Tự xuất khẩu hàng hoá cần lưu ý những vấn đề pháp lý gì?

Xuất khẩu hàng hóa mở ra nhiều cơ hội kinh doanh và giúp doanh nghiệp mở rộng thị trường ra quốc tế. Việc tự xuất khẩu hàng hóa đòi hỏi doanh nghiệp phải tuân thủ các quy định về giấy phép xuất khẩu, thủ tục hải quan, thuế xuất khẩu, quy tắc xuất xứ, hợp đồng thương mại quốc tế, và các yêu cầu kiểm tra chất lượng hàng hóa. Nếu không tuân thủ đúng quy trình, doanh nghiệp có thể gặp phải các rủi ro như bị từ chối thông quan, bị phạt vi phạm hành chính hoặc mất quyền lợi trong giao dịch quốc tế. 

Trong bài viết này, NPLAW sẽ cung cấp những thông tin hữu ích về các quy định của pháp luật về tự xuất khẩu hàng hoá.

I. Nhu cầu tự xuất khẩu hàng hóa

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu, nhu cầu tự xuất khẩu hàng hóa ngày càng trở nên phổ biến đối với các doanh nghiệp, hợp tác xã và cá nhân kinh doanh. Việc chủ động xuất khẩu không chỉ giúp doanh nghiệp mở rộng thị trường mà còn tối ưu hóa chi phí, tăng tính cạnh tranh và kiểm soát tốt hơn chuỗi cung ứng.

Nhiều doanh nghiệp lựa chọn tự xuất khẩu thay vì thông qua trung gian vì những lý do sau:

  • Chủ động tiếp cận thị trường quốc tế: Giúp doanh nghiệp trực tiếp làm việc với đối tác nước ngoài, nâng cao uy tín thương hiệu.
  • Tối ưu hóa chi phí: Cắt giảm chi phí trung gian, gia tăng lợi nhuận.
  • Kiểm soát chất lượng và giá cả tốt hơn: Doanh nghiệp có thể thương lượng giá trực tiếp với đối tác, không bị phụ thuộc vào bên thứ ba.
  • Tận dụng các ưu đãi thuế quan: Nhiều doanh nghiệp có thể hưởng lợi từ các Hiệp định thương mại tự do (FTA) khi đáp ứng đủ điều kiện về xuất xứ hàng hóa.
  • Đa dạng hóa kênh phân phối: Tăng cơ hội bán hàng trực tiếp cho khách hàng nước ngoài qua các nền tảng thương mại điện tử quốc tế như Amazon, Alibaba, Shopee Global.

II. Quy định pháp luật về tự xuất khẩu hàng hóa

1. Tự xuất khẩu hàng hóa là gì

Xuất khẩu hàng hoá là quá trình chuyển hàng hóa từ một quốc gia đến một quốc gia khác để bán hoặc sử dụng. Nó được thực hiện bởi các doanh nghiệp hoặc cá nhân có nhu cầu thị trường, hoặc nhu cầu sản xuất ở một quốc gia và muốn bán hàng hoá của họ ở một quốc gia khác.

Tự xuất khẩu hàng hóa là việc doanh nghiệp, tổ chức hoặc cá nhân tự thực hiện các thủ tục cần thiết để xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài mà không thông qua các đơn vị trung gian xuất khẩu. Điều này có nghĩa là doanh nghiệp sẽ trực tiếp làm việc với đối tác quốc tế, thực hiện các thủ tục pháp lý, hải quan, logistics và thanh toán quốc tế.

2. Những loại hàng hóa nào không thể tự xuất khẩu hàng hoá

Mặc dù doanh nghiệp có thể chủ động thực hiện thủ tục xuất khẩu hàng hóa, nhưng theo quy định của pháp luật Việt Nam, có một số loại hàng hóa không thể tự xuất khẩu hoặc bị hạn chế xuất khẩu.

Căn cứ khoản 1 Điều 9 Luật Quản lý ngoại thương 2017 quy định áp dụng biện pháp cấm xuất khẩu khi hàng hóa thuộc một trong các trường hợp sau đây:

- Liên quan đến quốc phòng, an ninh chưa được phép xuất khẩu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

- Bảo vệ di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa;

- Theo điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên

Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu được quy định tại Mục 1 Phụ lục 1 Nghị định 69/2018/NĐ-CP.

3. Quy trình, thủ tục tự xuất khẩu hàng hóa ở Việt Nam được quy định thế nào?

Quy trình xuất khẩu hàng hóa bao gồm các bước chính sau đây:

  • Kiểm tra điều kiện xuất khẩu (theo quy định của Luật thương mại 2005, Nghị định 69/2018/NĐ-CP về quản lý ngoại thương)

Trước khi xuất khẩu, doanh nghiệp cần xác định xem hàng hóa có thuộc danh mục:

  • Hàng hóa cấm xuất khẩu (không được phép xuất khẩu theo pháp luật).
  • Hàng hóa xuất khẩu có điều kiện (phải xin giấy phép từ cơ quan có thẩm quyền).
  • Hàng hóa chịu thuế xuất khẩu (cần kê khai và nộp thuế theo quy định).
  • Ký kết hợp đồng ngoại thương
  • Doanh nghiệp cần thỏa thuận và ký kết hợp đồng với đối tác nước ngoài theo các điều kiện thương mại quốc tế (Incoterms 2020), trong đó xác định rõ:
  • Loại hàng hóa, số lượng, đơn giá.
  • Điều kiện thanh toán (L/C, T/T, D/P…).
  • Điều kiện giao hàng (FOB, CIF, EXW…).
  • Trách nhiệm của các bên liên quan đến vận chuyển, bảo hiểm, rủi ro.
  • Chuẩn bị hồ sơ xuất khẩu

Doanh nghiệp cần chuẩn bị bộ hồ sơ xuất khẩu tiêu chuẩn, bao gồm:

  • Hợp đồng mua bán ngoại thương.
  • Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice).
  • Phiếu đóng gói (Packing List).
  • Chứng từ vận tải (Bill of Lading/Airway Bill).
  • Tờ khai hải quan điện tử (qua hệ thống VNACCS/VCIS).
  • Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) (nếu hưởng ưu đãi thuế từ các Hiệp định FTA).
  • Chứng nhận kiểm dịch, kiểm tra chất lượng (nếu có yêu cầu từ nước nhập khẩu).
  • Khai báo và làm thủ tục hải quan ( theo quy định Luật Hải quan 2014, Thông tư 39/2018/TT-BTC về thủ tục hải quan)

Doanh nghiệp thực hiện khai báo hải quan qua hệ thống điện tử VNACCS/VCIS và làm các thủ tục tại Chi cục Hải quan cửa khẩu. Các bước gồm:

  • Khai báo hải quan trên hệ thống online.
  • Nộp chứng từ và xuất trình hàng hóa nếu được yêu cầu kiểm tra thực tế.
  • Nộp thuế xuất khẩu (nếu có).
  • Nhận lệnh xuất hàng sau khi thông quan.
  • Vận chuyển hàng hóa ra nước ngoài

Sau khi hoàn tất thủ tục hải quan, doanh nghiệp cần thực hiện:

  • Giao hàng cho hãng vận chuyển theo điều kiện hợp đồng (FOB, CIF…).
  • Theo dõi lịch trình hàng hóa, làm thủ tục nhập khẩu tại nước đối tác.
  • Xác nhận thanh toán quốc tế theo điều khoản hợp đồng.
  • Thanh toán và hoàn tất nghĩa vụ thuế (theo quy định tại Thông tư 219/2013/TT-BTC về thuế GTGT đối với hàng xuất khẩu) 

Doanh nghiệp nhận tiền thanh toán từ đối tác qua các phương thức như L/C, T/T.

  • Hạch toán doanh thu xuất khẩu theo quy định kế toán Việt Nam.
  • Hoàn thành các nghĩa vụ thuế liên quan (nếu có).

III. Giải đáp một số câu hỏi về tự xuất khẩu hàng hóa

1. Cá nhân có thể tự mình xuất khẩu hàng hóa ra thị trường nước ngoài được hay không?

Theo Điều 3 Nghị định 69/2018/NĐ-CP quy định về quyền tự do kinh doanh xuất, nhập khẩu, thương nhân Việt Nam không là tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu và thực hiện các hoạt động khác có liên quan không phụ thuộc vào ngành, nghề đăng ký kinh doanh, trừ hàng hóa thuộc Danh mục cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu theo quy định tại Nghị định này; hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu khác theo quy định của pháp luật; hàng hóa tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu.

Theo đó, nếu thương nhân không là tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài thì được tự mình xuất khẩu hàng hóa ra thị trường nước ngoài.

2. Tự xuất khẩu hàng hoá bị cấm trong trường hợp nào?

Cấm xuất khẩu là biện pháp do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định không được đưa hàng hóa từ nội địa vào khu vực hải quan riêng hoặc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam.

Tự xuất khẩu hàng hoá bị cấm khi hàng hóa nằm trong trường hợp được quy định tại Điều 9 Luật Quản lý ngoại thương 2017, cụ thể:

- Liên quan đến quốc phòng, an ninh chưa được phép xuất khẩu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

- Bảo vệ di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa;

- Theo điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

IV. Dịch vụ tư vấn pháp lý về tự xuất khẩu hàng hóa

Trên đây là tất cả các thông tin NPLaw cung cấp để hỗ trợ quý khách hàng về vấn đề tự xuất khẩu hàng hóa. Trường hợp Quý Khách hàng còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề nêu trên hoặc các vấn đề pháp lý khác, hãy liên hệ ngay cho NPLaw để được trực tiếp tư vấn và hướng dẫn giải quyết.


CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Hotline: 0913 41 99 96

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan