VẬN CHUYỂN LÂM SẢN

 

Vận chuyển lâm sản như thế nào để không vi phạm pháp luật? Đây có lẽ là câu hỏi mà nhiều chủ thể đang và sẽ thực hiện các hoạt động liên quan đến lâm sản khá quan tâm. Hãy cùng NPlaw tìm hiểu vấn đề vận chuyển lâm sản trong bài viết dưới đây.

Từ trước đến nay, tài nguyên rừng luôn đóng một vai trò quan trọng trong đời sống của chúng ta. Rừng không những mang lại lợi ích kinh tế, mà còn duy trì sự sống, đồng thời thực hiện các chức năng của môi trường. Nhận thức được giá trị to lớn của tài nguyên rừng nên nhiều chủ thể đã tiến hành khai thác lâm sản nhằm mục đích thương mại. Tuy nhiên, bên cạnh việc khai thác, sử dụng hợp pháp thì còn tồn tại nhiều hoạt động bất hợp pháp và vận chuyển lâm sản trái pháp luật để thu về nguồn lợi to lớn mà không thông qua sự quản lý của Nhà nước. Hành động như vậy là trái với đạo đức và có lỗi với môi trường tự nhiên, nghiêm trọng hơn là vi phạm các quy định pháp luật. 

Vậy vận chuyển lâm sản như thế nào mới phù hợp với quy định pháp luật? Trước tiên ta hãy cùng nhau tìm hiểu những vấn đề liên quan đến vận chuyển lâm sản.

Vận chuyển lâm sản là gì?

Vận chuyển lâm sản là việc con người dịch chuyển các sản phẩm của rừng và lâm nghiệp từ nơi này đến nơi khác, nhằm phục vụ cho việc tiêu dùng trực tiếp hoặc sử dụng thương mại tạo ra thu nhập về kinh tế.

Vận chuyển lâm sản là gì

Vận chuyển lâm sản là gì

Vì nguồn lợi từ hoạt động này mang lại là khá lớn nên nhiều chủ thể đã có hành vi vận chuyển trái phép, khai thác lâm nghiệp một cách quá tải làm ảnh hưởng đến môi trường và đời sống xã hội. Vậy dựa vào đâu để các cơ quan có thẩm quyền có thể xác định việc khai thác vận chuyển lâm sản đó có trái phép hay không? Để biết được ta cần căn cứ vào một trong hai trường hợp được nêu dưới đây. 

Khai thác vận chuyển lâm sản trái phép

Khai thác vận chuyển lâm sản trái phép là hành vi khai thác vận chuyển lâm sản trái với các quy định của pháp luật, cụ thể việc vận chuyển đó không có hồ sơ hợp pháp hoặc có hồ sơ hợp pháp nhưng lâm sản thực tế vận chuyển không phù hợp với hồ sơ. Đối với trường hợp vận chuyển lâm sản bằng phương tiện thì hành vi vi phạm được xác định từ thời điểm lâm sản đã xếp lên phương tiện vận chuyển.

Giá trị của lâm sản ngày một tăng cao dẫn đến các hành vi khai thác, vận chuyển trái phép cũng diễn biến vô cùng phức tạp. Mặc dù các cơ quan có thẩm quyền luôn cố gắng hết sức để ngăn chặn tình trạng này, cũng như áp dụng nhiều biện pháp xử lý nghiêm ngặt đối với chủ thể vi phạm, nhưng các thủ đoạn ngày một tinh vi hơn khiến cho việc rà soát, quản lý cũng trở nên khó khăn hơn. Tuy nhiên nếu hành vi khai thác vận chuyển trái phép bị các cơ quan có thẩm quyền phát hiện thì sẽ xử phạt khá nặng để răn đe các trường hợp đang và sẽ diễn ra.

Khai thác vận chuyển lâm sản trái phép

Khai thác vận chuyển lâm sản trái phép

Để thực hiện các chức năng trên thì Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật để quản lý hoạt động vận chuyển lâm sản diễn ra một cách trật tự. Nhờ vào các quy định sau mà nhiều chủ thể thực hiện khai thác vận chuyển lâm sản cũng e dè và từ bỏ ý định trước khi hoạt động trái phép. Các cơ quan có thẩm quyền cũng từ đó có  cơ sở rõ ràng, cụ thể để dựa vào thực thi nhiệm vụ của mình.

Quy định về vận chuyển lâm sản: 

Thông tư số 27/2018/TT-BNNPTNT quy định về quản lý, truy xuất nguồn gốc lâm sản

Thông tư này quy định về:

  • Trình tự, thủ tục khai thác thực vật rừng thông thường, động vật rừng thông thường.
  • Hồ sơ lâm sản hợp pháp, kiểm tra truy xuất nguồn gốc lâm sản.
  • Đánh dấu mẫu vật các loài thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm; các loài thực vật rừng hoang dã, động vật rừng hoang dã thuộc các Phụ lục của Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp; sản phẩm gỗ hoàn chỉnh khi mua bán (sau đây viết chung là mẫu vật).

Dựa vào quy định tại thông tư này các chủ thể sẽ biết được cách để vận chuyển lâm sản hợp pháp không dẫn đến vi phạm. Nếu không tuân thủ theo quy định về thủ tục, trình tự trên thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo Nghị định sau, hoặc thậm chí có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Nghị định số 35/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lâm nghiệp, sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 07/2022/NĐ-CP

Nghị định này quy định về hành vi vi phạm, hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính; thẩm quyền xử phạt và thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực Lâm nghiệp. Trong đó có quy định liên quan đến hành vi vận chuyển lâm sản trái pháp luật. Khi hành vi vi phạm này xảy ra thì các cơ quan chức năng sẽ áp dụng Nghị định để xử lý.

Các văn bản trên cũng nêu rõ những trường hợp vận chuyển lâm sản trái phép và cụ thể hóa mức phạt đối với từng hành vi tương ứng từng đối tượng tác động để dễ dàng áp dụng quy định trên thực tế.

Các hành vi được xem là vận chuyển lâm sản trái phép 

Các hành vi vận chuyển lâm sản trái phép bao gồm: 

  • Vận chuyển lâm sản không có hồ sơ hợp pháp.
  • Vận chuyển lâm sản có hồ sơ hợp pháp nhưng lâm sản thực tế vận chuyển không phù hợp với hồ sơ đó.

 

C:\Users\ADMIN\AppData\Local\Temp\Rar$DIa800.27222\chuyển-min.png

 

Tội vận chuyển lâm sản trái phép bị xử phạt như thế nào? 

Nếu hành vi vận chuyển lâm sản trái phép chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì chủ thể thực hiện hành vi sẽ bị xử phạt hành chính.

Cụ thể như sau:

Đối với cá nhân có hành vi vi phạm thì mức phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng tùy theo đối tượng tác động được quy định tại Điều 22 Nghị định số 35/2019/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 07/2022/NĐ-CP. Đối với tổ chức có hành vi vi phạm thì mức phạt tiền bằng 2 lần mức phạt với cá nhân, tối đa là 1 tỷ đồng. Bên cạnh đó còn có thể chịu các hình phạt bổ sung và thực hiện biện pháp khắc phục.

 

Giống như lĩnh vực y học có phương châm “Phòng bệnh hơn chữa bệnh” thì luật pháp cũng có nhiều cách để ngăn chặn trước khi một hành vi vi phạm xảy ra. Một trong những cách đó là quy định rõ ràng cách thức, thủ tục để các chủ thể tiến hành vận chuyển lâm sản dựa vào thực hiện cho phù hợp.

Hướng dẫn thủ tục vận chuyển lâm sản đúng pháp luật

Hồ sơ vận chuyển lâm sản:

Đối với lâm sản vận chuyển nội bộ, bao gồm:

  • Bản chính phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ.
  • Bản chính bảng kê lâm sản do chủ lâm sản lập. Trường hợp vận chuyển nội bộ ra ngoài tỉnh đối với gỗ khai thác từ rừng tự nhiên trong nước chưa chế biến; Thực vật rừng ngoài gỗ thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và Phụ lục CITES khai thác từ rừng tự nhiên trong nước chưa chế biến; động vật rừng và bộ phận, dẫn xuất của động vật rừng có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên hoặc gây nuôi trong nước; động vật rừng, sản phẩm của động vật rừng nhập khẩu thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm, thì bảng kê lâm sản có xác nhận của cơ quan Kiểm lâm sở tại.
  • Bản sao hồ sơ nguồn gốc lâm sản.

Hướng dẫn thủ tục vận chuyển lâm sản đúng pháp luật

Hướng dẫn thủ tục vận chuyển lâm sản đúng pháp luật
 

Đối với lâm sản vận chuyển quá cảnh, bao gồm:

  • Hồ sơ hàng hóa vận chuyển quá cảnh theo quy định hiện hành. 
  • Trường hợp lâm sản vận chuyển quá cảnh được bốc dỡ, chuyển tiếp phương tiện trên lãnh thổ của Việt Nam: chủ lâm sản phải lập bảng kê lâm sản cho từng phương tiện.

Qua các thông tin trên, NPlaw mong rằng quý khách hàng có thể hiểu rõ hơn về vận chuyển lâm sản, cũng như thủ tục để thực hiện hoạt động này một cách hợp pháp. Nếu quý khách hàng còn nhiều thắc mắc hoặc muốn tìm hiểu kỹ hơn để đảm bảo an toàn khi tiến hành khai thác vận chuyển lâm sản thì hãy đến với NPlaw. Chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn, giải đáp mọi thắc mắc và hỗ trợ quý khách hàng.


CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Hotline: 0913 41 99 96

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan