VẬN CHUYỂN HÀNG LẬU QUA BIÊN GIỚI SẼ BỊ XỬ LÝ NHƯ THẾ NÀO?

Vận chuyển hàng lậu qua biên giới được xem là một trong các hành vi trái pháp luật và bị xử lý theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, việc vận chuyển hàng lậu qua biên giới vẫn đang diễn ra ngày càng phổ biến hơn. Vậy, nguyên nhân là do cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý không đủ nghiêm minh hay do quy định chế tài xử phạt đối với tội này vẫn còn khá nhẹ chưa đủ mang tính răn đe? Hãy cùng NPLaw tìm hiểu vận chuyển hàng lậu qua biên giới sẽ bị xử lý như thế nào qua các nội dung dưới đây.

I/ Thực trạng vận chuyển hàng lậu qua biên giới hiện nay.

Trong những năm gần đây, việc vận chuyển hàng lậu qua biên giới ngày càng có xu hướng tăng và mang chiều hướng diễn biến phức tạp. Các cơ quan chức năng có thẩm quyền đã phát hiện và xử lý nhiều hành vi vi phạm đối với việc vận chuyển hàng lậu qua biên giới.

Thực trạng vận chuyển hàng lậu qua biên giới hiện nay

Mặc dù cơ quan chức năng đã tiến hành xử lý nghiêm minh và có các biện pháp quán triệt đối với hành vi này. Tuy nhiên, việc vận chuyển hàng lậu qua biên giới vẫn được diễn ra thường xuyên và tiến hành dưới các hình thức tinh vi, quy mô lớn hơn như thành lập doanh nghiệp,… Việc này đã gây ra hậu quả rất lớn đối với nền kinh tế và sự phát triển của đất nước.

II/ Vận chuyển hàng lậu qua biên giới được hiểu như thế nào?

Vận chuyển hàng lậu qua biên giới là hành vi vận chuyển hàng hóa qua biên giới hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa hoặc ngược lại trái với quy định của pháp luật.

Vận chuyển hàng trái phép qua biên giới là thuật ngữ khác với buôn lậu. Tuy nhiên, vẫn có nhiều người nhầm lẫn giữa hai thuật ngữ này một. Dưới đây là một số điểm khác nhau giữa tội buôn lậu và tội vận chuyển hàng trái phép qua biên giới.

Điểm khác nhau

Tội buôn lậu

Tội vận chuyển hàng trái phép qua biên giới

Cơ sở pháp lý

Điều 188 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017.

Điều 189 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017.

Khái niệm

Là hành vi buôn bán qua biên giới hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa hoặc ngược lại trái với quy định của pháp luật.

Là hành vi vận chuyển hàng hóa qua biên giới hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa hoặc ngược lại trái với quy định của pháp luật.

Mục đích

Mục đích là buôn bán để tìm kiếm lợi nhuận bất chính.

Mục đích là để vận chuyển lấy tiền công, không nhằm mục đích buôn bán.

Khung hình phạt

Được quy định tại Điều 188 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017. Mức phạt cao nhất có thể lên đến 20 năm.

Được quy định tại Điều 189 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017. Mức hình phạt cao nhất lên đến 10 năm.

Như vậy, hai tội danh trên khác nhau cơ bản đó chính là về mục đích của hành vi. Đối với buôn lậu thì mục đích chính là buôn bán để tìm kiếm lợi nhuận bất chính, còn đối với hành vi vận chuyển hàng trái phép qua biên giới mục đích là vận chuyển lấy tiền công, không nhằm mục đích mua bán.

III/ Vận chuyển hàng lậu qua biên giới sẽ bị xử lý ra sao?

Vận chuyển hàng lậu qua biên giới được xem là hành vi trái với quy định của pháp luật hiện hành. Đối với hành vi này thì cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi có thể bị xử lý hành chính hoặc xử lý hình sự tùy theo mức độ của hành vi vi phạm.

Vận chuyển hàng lậu qua biên giới

Ngoài xử lý hành chính hay hình sự thì người vận chuyển hàng lậu qua biên giới còn có thể bị áp dụng các biện pháp xử phạt bổ sung nhưng tịch thu tang vật hoặc cấm hành nghề, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực,…

IV/ Chế tài được áp dụng đối với hành vi vận chuyển hàng lậu qua biên giới.

Hành vi vận chuyển hàng lậu qua biên giới bị xử lý theo khung hình phạt được quy định tại Điều 189 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 như sau:

Thứ nhất, Người nào vận chuyển qua biên giới hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa hoặc ngược lại trái pháp luật hàng hóa, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc dưới 100.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm: Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm; Vật phạm pháp là di vật, cổ vật.

Thứ hai, Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:

- Có tổ chức;

-  Vật phạm pháp trị giá từ 300.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

-  Vật phạm pháp là bảo vật quốc gia;

-  Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

-  Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

-  Phạm tội 02 lần trở lên;

-  Tái phạm nguy hiểm.

Thứ ba, phạm tội trong trường hợp vật phạm pháp trị giá 500.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 05 năm đến 10 năm.

Thứ tư, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Trên đây là mức phạt đối với cá nhân, trường hợp pháp nhân vi phạm hành vi này thì được xử lý theo quy định tại khoản 5 Điều 189 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017.

V/ Cần lưu ý những điều kiện gì để tránh phạm tội vận chuyển hàng lậu qua biên giới?

Để tránh phạm tội vận chuyển hàng lậu qua biên giới thì cần lưu ý những điều kiện sau đây:

-  Không vận chuyển hàng hóa thuộc danh mục cấm nhập khẩu hoặc tạm ngừng nhập khẩu theo quy định của pháp luật.

-  Hàng hóa nhập khẩu phải có giấy phép nhập khẩu.

-  Hàng hóa nhập khẩu phải đi qua cửa khẩu quy định và làm thủ tục hải quan

-  Hàng hóa phải có hóa đơn, chứng từ rõ ràng.

-  Hàng hóa nhập khẩu phải dán tem nhập khẩu (nếu có quy định)

những điều kiện gì để tránh phạm tội vận chuyển hàng lậu qua biên giới

VI/ Giải đáp một số thắc mắc liên quan đến vận chuyển hàng lậu qua biên giới.

NPLaw xin phép giải đáp một số thắc mắc của khách hàng như sau:

1.  Nếu mang hàng xách tay qua biên giới có được xem là vận chuyển hàng lậu qua biên giới không?

Mang hàng xách tay qua biên giới chỉ được xem là vận chuyển hàng lậu qua biên giới khi đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật, cụ thể, tại khoản 6 Điều 3 Nghị định 98/2020/NĐ-CP thì các điều kiện được xem là hàng nhập lậu gồm hàng hóa thuộc danh mục hàng cấm nhập khẩu; không có giấy phép; không làm thủ tục hải quan hoặc gian lận số lượng, chủng loại; không có hóa đơn, chứng từ; không có tem dán vào hàng nếu hàng hóa thuộc loại dán tem nhập khẩu. Do đó, không phải mọi hàng xách tay qua biên giới đều được xem là vận chuyển hàng lậu qua biên giới.

2.  Xuất trình hoá đơn muộn có bị xem là vận chuyển hàng lậu qua biên giới không?

Căn cứ theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 6 Thông tư 64/2015/TTLT-BTC-BCT-BCA-BQP thì hàng hóa nhập khẩu đang trên đường vận chuyển; đang bày bán; để tại kho, bến, bãi, điểm tập kết mà cơ sở sản xuất, kinh doanh hàng hóa nhập khẩu không xuất trình được các hóa đơn, chứng từ chứng minh hợp pháp trong thời hạn quy định thì được xem là hàng hóa nhập lậu. Như vậy, nếu trong thời gian quy định mà không thể xuất trình hóa đơn thì được xem là vận chuyển hàng lậu qua biên giới

3.  Mức phạt tối đa đối với hành vi vận chuyển hàng lậu qua biên giới là bao nhiêu?

Theo quy định tại Điều 189 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017 thì mức phạt đối đa số với hành vi vận chuyển hàng lậu qua biên giới đối với cá nhân là phạt tiền đến 3.000.000.000 đồng và phạt tù lên đến 10 năm. Còn đối với pháp nhân mức phạt cao nhất là đình chỉ hoạt động vĩnh viễn.

VII/ Dịch vụ tư vấn đối với vấn đề vận chuyển hàng lậu qua biên giới.

Trên đây là một số nội dung quy định pháp luật về vận chuyển hàng lậu qua biên giới mà NPLaw muốn truyền tải tới quý khách hàng. Trường hợp nếu khách hàng còn những thắc mắc về các nội dung liên quan đến vấn đề vận chuyển hàng lậu qua biên giới như:

-  Xử lý hành chính đối với hành vi vận chuyển hàng lậu qua biên giới như thế nào?

-  Sự khác nhau về buôn lậu và vận chuyển hàng trái phép qua biên giới.

-  Những dấu hiệu của tội vận chuyển hàng lậu qua biên giới,…


CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Hotline: 0913 41 99 96

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan