Đất trồng lúa là loại đất có giá trị kinh tế và xã hội cao, góp phần bảo đảm an ninh lương thực quốc gia. Theo đó, chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa là một quá trình phức tạp và chỉ được thực hiện khi đáp ứng đủ yêu cầu theo quy định pháp luật. Vậy điều kiện chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa là gì? Cơ quan nào có thẩm quyền cho phép chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa? Hãy cùng tìm hiểu thông qua bài viết sau:
Chuyển đổi mục đích sử dụng đất trồng lúa là một vấn đề được nhiều người quan tâm, đặc biệt là những người dân sống ở vùng nông thôn. Trong những năm gần đây, có rất nhiều hộ dân có nhu cầu chuyển đổi đất trồng lúa sang sử dụng với mục đích khác. Tuy nhiên, việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất trồng lúa là hạn chế, cần đáp ứng một số điều kiện theo quy định pháp luật.
Theo quy định tại Điều 52 Luật Đất đai 2013, căn cứ cho phép chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa gồm:
Luật Đất đai 2013 quy định trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo vệ đất trồng lúa, có chính sách hỗ trợ những vùng quy hoạch trồng lúa có năng suất, chất lượng cao; quy định trách nhiệm của người sử dụng đất trồng lúa. Thời hạn giao đất, công nhận quyền sử dụng đất đối với cá nhân, hộ gia đình trực tiếp sản xuất đất nông nghiệp là 50 năm.
Việc chuyển đổi mục đích đất trồng lúa phải đáp ứng một số điều kiện theo quy định pháp luật.
Theo quy định pháp luật, chuyển đất chuyên trồng lúa nước sang sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp phải được sự cho phép của cơ quan có thẩm quyền.
Căn cứ vào quy định tại Khoản 1 Điều 134 Luật Đất đai năm 2013 có quy định: “Nhà nước có chính sách bảo vệ đất trồng lúa, hạn chế chuyển đất trồng lúa sang sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp” Do vậy, việc chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa sang đất phi nông nghiệp sẽ được cho vào diện hạn chế.
Đối với trường hợp chuyển đổi mục đích sử dụng đất trồng lúa sang đất sang trồng cây hàng năm hoặc trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản, điều kiện được chuyển đổi gồm:
Thẩm quyền cho phép chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa gồm Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất đối với tổ chức, Ủy ban nhân dân cấp huyện trong trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất đối với hộ gia đình, cá nhân. Trường hợp cho hộ gia đình, cá nhân thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa để sử dụng vào mục đích thương mại, dịch vụ với diện tích từ 0,5 héc ta trở lên thì phải có văn bản chấp thuận của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trước khi quyết định.
Theo quy định tại điểm a Khoản 1 Điều 57 Luật Đất đai 2013, chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa sang đất làm muối bắt buộc phải được sự cho phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Cá nhân có thể chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa nước sang đất thực hiện dự án đầu tư nhưng phải đáp ứng một số điều kiện theo quy định pháp luật.
Theo quy định pháp luật, chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa sang đất chăn nuôi gia trại phải thực hiện đăng ký biến động.
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 9 Nghị định 91/2019/NĐ-CP, chuyển đổi đất trồng lúa sang đất trồng cây lâu năm sai quy định sẽ bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
Hộ gia đình được phép chuyển mục đích sử dụng đất từ đất trồng lúa sang đất nuôi tôm nếu đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định pháp luật.
Trên đây là thông tin giải đáp vướng mắc về chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa mà công ty NPLAW gửi đến Quý độc giả. Nếu Quý độc giả có bất kỳ vướng mắc nào liên quan cần giải đáp thêm, xin vui lòng liên hệ với NPLAW theo thông tin liên hệ sau:
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn