại Điều 154 Bộ luật Lao động 2019 và Điều 7 Nghị định 152/2020/NĐ-CP. Trong đó, Trưởng văn phòng đại diện, dự án của tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ tại Việt Nam được miễn Giấy phép lao động.

Đối với Trưởng văn phòng đại diện của công ty nước ngoài tại Việt Nam (không phải tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ) sẽ không thuộc diện được miễn cấp giấy phép lao động. Do đó, sau khi mở Văn phòng đại diện thì Trưởng văn phòng đại diện cần tiến hành thủ tục xin cấp giấy phép lao động quy định của pháp luật.

Để được cấp giấy phép lao động cho trưởng văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài thì cần chuẩn bị các giấy tờ theo quy định tại Điều 9 Nghị định 152/2020/NĐ-CP như sau:

  • Văn bản đề nghị cấp giấy phép lao động của người sử dụng lao động theo Mẫu số 11/PLI Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 152/2020/NĐ-CP.
  • Giấy chứng nhận sức khỏe hoặc giấy khám sức khỏe do cơ quan, tổ chức y tế có thẩm quyền của nước ngoài hoặc của Việt Nam cấp có giá trị trong thời hạn 12 tháng, kể từ ngày ký kết luận sức khỏe đến ngày nộp hồ sơ hoặc giấy chứng nhận có đủ sức khỏe theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.
  • Phiếu lý lịch tư pháp hoặc văn bản xác nhận người lao động nước ngoài không phải là người đang trong thời gian chấp hành hình phạt hoặc chưa được xóa án tích hoặc đang trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự của nước ngoài hoặc của Việt Nam cấp.

Phiếu lý lịch tư pháp hoặc văn bản xác nhận người lao động nước ngoài không phải là người đang trong thời gian chấp hành hình phạt hoặc chưa được xóa án tích hoặc đang trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự được cấp không quá 06 tháng, kể từ ngày cấp đến ngày nộp hồ sơ.

  • Văn bản, giấy tờ chứng minh là nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia, lao động kỹ thuật và một số nghề, công việc được quy định tại khoản 4 Điều 9 Nghị định 152/2020/NĐ-CP;
  • 02 ảnh màu (kích thước 4 cm x 6 cm, phông nền trắng, mặt nhìn thẳng, đầu để trần, không đeo kính màu), ảnh chụp không quá 06 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ.
  • Văn bản chấp thuận nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài trừ những trường hợp không phải xác định nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài.
  • Bản sao có chứng thực hộ chiếu còn giá trị theo quy định của pháp luật.
  • Các giấy tờ liên quan đến người lao động nước ngoài theo quy định tại khoản 8 Điều 9 Nghị định 152/2020/NĐ-CP.

IV. Giải đáp thắc mắc về trưởng văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài

1.Trưởng văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài phải đóng những loại thuế gì?

Theo quy định tại Điều 1 Thông tư 111/2013/TT-BTC (được sửa đổi bổ sung bởi Điều 2 Thông tư 119/2014/TT-BTC) về người nộp thuế thu nhập cá nhân, Phạm vi xác định thu nhập chịu thuế của người nộp thuế như sau:

  • Đối với cá nhân cư trú, thu nhập chịu thuế là thu nhập phát sinh trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam, không phân biệt nơi trả thu nhập;
  • Đối với cá nhân là công dân của quốc gia, vùng lãnh thổ đã ký kết Hiệp định với Việt Nam về tránh đánh thuế hai lần và ngăn ngừa việc trốn lậu thuế đối với các loại thuế đánh vào thu nhập và là cá nhân cư trú tại Việt Nam thì nghĩa vụ thuế thu nhập cá nhân được tính từ tháng đến Việt Nam trong trường hợp cá nhân lần đầu tiên có mặt tại Việt Nam đến tháng kết thúc hợp đồng lao động và rời Việt Nam (được tính đủ theo tháng) không phải thực hiện các thủ tục xác nhận lãnh sự để được thực hiện không thu thuế trùng hai lần theo Hiệp định tránh đánh thuế trùng giữa hai quốc gia.
  • Đối với cá nhân không cư trú, thu nhập chịu thuế là thu nhập phát sinh tại Việt Nam, không phân biệt nơi trả và nhận thu nhập.

Theo đó, trưởng văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam có nghĩa vụ phải nộp thuế thu nhập cá nhân đối với khoản thu nhập phát sinh trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam.

2. Trưởng Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài đồng thời là thành viên Hội đồng quản trị của công ty có được không?

Căn cứ khoản 6 Điều 33 Nghị định 07/2016/NĐ-CP quy định như sau: Người đứng đầu Văn phòng đại diện của một thương nhân nước ngoài không được kiêm nhiệm các chức vụ sau:

  • Người đứng đầu Chi nhánh của cùng một thương nhân nước ngoài;
  • Người đứng đầu Chi nhánh của thương nhân nước ngoài khác;
  • Người đại diện theo pháp luật của thương nhân nước ngoài đó hoặc thương nhân nước ngoài khác;
  • Người đại diện theo pháp luật của tổ chức kinh tế được thành lập theo quy định pháp luật Việt Nam.

/upload/images/doanh-nghiep/dai-dien.jpg

 

Do đó, ngoại trừ các chức danh mà trưởng văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài không được đảm nhận theo quy định tại khoản 6 Điều 33 Nghị định 07/2016/NĐ-CP thì trưởng văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài có thể đồng thời là thành viên của Hội đồng quản trị.

3. Giám đốc công ty con có được làm trưởng văn phòng đại diện thương nhân nước ngoài tại Việt Nam không?

Căn cứ vào quy định tại khoản 6, khoản 8 Điều 33 Nghị định 07/2016/NĐ-CP, Người đứng đầu Văn phòng đại diện của một thương nhân nước ngoài không được kiêm nhiệm các chức vụ sau:

  • Người đứng đầu Chi nhánh của cùng một thương nhân nước ngoài;
  • Người đứng đầu Chi nhánh của thương nhân nước ngoài khác;
  • Người đại diện theo pháp luật của thương nhân nước ngoài đó hoặc thương nhân nước ngoài khác;
  • Người đại diện theo pháp luật của tổ chức kinh tế được thành lập theo quy định pháp luật Việt Nam.

Người đứng đầu Chi nhánh của thương nhân nước ngoài không được kiêm nhiệm các chức vụ sau:

  • Người đứng đầu Văn phòng đại diện của một thương nhân nước ngoài khác;
  • Người đứng đầu Văn phòng đại diện của cùng một thương nhân nước ngoài;
  • Người đại diện theo pháp luật của tổ chức kinh tế được thành lập theo quy định pháp luật Việt Nam.

Như vậy, thương nhân nước ngoài có chi nhánh tại Việt Nam thì trưởng văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài không thể đồng thời là giám đốc công ty con (là chi nhánh của doanh nghiệp nước ngoài).

V. Có nên tìm luật sư để tư vấn các vấn đề liên quan đến trưởng văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài không?

Đến với NPLaw, đội ngũ luật sư sẽ cung cấp các dịch vụ tốt nhất khi bạn muốn trở thành trưởng văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài;

  • Tư vấn về các quy định pháp luật về trách nhiệm của trưởng văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài;
  • Tư vấn về điều kiện cấp giấy phép lao động cho trưởng văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài;
  • Hỗ trợ khách hàng chuẩn bị hồ sơ xin giấy phép lao động của trưởng văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài;
  • Hỗ trợ khách hàng thực hiện thủ tục xin giấy phép lao động cho trưởng văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài;

Trên đây là những thông tin cơ bản về trưởng văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài. Nếu cảm thấy những thông tin trên vẫn còn gây khó khăn vướng mắc cho bạn, hãy liên hệ với chúng tôi. NPLaw luôn cung cấp cho khách hàng những dịch vụ tốt nhất về pháp luật. NPLaw không chỉ tư vấn trong lĩnh vực thương mại, đầu tư mà còn nhiều dịch vụ khác. NPLaw nỗ lực trở thành đôi cánh đồng hành cùng sự thành công của khách hàng. Sự tin tưởng hôm nay của khách hàng sẽ là nền tảng giúp NPLaw phát triển hơn trong tương lai.

 

Công ty Luật TNHH Ngọc Phú - Hãng luật NPLaw

Hotline: 0913449968

Email: legal@nplaw.vn


CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Hotline: 0913 41 99 96

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan