TƯ VẤN ĐƠN TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI THỪA KẾ CHI TIẾT - HÃNG LUẬT NPLAW

Những vấn đề liên quan đến đất đai và quyền sử dụng đất vốn đã khá phức tạp nhưng khi kết hợp thêm yếu tố về thừa kế là lại càng trở nên khó khăn hơn dẫn đến nhiều tranh chấp. Nhiều người tỏ ra lúng túng không biết phải làm gì khi rơi vào trường hợp tranh chấp đất đai về thừa kế. Thấu hiểu điều đó, Hãng luật NPLaw gửi đến bạn đọc nội dung bài viết Tư vấn đơn tranh chấp đất đai thừa kế cùng NPLaw dưới đây với mong muốn chia sẻ kiến thức pháp lý hữu ích đến mọi người. 

I. Đơn tranh chấp đất đai thừa kế là gì?

Trước hết để làm rõ khái niệm đơn tranh chấp đất đai là gì? Hãng luật NPLaw xin đưa ra một số khái niệm nội dung liên quan để bạn đọc dễ hiểu hơn về vấn đề:

Theo quy định tại Bộ luật Dân sự, thừa kế là việc chuyển dịch tài sản của người đã chết cho người khác, tài sản để lại được gọi là di sản. Người thừa kế được hưởng di sản theo pháp luật và theo di chúc. 

Thừa kế theo di chúc là việc chuyển dịch tài sản thừa kế của người đã chết cho người khác theo sự định đoạt của người đó khi còn sống. Thừa kế theo di chúc được quy định tại chương XXII của Bộ luật dân sự năm 2015.

Thừa kế theo pháp luật là việc dịch chuyển tài sản thừa kế của người đã chết cho người khác theo quy định của pháp luật nếu người chết không để lại di chúc; hoặc để lại di chúc nhưng di chúc không hợp pháp. Thừa kế theo pháp luật được quy định tại chương XXIII của Bộ luật dân sự năm 2015.

Những tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất là những mâu thuẫn, xung đột về quyền và lợi ích của những người được nhận thừa kế liên quan đến quyền sử dụng đất.

Hiện nay, tranh chấp về quyền sử dụng đất rất đa dạng, cụ thể như:

  • Xác định quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác.
  • Yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản do người chết để lại.
  • Tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất trong đó Yêu cầu chia di sản thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật.

Đơn tranh chấp đất đai thừa kế là đơn được sử dụng khi giữa những người thừa kế có tranh chấp về di sản thừa kế là đất đai. 

II. Khi nào cần làm đơn tranh chấp đất đai thừa kế

Khi phát sinh các tranh chấp liên quan đến việc thừa kế đất đai cần làm đơn tranh chấp đất đai thừa kế vì nó có liên quan trực tiếp đến lợi ích giữa những người có quyền thừa kế.

Đơn tranh chấp đất đai thừa kế thể hiện tình trạng hiện tại của tranh chấp cũng như bày tỏ tâm tư nguyện vọng được giải quyết, bảo vệ quyền và lợi ích của người nộp đơn. 

Nộp đơn tranh chấp đất đai thừa kế là hành vi pháp lý khẳng định sự bảo vệ quyền lợi của mình cũng như là bước đầu tiên, quan trọng nhất cho quá trình giải quyết tranh chấp sau đó. 

/upload/images/tranh-chap-dat-dai/khi-nao-can-lam-don-tranh-chap-dat-dai-thua-ke-min.png

III. Các loại đơn tranh chấp đất đai thừa kế

Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp di sản thừa kế là đất đai được thực hiện theo quy định tại Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015. Tuy nhiên cần lưu ý về thẩm quyền giải quyết tranh chấp được áp dụng theo Điều 203 Luật Đất đai 2013 như sau:

Thứ nhất, tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết;

Thứ hai, tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau đây:

  • Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc cấp tỉnh
  • Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.

Như vậy, dựa trên cơ sở hình thức giải quyết đất đai theo quy định tại Điều 203 Luật đất đai 2013 như trên thì đơn tranh chấp đất đai thừa kế có thể tồn tại ở hai loại là: 

  • Đơn đề nghị/ yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai nộp tại Ủy Ban nhân dân cấp có thẩm quyền
  • Đơn Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự

IV. Nội dung và hướng dẫn cách viết đơn tranh chấp đất đai thừa kế

  • Mẫu đơn đề nghị giải quyết tranh chấp đất đai 

Mẫu này chỉ mang tính định hướng các nội dung cần có, bạn đọc cần căn cứ vào nội dung tranh chấp của mình để chỉnh sửa cho phù hợp. 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

….., ngày…tháng…năm …..

ĐƠN ĐỀ NGHỊ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI

Kính gửi: Uỷ ban nhân dân xã (phường, thị trấn) .........................................................................................

Họ và tên tôi là: ............................................Sinh năm: ...........................................................................................

CMT số (thẻ căn cước số): ...................................................................................................

Ngày cấp:…………………………………..Nơi cấp:...............................................................

Hộ khẩu thường trú:.................................................................................................................

Nơi ở:...........................................................................................................................................

Tôi viết đơn này đề nghị quý cơ quan giải quyết vấn đề tranh chấp đất đai giữa gia đình tôi với gia đình của  ông (bà): …………………….. Nơi ở: ..................................................................................................................................

Nội dung vụ việc tranh chấp đất đai như sau:

..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Cho đến nay, chúng tôi vẫn không thể hòa giải được với nhau để giải quyết vụ việc tranh chấp đất đai đã được nêu bên trên. Vì vậy, gia đình tôi làm đơn này đề nghị Uỷ ban nhân dân xã (phường, thị trấn) …………. tổ chức hòa giải tranh chấp đất đai giữa hai bên gia đình chúng tôi đối với thửa đất số…. ......Loại  đất…….....................hạng đất………................. địa chỉ ....................................

Yêu cầu cụ thể:

  • Yêu cầu cơ quan thẩm quyền tiến hành đo đạc lại diện tích và ranh giới thửa đất.
  • Lập biên bản hòa giải tranh chấp đất đai giữa hai bên gia đình chúng tôi.

Kính mong cơ quan có thẩm quyền xem xét đơn đề nghị và giải quyết sớm cho tôi.

Tôi xin cảm ơn!

Tài liệu có gửi kèm theo:

– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

– ………………………………………… 

NGƯỜI LÀM ĐƠN ĐỀ NGHỊ

(ký và ghi họ tên)

 

  • Mẫu đơn khởi kiện tranh chấp đất đai thừa kế

Mẫu đơn khởi kiện tranh chấp đất đai thừa kế dựa trên Mẫu số 23-DS ban hành kèm theo Nghị quyết số 01/2017/NQ-HĐTP với hướng dẫn cụ thể như sau:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

…………………….., ngày…..tháng….năm…..

ĐƠN KHỞI KIỆN

Kính gửi: Toà án nhân dân ……………….

Người khởi kiện: ……………….……………….……………….……………….............................

Địa chỉ: ……………….……………….……………….……………….………………...............................

Số điện thoại: ………………………… (nếu có); số fax: …………………...................... (nếu có)

Địa chỉ thư điện tử: …………………………………………...................... (nếu có)

Người bị kiện: ……………….……………….……………….………………....................

Địa chỉ: ……………….……………….……………….……………….…………...........…….

Số điện thoại: …………….....……. (nếu có); số fax: …………….............……… (nếu có)

Địa chỉ thư điện tử: ………………………………………….................……. (nếu có)

Người có quyền, lợi ích được bảo vệ (nếu có): ……………….…………................................…….

Địa chỉ:……………….……………….……………….……………….…………......…….

Số điện thoại: …………………………. (nếu có); số fax: ……………….. (nếu có)

Địa chỉ thư điện tử : ……………………. (nếu có)

Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan (nếu có): ……………….……………….

Địa chỉ: ……………….……………….……………….……………….……………….

Số điện thoại: …………………………… (nếu có); số fax: (nếu có) ……………….

Địa chỉ thư điện tử: ………………………….. (nếu có)

Yêu cầu Tòa án giải quyết những vấn đề sau đây:

Người làm chứng (nếu có):……………….……………….………………............................

Địa chỉ:……………….……………….……………….……………….…………..........…….

Số điện thoại: ……………………………… (nếu có); số fax: ………………......……….. (nếu có)

Địa chỉ thư điện tử: …………………………….. (nếu có).

Danh mục tài liệu, chứng kèm theo đơn khởi kiện gồm có:

1) ………………………………………………………………………………….................……

2) …………………………………………………………………………………................……

(Các thông tin khác mà người khởi kiện xét thấy cần thiết cho việc giải quyết vụ án)

                               Người khởi kiện

 

Dưới đây chúng tôi cũng xin đưa ra cách trình bày đơn: 

Bước 1: Ghi địa điểm làm đơn khởi kiện (ví dụ: Hà Nội, ngày….. tháng….. năm……)

Bước 2: Ghi tên cơ quan có thẩm quyền giải quyết, nếu là Toà án nhân dân cấp huyện, thì cần ghi rõ Toà án nhân dân huyện nào thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nào, là tòa án nhân dân cấp tỉnh thì ghi rõ tòa án nhân dân cấp tỉnh nào. Tranh chấp thừa kế thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân được quy định tại (khoản 5 Điều 26, điểm a khoản 1 Điều 35, điểm a khoản 1 Điều 37 Bộ luật tố tụng dân sự 2015).

Bước 3: Ghi thông tin người khởi kiện, người bị kiện và người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan (nếu có). Nếu người khởi kiện là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người hạn chế năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức làm chủ hành vi thì ghi họ tên, địa chỉ của người đại diện hợp pháp của cá nhân đó

Bước 4: Nội dung khởi kiện: Trình bày lại sự việc dẫn đến tranh chấp thừa kế (tài sản thừa kế là gì, do ai để lại, có di chúc hay không, lý do dẫn đến tranh chấp,…), Quyền lợi của người khởi kiện bị xâm phạm như thế nào.

Bước 5: Yêu cầu khởi kiện (yêu cầu phân chia di sản theo đúng quy định của pháp luật)

Bước 6: Danh mục tài liệu chứng cứ: Ghi rõ tên các tài liệu kèm theo đơn khởi kiện gồm có những tài liệu nào và phải đánh số thứ tự.

V. Quy định về đơn tranh chấp đất đai thừa kế

Quy định về đơn tranh chấp đất đai thừa kế là tổng hợp các quy định liên quan đến đơn tranh chấp đất đai thừa kế như: Các loại đơn, mẫu đơn, cách thức viết đơn, nộp đơn tranh chấp đất đai ở đâu…. Quy định về đơn tranh chấp đất đai thừa kế không nằm cụ thể trong một văn bản pháp luật nào cả mà xen kẽ trong nhiều quy định khác nhau. Bạn đọc theo dõi toàn bộ nội dung bài viết tổng hợp này của NPLaw để biết thêm thông tin nhé!

quy định về đơn tranh chấp đất đai

VI. Trình tự giải quyết đơn tranh chấp đất đai thừa kế

Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở. Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải. Tranh chấp đất đai liên quan đến thừa kế quyền sử dụng đất nếu hòa giải tại địa phương không thành thì được phép nộp đơn khởi kiện ra tòa để được giải quyết. Tuy nhiên, việc hòa giải không phải yêu cầu bắt buộc, bạn có thể bỏ qua bước hòa giải tại địa phương để khởi kiện vụ án ra tòa.

Thủ tục khởi kiện tranh chấp thừa kế về đất đai như sau:

Bước 1: Nộp hồ sơ khởi kiện tại Tòa án.

Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ khởi kiện giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất, người khởi kiện có thể nộp hồ sơ chia di sản thừa kế đất đai tới Tòa án bằng cách nộp trực tiếp tại Tòa án; sử dụng dịch vụ bưu chính của đơn vị vận chuyển chuyên nghiệp; hoặc gửi hồ sơ chia thừa kế đất đai trực tuyến qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án.

Bước 2: Nộp tạm ứng án phí, nhận thông báo thụ lý.

Khi hồ sơ khởi kiện tranh chấp thừa kế di sản đất đai đã được Tòa án tiếp nhận. người khởi kiện sẽ nhận được thông báo nộp tạm ứng án phí. Khoản tiền án phí này được nộp tại cơ quan thi hành án dân sự. Người khởi kiện phải nộp lại biên lai xác nhận đã nộp tiền tạm ứng án phí cho Tòa án. Sau khi người khởi kiện đã thực hiện nghĩa vụ tài chính ban đầu, Tòa án sẽ ra thông báo thụ lý vụ án tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất.

Bước 3: Tham gia giải quyết tranh chấp thừa kế đất đai tại Tòa án.

VII. Giải đáp các thắc mắc về đơn tranh chấp đất đai thừa kế

Xoay quanh vấn đề đơn tranh chấp đất đai thừa kế thì sau quá trình dài tham gia tư vấn NPLaw nhận được nhiều thắc mắc khác nhau, dưới đây chúng tôi chỉ tổng hợp những thắc mắc được hỏi nhiều nhất cũng như phổ thông nhất để bạn đọc dễ tiếp cận. 

1. Có nên tải đơn tranh chấp đất đai thừa kế trên mạng không? Tại sao?

Hiện nay, gần như mọi thông tin đều được chia sẻ và bạn hoàn toàn có thể tìm kiếm trên mạng, với mẫu đơn tranh chấp đất đai cũng vậy. Tuy nhiên, chúng tôi không khuyến khích bạn đọc tải đơn tranh chấp đất đai thừa kế trên mạng xuống, tự mình soạn thảo bởi lẽ bạn không biết được độ chính xác của mẫu đơn đến đâu. Khi làm sai dẫn đến việc tốn công sức, thời gian của bạn. Việc soạn thảo đúng mẫu đơn cũng như cách thức trình bày đơn đòi hỏi sự chính xác, đảm bảo theo đúng hướng dẫn của pháp luật, từ đó việc khởi kiện mới hiệu quả!

2. Muốn khởi kiện tranh chấp đất đai thừa kế thì nộp đơn ở đâu?

Việc soạn thảo đơn khởi kiện chỉ là bước đầu trong quá trình giải quyết tranh chấp. Việc xác định đúng nơi nộp đơn khởi kiện hết sức quan trọng. Theo quy định tại khoản 5 Điều 26 Bộ Luật Tố tụng Dân sự 2015 thì tranh chấp về thừa kế tài sản là một trong những tranh chấp dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án.

Về thẩm quyền giải quyết theo phân cấp thẩm quyền: Toà án nhân dân cấp quận (huyện, thành phố trực thuộc tỉnh) có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm đối với vụ án tranh chấp về thừa kế tài sản. Trường hợp tranh chấp về thừa kế tài sản có yếu tố nước ngoài như có đương sự ở nước ngoài hoặc tài sản ở nước ngoài thì thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm thuộc về Toà án nhân dân cấp tỉnh (thành phố trực thuộc Trung ương).

Về thẩm quyền giải quyết theo lãnh thổ: Toà án nhân dân có thẩm quyền giải quyết có thể là Toà án có trụ sở ở một trong các địa điểm lãnh thổ sau:

  • Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc;
  • Các đương sự có quyền tự thoả thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Tòa án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cá nhân
  • Đối tượng tranh chấp là bất động sản thì chỉ Tòa án nơi có bất động sản có thẩm quyền giải quyết.

3. Cần chuẩn bị những giấy tờ, tài liệu chứng cứ gì để nộp đơn tranh chấp đất đai thừa kế cho Tòa án? 

Ngoài đơn khởi kiện tranh chấp đất đai thừa kế thì để được tòa án tiếp nhận, thụ lý giải quyết vụ việc đòi hỏi người khởi kiện cần chuẩn bị những giấy tờ sau nữa để đảm bảo đúng, đủ theo quy định. 

  • Hồ sơ pháp lý của cá nhân (CMND, hộ khẩu);
  • Hồ sơ chứng minh mối liên hệ với người để lại di sản nếu tranh chấp thừa kế theo pháp luật, nếu tranh chấp thừa kế theo di chúc thì nộp thêm bản sao di chúc;
  • Các loại tài liệu chứng minh sự tồn tại của đối tượng tranh chấp đất đai (như hợp đồng mua bán, xác nhận chính quyền địa phương về tồn tại mảnh đất hoặc giấy tờ khác quy định trong luật đất đai).

Cơ sở pháp lý: Điều 189 Bộ Luật Tố tụng Dân sự 2015

VIII. Tại sao nên tìm luật sư tư vấn và soạn thảo đơn yêu cầu tranh chấp đất đai

Việc hỏi ý kiến tư vấn luật sư, chuyên gia tư vấn trước khi tiến hành khởi kiện giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất đai hoặc khi bạn đang là bị đơn, người liên quan trong vụ án về đất đai là điều nên làm để đảm bảo tối đa quyền và lợi ích của bạn, bởi lẽ khi luật sư tham gia nghiên cứu hồ sơ và tư vấn cho bạn sẽ đảm bảo việc khởi kiện đúng pháp luật. Luật sư đưa ra cho bạn mẫu đơn đúng theo quy định pháp luật, cách trình bày đơn đảm bảo tăng tính hiệu quả cho yêu cầu. Việc tự mình viết đơn không phải ai cũng biết. 

Hãng Luật NPLaw của chúng tôi là đơn vị có nhiều năm kinh nghiệm trong hoạt động tư vấn, giải quyết tranh chấp đất đai thừa kế cho khách hàng từ những vụ việc đơn giản đến vô cùng phức tạp nên có tính bao quát cao, chắc chắn rằng chúng tôi đưa ra cho bạn được những tư vấn phù hợp, chính xác giúp bạn biết cách để bảo vệ quyền và lợi ích của mình

Việc sử dụng dịch vụ luật sư tư vấn soạn thảo đơn tranh chấp đất đai bạn chỉ phải bỏ ra một khoản phí không quá lớn nhưng lại cho thấy hiệu quả rõ rệt, giúp bạn tiết kiệm thời gian, công sức. 

Ngoài việc tư vấn và soạn thảo đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai, bạn hoàn toàn có thể nhận được những nội dung tư vấn khác có liên quan đến vụ việc của mình như:  xem xét vấn đề, đánh giá khả năng thắng kiện, tư vấn cách thức giải quyết, việc chuẩn bị cho các bước tiếp theo…. 


CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Hotline: 0913 41 99 96

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan
  • TRANH CHẤP TÀI SẢN CHUNG SAU LY HÔN

    TRANH CHẤP TÀI SẢN CHUNG SAU LY HÔN

    Mục lục Ẩn I. Tranh chấp tài sản chung sau khi khi ly hôn 1.1 Hiểu thêm về tranh chấp tài sản II. Giải quyết tranh chấp tài sản sau ly hôn 2.1 Chia tài sản tranh chấp 2.1.1 Tài sản chung là gì? 2.1.2 Nguyên...
    Đọc tiếp
  • TRƯỜNG HỢP TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI KHÔNG CÓ SỔ ĐỎ

    TRƯỜNG HỢP TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI KHÔNG CÓ SỔ ĐỎ

    Theo quy định của pháp luật thì căn cứ để xác định quyền sử dụng đất của một cá nhân, tổ chức là dựa vào giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) và một số giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai 2013....
    Đọc tiếp
  • TƯ VẤN PHÁP LÝ THỪA KẾ, ĐÃ CÓ NPLAW!

    TƯ VẤN PHÁP LÝ THỪA KẾ, ĐÃ CÓ NPLAW!

    Tư vấn pháp luật thừa kế hiện đang là một trong những dịch vụ phổ biến nhất của các đơn vị thực hiện chức năng tư vấn, cung cấp dịch vụ pháp lý. Mỗi người chúng ta đều ít nhiều đang có liên quan đến quan hệ pháp luật về...
    Đọc tiếp
  • GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG

    GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG

    Tranh chấp lao động là một trong những vấn đề được rất nhiều người quan tâm hiện nay. Một trong những vấn đề pháp lý quan trọng đó là việc giải quyết các tranh chấp lao động. Vậy hiểu thế nào là tranh chấp lao động và giải...
    Đọc tiếp
  • TRANH CHẤP LAO ĐỘNG VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý

    TRANH CHẤP LAO ĐỘNG VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý

    Hiện nay, tranh chấp lao động là một vấn đề rất đáng quan tâm, khi mà kinh tế xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu về kinh tế, đời sống của người dân ngày càng tăng cao; bên cạnh đó các doanh nghiệp cạnh tranh hết sức khốc liệt....
    Đọc tiếp