VẬN CHUYỂN TÀI SẢN GÂY HƯ HỎNG ĐƯỢC HIỂU NHƯ THẾ NÀO? 

Thời đại ngày càng phát triển thúc đẩy các quan hệ mua bán qua mạng phát triển, kèm theo đó là sự nở rộ của các công ty vận chuyển. Theo đó, các vấn đề pháp lý liên quan tới hợp đồng vận chuyển tài sản cũng tăng nhanh, nhận được nhiều sự quan tâm. Trong đó vấn đề xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi hàng hóa bị hư hại, mất mát thuộc về ai là vấn đề còn nhiều khúc mắt, bài viết này sẽ phân tích sâu hơn về vấn đề này.

/upload/images/hinh-anh-2.png

I. Vận chuyển tài sản gây hư hỏng được hiểu như thế nào?

Căn cứ "Điều 530 Bộ luật dân sự 2015" về hợp đồng vận chuyển tài sản thì: “Hợp đồng vận chuyển tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên vận chuyển có nghĩa vụ chuyển tài sản đến địa điểm đã định theo thỏa thuận và giao tài sản đó cho người có quyền nhận, bên thuê vận chuyển có nghĩa vụ trả cước phí vận chuyển.”

II. Một số nguyên nhân vận chuyển tài sản gây hư hỏng

Những nguyên nhân vận chuyển tài sản gây hư hỏng như sau: 

+ Đóng gói hàng hóa không đúng cách

+ Sắp xếp hàng hóa thiếu khoa học

+ Bảo quản sai cách trong quá trình vận chuyển

+ Gặp phải sự cố cháy nổ, tai nạn

+ Ảnh hưởng bởi yếu tố thời tiết, nhiệt độ

III. Trách nhiệm của các bên trong trường hợp vận chuyển tài sản gây hư hỏng

Theo quy định tại "Khoản 5 Điều 534 Bộ luật dân sự 2015" thì bên vận chuyển có nghĩa vụ “Bồi thường thiệt hại cho bên thuê vận chuyển trong trường hợp bên vận chuyển để mất, hư hỏng tài sản, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.”

Như vậy, trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi tài sản bị mất, hư hỏng, hủy hoại trong quá trình vận chuyển sẽ do bên vận chuyển chịu trách nhiệm bồi thường, trừ trường hợp xảy ra sự kiện bất khả kháng, các bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định khác.

"Điều 585 Bộ luật dân sự 2015" quy định Nguyên tắc bồi thường thiệt hại được quy định cụ thể: 

-  Thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

- Người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường nếu không có lỗi hoặc có lỗi vô ý và thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của mình.

- Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì bên bị thiệt hại hoặc bên gây thiệt hại có quyền yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường.

- Khi bên bị thiệt hại có lỗi trong việc gây thiệt hại thì không được bồi thường phần thiệt hại do lỗi của mình gây ra.

-  Bên có quyền, lợi ích bị xâm phạm không được bồi thường nếu thiệt hại xảy ra do không áp dụng các biện pháp cần thiết, hợp lý để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại cho chính mình.”

IV. Giải đáp một số thắc mắc thường gặp về vận chuyển tài sản gây hư hỏng

1. Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại trong trường hợp vận chuyển tài sản gây hư hỏng thuộc về ai?

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi tài sản bị mất, hư hỏng, hủy hoại trong quá trình vận chuyển sẽ do bên vận chuyển chịu trách nhiệm bồi thường, trừ trường hợp xảy ra sự kiện bất khả kháng, các bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định khác

2. Nếu vận chuyển tài sản mà gây hư hỏng vì sự kiện bất khả kháng thì có phải bồi thường không?

Trường hợp bất khả kháng dẫn đến tài sản vận chuyển bị mất, hư hỏng hoặc bị hủy hoại trong quá trình vận chuyển thì bên vận chuyển không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.

3. Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng vận chuyển tài sản được quy định như thế nào?

Bên vận chuyển tài sản có quyền và nghĩa vụ như sau: 

- Kiểm tra sự xác thực của tài sản, của vận đơn hoặc chứng từ vận chuyển tương đương khác.

- Từ chối vận chuyển tài sản không đúng với loại tài sản đã thỏa thuận trong hợp đồng.

- Yêu cầu bên thuê vận chuyển thanh toán đủ cước phí vận chuyển đúng thời hạn.

- Từ chối vận chuyển tài sản cấm giao dịch, tài sản có tính chất nguy hiểm, độc hại, nếu bên vận chuyển biết hoặc phải biết

- Bảo đảm vận chuyển tài sản đầy đủ, an toàn đến địa điểm đã định, theo đúng thời hạn.

- Giao tài sản cho người có quyền nhận.

- Chịu chi phí liên quan đến việc chuyên chở tài sản, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

- Mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật.

- Bồi thường thiệt hại cho bên thuê vận chuyển trong trường hợp bên vận chuyển để mất, hư hỏng tài sản, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.

Bên thuê vận chuyển có quyền và nghĩa vụ như sau: 

- Yêu cầu bên vận chuyển chuyên chở tài sản đến đúng địa điểm, thời điểm đã thỏa thuận.

-  Trực tiếp hoặc chỉ định người thứ ba nhận lại tài sản đã thuê vận chuyển

- Trả đủ tiền cước phí vận chuyển cho bên vận chuyển theo đúng thời hạn, phương thức đã thỏa thuận.

- Cung cấp thông tin cần thiết liên quan đến tài sản vận chuyển để bảo đảm an toàn cho tài sản vận chuyển.

- Trông coi tài sản trên đường vận chuyển, nếu có thỏa thuận. Trường hợp bên thuê vận chuyển trông coi tài sản mà tài sản bị mất, hư hỏng thì không được bồi thường.

/upload/images/hinh-anh-3(2).jpeg

4. Cần thỏa thuận như thế nào về điều khoản bồi thường thiệt hại khi tài sả bị hư hỏng trong hợp đồng vận chuyển để đảm bảo quyền lợi của cả hai bên?

Cần quy định rõ ràng về quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong hợp đồng, cũng như việc vận chuyển tài sản gây hư hỏng thì sẽ phải có trách nhiệm bồi thường, khôi phục lại tình trạng ban đầu để tránh những tranh chấp không đáng có khi giao kết hợp đồng. 

Trên đây là những thông tin xoay quanh vận chuyển tài sản gây hư hỏng. Để có thể hỗ trợ cũng như tìm hiểu thông tin, quy định của pháp luật vận chuyển tài sản gây hư hỏng, quý khách có thể liên hệ NPLaw để được tư vấn, hỗ trợ cụ thể về các vấn đề pháp lý nhanh chóng nhất.

Công ty Luật TNHH Ngọc Phú - Hãng luật NPLaw

Hotline: 0913449968

Email: Legal@nplaw.vn


CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Hotline: 0913 41 99 96

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan
  • TRANH CHẤP TÀI SẢN CHUNG SAU LY HÔN

    TRANH CHẤP TÀI SẢN CHUNG SAU LY HÔN

    Mục lục Ẩn I. Tranh chấp tài sản chung sau khi khi ly hôn 1.1 Hiểu thêm về tranh chấp tài sản II. Giải quyết tranh chấp tài sản sau ly hôn 2.1 Chia tài sản tranh chấp 2.1.1 Tài sản chung là gì? 2.1.2 Nguyên...
    Đọc tiếp
  • TRƯỜNG HỢP TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI KHÔNG CÓ SỔ ĐỎ

    TRƯỜNG HỢP TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI KHÔNG CÓ SỔ ĐỎ

    Theo quy định của pháp luật thì căn cứ để xác định quyền sử dụng đất của một cá nhân, tổ chức là dựa vào giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) và một số giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai 2013....
    Đọc tiếp
  • TƯ VẤN PHÁP LÝ THỪA KẾ, ĐÃ CÓ NPLAW!

    TƯ VẤN PHÁP LÝ THỪA KẾ, ĐÃ CÓ NPLAW!

    Tư vấn pháp luật thừa kế hiện đang là một trong những dịch vụ phổ biến nhất của các đơn vị thực hiện chức năng tư vấn, cung cấp dịch vụ pháp lý. Mỗi người chúng ta đều ít nhiều đang có liên quan đến quan hệ pháp luật về...
    Đọc tiếp
  • GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG

    GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG

    Tranh chấp lao động là một trong những vấn đề được rất nhiều người quan tâm hiện nay. Một trong những vấn đề pháp lý quan trọng đó là việc giải quyết các tranh chấp lao động. Vậy hiểu thế nào là tranh chấp lao động và giải...
    Đọc tiếp
  • TRANH CHẤP LAO ĐỘNG VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý

    TRANH CHẤP LAO ĐỘNG VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý

    Hiện nay, tranh chấp lao động là một vấn đề rất đáng quan tâm, khi mà kinh tế xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu về kinh tế, đời sống của người dân ngày càng tăng cao; bên cạnh đó các doanh nghiệp cạnh tranh hết sức khốc liệt....
    Đọc tiếp