ỦY QUYỀN THAM GIA LY HÔN ĐƯỢC QUY ĐỊNH NHƯ THẾ NÀO?

Ủy quyền không còn mới mẻ trong các giao dịch dân sự, đối với ủy quyền tham gia ly hôn có những quy định đặc biệt. Vì ly hôn liên quan đến quyền nhân thân của mỗi người và là một quyết định quan trọng, buộc đương sự phải tự mình thực hiện và tự mình chịu trách nhiệm với quyết định ấy. 

Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp đặc biệt pháp luật cho phép ủy quyền trong ly hôn và dĩ nhiên cần đáp ứng các điều kiện mà luật định. Cùng NPLaw xem qua bài viết dưới đây để hiểu hơn các quy định về việc ủy quyền tham gia ly hôn nhé!

I. Thế nào là ủy quyền tham gia ly hôn?

Dựa vào Điều 562 Bộ luật Dân sự 2015 có thể hiểu ủy quyền tham gia ly hôn là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên được ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền, cụ thể ở đây là bên được ủy quyền thay mặt bên ủy quyền tham gia ly hôn, bên ủy quyền chỉ phải trả thù lao nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.

II. Có được ủy quyền tham gia tố tụng ly hôn cho người khác không?

Theo khoản 4 Điều 85 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 quy định về người đại diện, trong đó người đại diện theo ủy quyền theo quy định của Bộ luật dân sự là người đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự. Đối với việc ly hôn, đương sự không được ủy quyền cho người khác thay mặt mình tham gia tố tụng. Tuy nhiên, vẫn có trường hợp cha, mẹ, người thân thích khác yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình thì họ là người đại diện.

III. Trường hợp nào cần ủy quyền tham gia ly hôn?

Tại khoản 2 Điều 51 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định về quyền yêu cầu giải quyết ly hôn, trong đó có đề cập đến trường hợp cần ủy quyền tham gia ly hôn như sau:

Trường hợp cha, mẹ, người thân thích khác của một bên vợ, chồng có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn và là người đại diện nếu đáp ứng các điều kiện sau:

Thứ nhất, một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình;

Thứ hai, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.

Như vậy, nếu trường hợp ly hôn mà đáp ứng hai điều kiện trên thì cần ủy quyền tham gia ly hôn cho cha, mẹ, người thân thích khác để yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn, nếu chính vợ hoặc chồng không thể tự mình tham gia ly hôn.

IV. Thủ tục ủy quyền tham gia ly hôn được thực hiện như thế nào?

Trường hợp ủy quyền không cần công chứng thì các bên chỉ cần thỏa thuận, tiến hành lập giấy ủy quyền, ký tên, đóng dấu.Trường hợp lập hợp đồng ủy quyền cần công chứng thì thực hiện theo quy định tại Điều 55 Luật Công chứng 2014, cụ thể:

  • Khi công chứng các hợp đồng ủy quyền, công chứng viên có trách nhiệm kiểm tra kỹ hồ sơ, giải thích rõ quyền và nghĩa vụ của các bên và hậu quả pháp lý của việc ủy quyền đó cho các bên tham gia.
  • Trong trường hợp bên ủy quyền và bên được ủy quyền không thể cùng đến một tổ chức hành nghề công chứng thì bên ủy quyền yêu cầu tổ chức hành nghề công chứng nơi họ cư trú công chứng hợp đồng ủy quyền; bên được ủy quyền yêu cầu tổ chức hành nghề công chứng nơi họ cư trú công chứng tiếp vào bản gốc hợp đồng ủy quyền này, hoàn tất thủ tục công chứng hợp đồng ủy quyền.

V. Có được ủy quyền cho luật sư tham gia giải quyết ly hôn không?

Theo khoản 4 Điều 85 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 quy định về người đại diện, trong đó người đại diện theo ủy quyền theo quy định của Bộ luật dân sự là người đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự. Đối với việc ly hôn, đương sự không được ủy quyền cho người khác thay mặt mình tham gia tố tụng.  Tuy nhiên, trường hợp ly hôn đáp ứng các điều kiện sau thì cha, mẹ, người thân thích khác của một bên vợ, chồng có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn và là người đại diện:

Thứ nhất, một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình;

Thứ hai, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.

Như vậy, theo quy định của pháp luật, việc tham gia thực hiện thủ tục ly hôn là việc của vợ, chồng và không được phép ủy quyền cho người khác thực hiện thay, kể cả luật sư tham gia tố tụng.

Cha, mẹ, người thân thích khác chỉ được là người đại diện trong trường hợp một bên vợ, chồng không thể tự mình tham gia tố tụng bởi các nguyên nhân nêu trên.

Tuy nhiên, hiện nay chỉ có quy định vợ, chồng không được ủy quyền cho người khác tham gia tố tụng trong vụ án ly hôn chứ không cấm đương sự ủy quyền cho người khác thay mình nộp đơn ly hôn. Vì thế vợ, chồng có thể thực hiện ủy quyền cho người khác thay mình nộp đơn ly hôn tại tòa án theo quy định của pháp luật về ủy quyền. Do đó, vợ, chồng có thể nhờ luật sư tư vấn về việc ly hôn hay ủy quyền thay mình nộp đơn ly hôn. 

VI. Tại sao nên ủy quyền cho luật sư tham gia ly hôn?

Mặc dù, pháp luật quy định rõ về việc ủy tham gia ly hôn, trong vụ án ly hôn luật sư không thể thay mặt đương sự tham gia tố tụng, Tuy nhiên, luật sư có thể:

  • Hỗ trợ, tư vấn pháp lý về việc ly hôn;
  • Thay đương sự nộp đơn ly hôn, nộp tạm ứng án phí, nhận thông báo thụ lý, thông báo sửa đổi, bổ sung hồ sơ;
  • Tham gia các phiên họp hòa giải, công khai chứng cứ cùng đương sự;...

Do đó, đương sự cần nhờ tìm đến luật sư để được tư vấn thủ tục và các vấn đề liên quan trong ly hôn để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp. Đồng thời, trong các phiên hòa giải, công khai chứng cứ, luật sư đi cùng đương sự có thể giúp đương sự đưa ra các quyết định tốt nhất, đảm bảo được quyền lợi cho bản thân mình. 

Với đội ngũ hơn 10 năm kinh nghiệm trong việc tư vấn pháp lý đa lĩnh vực, đặc biệt là hôn nhân và gia đình. Thái độ nhiệt tình, bám sát tiến trình xử lý hồ sơ, phong cách làm việc chuyên nghiệp, NPLaw hoàn toàn có thể giúp bạn đảm bảo được quyền và lợi ích hợp pháp, đồng thời giúp bạn đưa ra được các quyết định, thỏa thuận tối ưu nhất cho bản thân. Để giải đáp các vướng mắc và hỗ trợ các thủ tục pháp lý, bạn có thể tin tưởng NPLaw, liên hệ ngay theo thông tin sau.


CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Hotline: 0913 41 99 96

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan
  • TRANH CHẤP TÀI SẢN CHUNG SAU LY HÔN

    TRANH CHẤP TÀI SẢN CHUNG SAU LY HÔN

    Mục lục Ẩn I. Tranh chấp tài sản chung sau khi khi ly hôn 1.1 Hiểu thêm về tranh chấp tài sản II. Giải quyết tranh chấp tài sản sau ly hôn 2.1 Chia tài sản tranh chấp 2.1.1 Tài sản chung là gì? 2.1.2 Nguyên...
    Đọc tiếp
  • TRƯỜNG HỢP TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI KHÔNG CÓ SỔ ĐỎ

    TRƯỜNG HỢP TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI KHÔNG CÓ SỔ ĐỎ

    Theo quy định của pháp luật thì căn cứ để xác định quyền sử dụng đất của một cá nhân, tổ chức là dựa vào giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) và một số giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai 2013....
    Đọc tiếp
  • TƯ VẤN PHÁP LÝ THỪA KẾ, ĐÃ CÓ NPLAW!

    TƯ VẤN PHÁP LÝ THỪA KẾ, ĐÃ CÓ NPLAW!

    Tư vấn pháp luật thừa kế hiện đang là một trong những dịch vụ phổ biến nhất của các đơn vị thực hiện chức năng tư vấn, cung cấp dịch vụ pháp lý. Mỗi người chúng ta đều ít nhiều đang có liên quan đến quan hệ pháp luật về...
    Đọc tiếp
  • GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG

    GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG

    Tranh chấp lao động là một trong những vấn đề được rất nhiều người quan tâm hiện nay. Một trong những vấn đề pháp lý quan trọng đó là việc giải quyết các tranh chấp lao động. Vậy hiểu thế nào là tranh chấp lao động và giải...
    Đọc tiếp
  • TRANH CHẤP LAO ĐỘNG VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý

    TRANH CHẤP LAO ĐỘNG VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý

    Hiện nay, tranh chấp lao động là một vấn đề rất đáng quan tâm, khi mà kinh tế xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu về kinh tế, đời sống của người dân ngày càng tăng cao; bên cạnh đó các doanh nghiệp cạnh tranh hết sức khốc liệt....
    Đọc tiếp