Nhật ký thi công xây dựng công trình là một trong những tài liệu quan trọng, không thể thiếu trong quá trình quản lý và giám sát thi công công trình xây dựng. Nó không chỉ là công cụ ghi chép chi tiết về tiến độ, chất lượng thi công mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc giải quyết các vấn đề pháp lý phát sinh trong suốt quá trình xây dựng. Việc tuân thủ các quy định về nhật ký thi công giúp các bên liên quan, từ nhà thầu, chủ đầu tư, đến các cơ quan quản lý, dễ dàng theo dõi, kiểm tra và đảm bảo quyền lợi hợp pháp.
Trong bài viết này, NPLaw sẽ tư vấn pháp lý liên quan nhật ký thi công xây dựng công trình.
Nhật ký thi công xây dựng công trình là một tài liệu quan trọng trong quá trình thi công công trình xây dựng. Nó ghi lại một cách chi tiết và liên tục các sự kiện, hoạt động và tình hình thực tế diễn ra trong suốt quá trình xây dựng, từ khi bắt đầu cho đến khi hoàn thành công trình.
Vai trò của nhật ký thi công xây dựng
Theo Khoản 13 Điều 3 Nghị định 06/2021/NĐ-CP thì lập nhật ký thi công xây dựng công trình là một trong những trách nhiệm của nhà thầu thi công xây dựng. Theo đó, có thể hiểu: Nhật ký thi công xây dựng công trình là tài liệu gốc về thi công công trình (hay hạng mục công trình) nhằm trao đổi thông tin giữa chủ đầu tư, nhà thầu thi công xây dựng, nhà thầu thiết kế xây dựng công trình; phản ánh trình tự, thời gian, điều kiện thi công và chất lượng công tác xây lắp, lắp đặt...
Căn cứ vào Mục 3 Phụ lục IIA ban hành kèm theo Nghị định 06/2021/NĐ-CP quy định về nhật ký thi công xây dựng công trình, nội dung nhật ký thi công xây dựng bao gồm các thông tin chủ yếu sau:
Diễn biến điều kiện thi công (nhiệt độ, thời tiết và các thông tin liên quan); số lượng nhân công, thiết bị do nhà thầu thi công xây dựng huy động để thực hiện thi công tại hiện trường; các công việc xây dựng được nghiệm thu hàng ngày trên công trường;
Căn cứ vào Mục 1 Phụ lục IIA ban hành kèm theo Nghị định 06/2021/NĐ-CP, người lập nhật ký thi công xây dựng công trình bao gồm:
Nhật ký thi công xây dựng công trình do nhà thầu thi công xây dựng lập cho từng gói thầu xây dựng hoặc toàn bộ công trình xây dựng.
Trường hợp có nhà thầu phụ tham gia thi công xây dựng thì tổng thầu hoặc nhà thầu chính thỏa thuận với nhà thầu phụ về trách nhiệm lập nhật ký thi công xây dựng đối với các phần việc do nhà thầu phụ thực hiện.
Hình thức lập nhật ký thi công xây dựng công trình được quy định tại Mục 2 Phụ lục IIA ban hành kèm theo Nghị định 06/2021/NĐ-CP thì: Chủ đầu tư thỏa thuận với nhà thầu thi công xây dựng về hình thức và nội dung của nhật ký thi công xây dựng làm cơ sở thực hiện trước khi thi công xây dựng công trình.
Hay nói cách khác, hình thức lập nhật ký thi công xây dựng công trình do chủ đầu tư thỏa thuận với nhà thầu thi công xây dựng làm cơ sở thực hiện trước khi thi công xây dựng công trình.
*Lưu ý: Trường hợp chủ đầu tư và các nhà thầu tham gia hoạt động xây dựng công trình phát hành văn bản để giải quyết các vấn đề kỹ thuật trên công trường thì các văn bản này được lưu giữ cùng với nhật ký thi công xây dựng công trình.
Lập nhật ký thi công xây dựng công trình là quá trình ghi chép và cập nhật thông tin chi tiết về tiến độ, công việc thực hiện, vật liệu sử dụng, biện pháp an toàn, và mọi sự kiện đặc biệt liên quan đến quá trình xây dựng một công trình xây dựng cụ thể.
Đối với nhà thầu không lập nhật ký thi công xây dựng công trình có thể bị xử phạt theo điểm b khoản 1, điểm b khoản 6 của Điều 33 trong Nghị định 16/2022/NĐ-CP như sau:
- Mức phạt tiền: Nhà thầu không lập nhật ký thi công xây dựng công trình sẽ bị xử phạt một khoản tiền từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng (mức phạt với tổ chức). Mức phạt này áp dụng trong trường hợp nhà thầu không có nhật ký thi công hoặc nhật ký thi công được lập nhưng không đúng quy định.
- Biện pháp khắc phục hậu quả: Ngoài mức phạt tiền, nhà thầu còn phải thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả. Biện pháp này là buộc nhà thầu ghi nhật ký thi công đúng quy định. Điều này áp dụng đối với công trình đang trong quá trình thi công xây dựng. Nhà thầu bị xử phạt phải tự tiến hành ghi chép lại nhật ký thi công theo đúng quy định để đảm bảo tính chính xác và đầy đủ của thông tin, cũng như tuân thủ theo quy định pháp luật.
Nhật ký thi công xây dựng công trình là tài liệu quan trọng trong quá trình thực hiện và quản lý dự án xây dựng. Nó được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau, như:
Theo Khoản 13 Điều 3 Nghị định 06/2021/NĐ-CP thì lập nhật ký thi công xây dựng công trình là một trong những trách nhiệm của nhà thầu thi công xây dựng. Ngoài ra, nếu không lập nhật ký thi công xây dựng công trình có thể bị xử phạt theo điểm b khoản 1, điểm b khoản 6 của Điều 33 trong Nghị định 16/2022/NĐ-CP. Do đó, làm mất nhật ký thi công xây dựng công trình thì có cần lập lại để bảo đảm yêu cầu về lập nhật ký thi công theo quy định pháp luật.
Căn cứ vào Mục 1 Phụ lục IIA ban hành kèm theo Nghị định 06/2021/NĐ-CP, “nhật ký thi công xây dựng công trình do nhà thầu thi công xây dựng lập cho từng gói thầu xây dựng hoặc toàn bộ công trình xây dựng”.
Như vậy, nhật ký thi công xây dựng công trình có thể được lập cho từng gói thầu hoặc toàn bộ công trình xây dựng, tuỳ theo yêu cầu của chủ đầu tư hoặc thoả thuận các bên trong hợp đồng.
Nhà thầu không lập nhật ký thi công xây dựng công trình có thể bị xử phạt theo điểm b khoản 1, điểm b khoản 6 của Điều 33 trong Nghị định 16/2022/NĐ-CP. Theo đó mức phạt tiền đối với nhà thầu không lập nhật ký thi công xây dựng công trình sẽ bị xử phạt một khoản tiền từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng đối với tổ chức, trong khi đối với nhà thầu là cá nhân, mức phạt từ 05 triệu đồng đến 10 triệu đồng.
Trên đây là tất cả các thông tin chi tiết mà NPLaw của chúng tôi cung cấp để hỗ trợ quý khách hàng về vấn đề nhật ký thi công xây dựng công trình. Trường hợp Quý Khách hàng còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề nêu trên hoặc các vấn đề pháp lý khác thì hãy liên hệ ngay cho NPLaw để được đội ngũ chúng tôi trực tiếp tư vấn và hướng dẫn giải quyết.
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn