Hiện nay, sổ đỏ hay còn gọi là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là chứng thực cho quyền sở hữu tài sản của người sử dụng đất, bởi vậy nó rất quan trọng. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp vì một lý do nào đó, người sử dụng đất làm mất, làm hỏng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nhiều người lo lắng liệu có thể được cấp lại sổ đỏ hay không? Vậy vấn đề này được quy định như thế nào, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Cấp lại Sổ đỏ là thủ tục mà người sử dụng đất thực hiện để xác lập, ghi nhận, bảo vệ quyền sử dụng đất của mình trong trường hợp bị mất, hỏng hoặc thay đổi thông tin trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Căn cứ Điều 77 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, quy định về Cấp lại Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng do bị mất:
Như vậy, khi trong trường hợp bị mất, người sử dụng đất được cấp lại sổ đỏ.
Căn cứ vào mục 2, mục 3 Công văn số 141/TANDTC-KHXX của Tòa án nhân dân tối cao ngày 21 tháng 9 năm 2011 như sau:
Theo các quy định trên đây thì các giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản (Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy đăng ký xe mô tô, xe máy; Giấy đăng ký xe ô tô…) không phải là “giấy tờ có giá” quy định tại Điều 163 của Bộ luật dân sự năm 2005; do đó, nếu có yêu cầu Tòa án giải quyết buộc người chiếm giữ trả lại các giấy tờ này thì Tòa án không thụ lý giải quyết.
Trường hợp người khởi kiện chỉ đòi lại giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản do người khác đang chiếm giữ (Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy đăng ký xe mô tô, xe máy; Giấy đăng ký xe ô tô…) thì Tòa án giải quyết như sau:
Khi trả lại đơn khởi kiện hoặc đình chỉ giải quyết vụ án dân sự nêu trên, Tòa án phải hướng dẫn cho người khởi kiện có thể yêu cầu cơ quan chức năng giải quyết theo thẩm quyền buộc người chiếm giữ bất hợp pháp giấy tờ nêu trên phải trả lại cho chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp đối với loại giấy tờ đó. Trong trường hợp giấy tờ bị mất thì chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp đối với loại giấy tờ nêu trên có quyền đề nghị cơ quan chức năng có thẩm quyền cấp lại giấy tờ bị mất theo quy định của pháp luật (ví dụ: yêu cầu cấp lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở bị mất theo quy định tại Điều 24 Nghị định số 88/2009/NĐ-CP ngày 19/10/2009 của Chính phủ “về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất”). Bên có lỗi trong việc làm mất giấy tờ phải chịu toàn bộ chi phí, lệ phí trong việc cấp lại giấy tờ mới.
Như vậy, Tòa án không thụ lý giải quyết, vì vậy hai bên phải tự hòa giải, thỏa thuận với nhau, nếu hòa giải không thành thì có thể gửi đơn tố cáo cho cơ quan công an yêu cầu can thiệp giải quyết hoặc làm thủ tục xin cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định của Luật đất đai 2013.
Mặc dù pháp luật đất đai không có quy định cụ thể về việc cấm cầm cố sổ đỏ, trong khi đó trong Luật Kinh doanh bất động sản đã có nhiều điều khoản quy định cho thấy quyền sử dụng đất là bất động sản. Vì vậy, việc cầm cố sổ đỏ là có thể, bởi nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự là các bên tham gia quan hệ xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình trên cơ sở tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận, miễn sao không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội. Cũng bởi vì không có quy định pháp luật điều chỉnh cụ thể, vì vậy trong trường hợp bên nhận cầm cố không chịu trả sổ đỏ thì bên cầm cố cũng không thể yêu cầu cơ quan chức năng giải quyết theo thẩm quyền buộc người chiếm giữ bất hợp pháp giấy tờ nêu trên phải trả lại cho chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp đối với loại giấy tờ đó. Trong trường hợp giấy tờ bị mất thì chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp đối với loại giấy tờ nêu trên có quyền đề nghị cơ quan chức năng có thẩm quyền cấp lại giấy tờ bị mất theo quy định của pháp luật, theo mục 3 Công văn số 141/TANDTC-KHXX của Tòa án nhân dân tối cao như đã đề cập ở trên.
Khi bị mất: Căn cứ Điều 77 Nghị định 43/2014/NĐ-CP
Khi chủ sở hữu chết:
Căn cứ Điều 11 Thông tư số 25/2014/TT-BTNMT quy định về việc xác định ranh giới thửa đất, lập bản mô tả ranh giới, mốc giới thửa đất, khi cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cần có cán bộ đến đo đạc và phải có văn bản ký giáp ranh giữa các hộ gia đình xung quanh về việc không lấn chiếm đất, sử dụng đúng ranh giới đất đai. Trong trường hợp bản mô tả về ranh giới, mốc giới thửa đất của cá nhân, hộ gia đình xin cấp lại sổ đỏ đã được cơ quan có thẩm quyền đo đạc, lưu hồ sơ tại phòng địa chính của UBND xã nếu không có xác nhận của người sử dụng đất liền kề, thì vẫn có thể được cấp lại sổ đỏ khi thực hiện đúng quy định pháp luật.
Theo quy định tại điểm q khoản 2 Điều 61 Nghị định 43/2014/NĐ-CP (Điều 61 được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 40 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP) quy định về thời gian thực hiện thủ tục hành chính về đất đai như sau:
Cấp lại Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng bị mất là không quá 10 ngày.
Căn cứ khoản 4 Điều 61 của Nghị định trên: Thời gian quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này được tính kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ; không tính thời gian các ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định của pháp luật; không tính thời gian tiếp nhận hồ sơ tại xã, thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất; không tính thời gian xem xét xử lý đối với trường hợp sử dụng đất có vi phạm pháp luật, thời gian trưng cầu giám định.
Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ thì trong thời gian không quá 03 ngày làm việc, cơ quan tiếp nhận, xử lý hồ sơ phải thông báo và hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định.
Đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thì thời gian thực hiện đối với từng loại thủ tục quy định tại Điều này được tăng thêm 10 ngày, trừ thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai.
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn