Vật tư là các loại vật liệu (có thể là vật liệu đã thành sản phẩm hoặc là bán thành phẩm) cần thiết sử dụng trong quy trình sản xuất để tạo ra sản phẩm nhưng không trực tiếp cấu thành sản phẩm. Vậy làm sao để hiểu thế nào là hợp đồng mua bán vật tư và những vấn đề liên quan xoay quanh về hợp đồng mua bán vật tư? Hãy cùng NPLaw tìm hiểu về những quy định pháp lý liên quan đến vấn đề này bên dưới nhé
Hợp đồng nguyên tắc mua bán vật tư là văn bản pháp lý, thể hiện sự thỏa thuận giữa bên bán và bên mua liên quan đến việc mua bán tài sản và thực hiện nghĩa vụ thanh toán để trở thành chủ sở hữu của tài sản đó.
Hợp đồng nguyên tắc mua bán vật tư bao gồm các điều khoản như sản phẩm cần mua, giá cả, điều kiện thanh toán, thời gian giao hàng, điều khoản hủy bỏ hợp đồng, v.v.
Hợp đồng nguyên tắc mua bán vật tư được lập nên với vai trò là nền tảng cho thỏa thuận mua bán, cung ứng dịch vụ. Nội dung của hợp đồng được xây dựng dựa trên những cơ sở pháp lý, điều kiện chung để các bên xác lập việc cung ứng hàng hóa, dịch vụ thuận tiện.
Hiện nay, chưa có một văn bản pháp lý hiện hành nào quy định cụ thể nội dung cần có trong hợp đồng nguyên tắc mua bán vật tư. Tùy theo thỏa thuận chi tiết của các bên cũng như nội dung cụ thể của từng loại giao dịch mà sẽ xác định được nội dung yêu cầu trong hợp đồng chính.
Hợp đồng nguyên tắc mua bán vật tư cũng giống như một loại hợp đồng thông thường, căn cứ vào Điều 398 Bộ luật Dân sự năm 2015, các nội dung thường có trong hợp đồng nguyên tắc gồm:
- Các bên tham gia giao kết hợp đồng nguyên tắc và các bên có quyền, nghĩa vụ liên quan được đề cập đến trong thỏa thuận giao dịch này.
- Đối tượng của hợp đồng gồm các vấn đề: Số lượng, chất lượng, giá cả, phương thức thanh toán cho việc mua bán, đặt cọc… đối tượng đó (nếu có).
- Thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng.
- Trách nhiệm của các bên cùng quyền, nghĩa vụ của các bên trong việc thực hiện hợp đồng nguyên tắc.
Khi soạn thảo hợp đồng nguyên tắc mua bán vật tư, cần đảm bảo tuân thủ một số quy định sau:
Hợp đồng nguyên tắc mua bán vật tư mặc dù chỉ mang tính chất định hướng nhưng vẫn phải đảm bảo đầy đủ các yếu tố của hợp đồng nói chung về nội dung và hình thức, không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức, không vô hiệu và cũng ràng buộc trách nhiệm giữa các bên đã ký kết hợp đồng với nhau.
Tuy nhiên, các đối tượng trong hợp đồng nguyên tắc thường khi thỏa thuận chỉ nêu chung, không nêu cụ thể là hàng hóa hay dịch vụ nào bởi sau này, khi đã xác định được loại hàng hoá, dịch vụ thì các bên sẽ ký kết hợp đồng kinh tế riêng hoặc ký phụ lục hợp đồng nguyên tắc.
Như vậy, trong quá trình đàm phán hợp đồng chính, khi xảy ra tranh chấp có thể dựa vào các thỏa thuận đã nêu trong hợp đồng chính ban đầu để giải quyết những vấn đề không được đề cập trong hợp đồng chính. Và hợp đồng nguyên tắc mua bán vật tư không cần có quy định về điều khoản phạt
Thỏa thuận chọn pháp luật của các bên phải được phân biệt với các thỏa thuận hợp đồng chính giữa các bên (“Hợp đồng chính”). Hợp đồng chính có thể, ví dụ, là một hợp đồng mua bán, hợp đồng dịch vụ hoặc hợp đồng cho vay. Các bên có thể lựa chọn pháp luật áp dụng trong hợp đồng chính của mình hoặc bằng một thỏa thuận riêng về lựa chọn pháp luật áp dụng (sau đây gọi là một “thỏa thuận lựa chọn pháp luật áp dụng”).
Thỏa thuận lựa chọn pháp luật áp dụng cũng nên được phân biệt với điều khoản hay thỏa thuận về thẩm quyền, điều khoản hay thỏa thuận về lựa chọn nơi xét xử, hoặc điều khoản hay thỏa thuận về lựa chọn tòa án, tất cả các thỏa thuận này đồng nghĩa chỉ thỏa thuận của các bên về nơi xét xử (thường là Tòa án) sẽ giải quyết tranh chấp. Thỏa thuận lựa chọn pháp luật áp dụng cũng nên được phân biệt với điều khoản hay thỏa thuận trọng tài để chỉ thỏa thuận của các bên đưa tranh chấp ra giải quyết tại hội đồng trọng tài. Mặc dù các điều khoản hoặc thỏa thuận này (gọi chung là “thỏa thuận về giải quyết tranh chấp”) thực tiễn thường được kết hợp với thỏa thuận lựa chọn pháp luật áp dụng, chúng phục vụ những mục đích khác nhau. Các quy tắc chỉ áp dụng với thỏa thuận lựa chọn pháp luật mà không phải là thỏa thuận về giải quyết tranh chấp hay các vấn đề khác thường được coi là những vấn đề về mặt thủ tục tố tụng.
Căn cứ tại khoản 1 Điều 418 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định về việc thỏa thuận phạt vi phạm. Trong đó, phạt vi phạm là sự thỏa thuận giữa các bên trong hợp đồng. Theo đó bên vi phạm nghĩa vụ phải nộp một khoản tiền cho bên bị vi phạm.
Ngoài ra, căn cứ khoản 2 Điều 418 Bộ luật Dân sự 2015, Điều 301 Luật Thương Mại 2005 và khoản 1, khoản 2 Điều 146 Luật Xây dựng 2014 (sửa đổi tại Luật Xây dựng sửa đổi 2020) thì khi không thực hiện các nguyên tắc theo hợp đồng đã ký, vi phạm hợp đồng thì mức phạt vi phạm trong hợp đồng dân sự do hai bên thỏa thuận, còn trong hợp đồng thương mại và xây dựng thì căn cứ vào giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm, và không quá 8% hoặc 12%.
Trên đây là bài viết của NPLaw về quy định hợp đồng nguyên tắc mua bán vật tư hiện nay. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên pháp lý giàu kinh nghiệm, NPLaw cung cấp dịch vụ pháp lý uy tín, chuyên nghiệp, đảm bảo tốt nhất quyền lợi hợp pháp cho Quý Khách hàng. Nếu cần hỗ trợ về vấn đề pháp lý, bạn có thể liên hệ NPLaw để được tư vấn và hỗ trợ.
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn