Mua bán hàng hóa là một hoạt động thương mại khá phổ biến trong nền kinh tế hiện nay, xác lập quyền và nghĩa vụ các bên dựa trên cơ sở cam kết thực hiện hợp đồng. Thực tế, đây cũng là hoạt động tiềm ẩn nhiều rủi ro, dễ phát sinh tranh chấp do nhiều nguyên nhân khác nhau. Vậy pháp luật hiện hành đang có quy định như thế nào về vấn đề Tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa?
Hợp đồng mua bán hàng hoá là một trong những hợp đồng thông dụng nhất trong hoạt động kinh doanh thương mại, là sự thoả thuận giữa các bên theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu cho bên mua ngược lại thì bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàng và quyền sở hữu hàng hoá theo thoả thuận. Hoạt động mua bán hàng hoá hiện nay ngày càng được mở rộng và phát triển đa dạng với sự tăng lên về mặt chất lượng cũng như hình thức của hàng hoá và số lượng người tham gia hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, vì nhiều nguyên nhân khách quan hoặc chủ quan mà việc thực hiện hợp đồng không đúng như đã thỏa thuận, từ đó dẫn đến tranh chấp hợp đồng.
Tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa được hiểu là những mâu thuẫn, xung đột về việc thực hiện không đúng hoặc không thực hiện quyền và nghĩa vụ giữa các chủ thể tham gia trong hợp đồng.
Pháp luật hiện hành công nhận các phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa gồm:
- Thương lượng;
- Hòa giải;
- Trọng tài;
- Tòa án.
Cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa gồm Tòa án Việt Nam hoặc Trọng tài thương mại. Cần lưu ý thẩm quyền giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài thương mại. Cụ thể, tại Khoản 1 Điều 5 Luật Trọng tài thương mại 2010 quy định “Tranh chấp được giải quyết bằng Trọng tài nếu các bên có thoả thuận trọng tài. Thỏa thuận trọng tài có thể được lập trước hoặc sau khi xảy ra tranh chấp.”
Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng được quy định cụ thể tại Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, theo đó Tòa án sẽ giải quyết vụ án theo các giai đoạn sau:
Khoản 1 Điều 5 Luật Trọng tài thương mại 2010 quy định điều kiện giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài, cụ thể: “Tranh chấp được giải quyết bằng Trọng tài nếu các bên có thoả thuận trọng tài. Thỏa thuận trọng tài có thể được lập trước hoặc sau khi xảy ra tranh chấp.”
Như vậy, trong trường hợp Trọng tài chỉ có thẩm quyền giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa khi các bên có thỏa thuận lựa chọn Trọng tài.
Theo quy định tại điểm b Khoản 1 Điều 469 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, Tòa án Việt Nam có thẩm quyền chung trong vụ việc có yếu tố nước ngoài sau:
“Bị đơn là cơ quan, tổ chức có trụ sở tại Việt Nam hoặc bị đơn là cơ quan, tổ chức có chi nhánh, văn phòng đại diện tại Việt Nam đối với các vụ việc liên quan đến hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện của cơ quan, tổ chức đó tại Việt Nam;”
Cũng tại Khoản 1 Điều 470 Bộ luật này quy định, Tòa án Việt Nam có thẩm quyền riêng biệt trong:
Như vậy, có thể khởi kiện yêu cầu Tòa án Việt Nam giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa có một bên ở nước ngoài nếu thuộc các trường hợp vừa nêu nêu trên.
Hiện nay, pháp luật quy định bên vi phạm nghĩa vụ hợp đồng mà gây thiệt hại cho bên kia thì phải bồi thường thiệt hại khi đáp ứng đủ 3 điều kiện sau:
Trên đây là thông tin giải đáp vướng mắc về tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa mà công ty NPLAW gửi đến Quý độc giả. Nếu Quý độc giả có bất kỳ vướng mắc nào liên quan cần giải đáp thêm, xin vui lòng liên hệ với NPLAW theo thông tin liên hệ sau:
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Hotline: 0913449968
Email: legal@nplaw.vn
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn