Hiện nay, nhiều người có xu hướng chọn công ty tài chính thay vì ngân hàng khi có nhu cầu vay tín chấp hoặc vay tiêu dùng. Với thủ tục đơn giản hơn nhiều so với hơn ngân hàng, các công ty cho vay tài chính ngày càng phát triển. Tuy nhiên, việc vay tiền công ty tài chính thường tiềm ẩn nhiều rủi ro. Do vậy, NPLaw xin gửi tới quý độc giả bài viết về vấn đề vay tiền công ty tài chính dưới đây.
Dưới sự phát triển của kinh tế, xã hội, người tiêu dùng được tiếp cận hơn với nhiều hình thức tài chính đa dạng thay vì thông qua vay vốn ngân hàng. Hiện nay, một trong số các hình thức vay được nhiều người quan tâm đó chính là vay tiền công ty tài chính.
Vay tiền tài chính hay còn được gọi là vay tín dụng. Đây là hình thức cho vay dựa theo hai hình thức là có hoặc không có tài sản đảm bảo. Các khoản vay nhằm mục đích cá nhân.
Luật tổ chức tín dụng sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định: Tổ chức tín dụng phi ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện một hoặc một số hoạt động ngân hàng theo quy định, trừ các hoạt động nhận tiền gửi của cá nhân và cung ứng các dịch vụ thanh toán qua tài khoản của khách hàng. Tổ chức tín dụng phi ngân hàng bao gồm công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính và các tổ chức tín dụng phi ngân hàng khác.
Thủ tục đơn giản, nhanh chóng hơn so với việc vay tiền tại ngân hàng vì chỉ cần các giấy tờ nhân thân như chứng minh nhân dân, căn cước công dân, hộ chiếu...là có thể vay được. Người vay tiền thường không phải có tài sản thế chấp và đáp ứng nhu cầu của người vay.
Công ty tài chính được cho vay bao gồm cho vay trả góp, cho vay tiêu dùng theo "Điều 9 Nghị định 39/2014/NĐ-CP".
Hồ sơ vay tiền:
Để vay tín chấp thì mỗi công ty tài chính, với mỗi gói vay khác nhau sẽ yêu cầu các giấy tờ không giống nhau, tuy nhiên về cơ bản thì người vay cần chuẩn bị những giấy tờ sau: Chứng minh nhân dân/ Thẻ Căn cước công dân/Hộ chiếu còn hiệu lực; Sổ hộ khẩu/ Giấy phép lái xe; Hợp đồng lao động/ Xác nhận nhân sự/ Quyết định biên chế; Sao kê lương/ Xác nhận lương; Giấy đề nghị vay vốn; Phương án sử dụng vốn.
Trình tự, thủ tục cho vay:
Bước 1: việc nhận hồ sơ vay tín chấp được thực hiện sau khi làm rõ mục đích vay vốn và xác minh sơ bộ về khả năng tài chính của bạn nhân viên tín dụng sẽ giúp hướng dẫn cách làm hồ sơ sao cho phù hợp theo quy định của pháp luật
Bước 2: Thẩm định đơn xin vay theo các căn cứ vào khả năng tài chính đây là căn cứ rất quy định vì điều kiện xem người vay vốn có khả năng trả nợ cho chủ nợ hay không? Căn cứ vào nơi cư trú để ngân hàng và tổ chức tín dụng có thể xác minh cũng nh như đảm bảo hơn uy tín của người vay tín dụng theo quy định của pháp luật.
Bước 3: Phân tích tín dụng được thực hiện theo phía ngân hàng tiến hành đánh giá khả năng vay vốn và hoàn trả vốn vay của khách hàng dựa trên 3 nội dung đó là việc đánh giá khả năng tài sản của khách hàng, đánh giá các khoản nợ, đánh giá phương án vay vốn của khách hàng.
Bước 4: Xét duyệt và cho vay được thực hiện theo các công việc đó là nhân viên tư vấn sẽ nộp hồ sơ và báo cáo thẩm định cho cán bộ xét duyệt để kiểm tra, xem xét và tái thẩm định. Nếu trong các trường hợp được duyệt thì nhân viên tín dụng sẽ thông báo và tiến hành gặp khách hàng để ký kết hợp đồng vay tín chấp theo quy định.
Bước 5: Ký hợp đồng và giải ngân: sau khi đơn xin vay tín chấp được thẩm định và phê duyệt thì tiến hành ký hợp đồng theo quy định.
Bước 6: Thu nợ và đưa ra phán quyết tín dụng mới trong các trường hợp thực hiện thu nợ khi tới hạn là việc làm hàng tháng của ngân hàng bao gồm 1 phần khoản vay gốc và số tiền lãi theo quy định.
Khi vay tiền tại công ty tài chính, người vay có thể đối mặt với một số rủi ro dưới đây:
Dịch vụ cho vay tài chính của các công ty tài chính có mức lãi suất khá cao so với mặt chung của các ngân hàng thương mại khiến cho việc chi trả lãi gặp khó khăn.
Để được vay tiền, công ty tài chính buộc khách hàng ký vào một bản hợp đồng mà ở đó hai bên thỏa thuận toàn bộ các điều khoản liên quan đến gói vay. Bản hợp đồng này có thể gây ra nhiều rủi ro như trong trường hợp khách hàng trả nợ không đúng hẹn, không đủ số tiền vay thì các công ty tài chính sử dụng biện pháp thu hồi nợ khá tiêu cực như bị gọi điện làm phiền...ngoài ra người vay còn có thể bị kiện ra tòa.
Căn cứ "khoản 1 Điều 7 Thông tư 28/2020/TT-BCA" công an xã có trách nhiệm tiếp nhận tin báo, tố giác về tội phạm. Công an xã tiến hành kiểm tra, xác minh sơ bộ trường hợp có dấu hiệu vi phạm thì công an sẽ tiến hành chuyển ngay tin báo về tội phạm cho cơ quan điều tra có thẩm quyền kèm theo các tài liệu, đồ vật liên quan.
Theo "Điều 468 Bộ luật Dân sự năm 2015" quy định thì mức lãi suất mà các bên có thỏa thuận thì lãi suất không được vượt quá 20%/năm khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác. Như vậy, lãi suất trong hợp đồng vay tài sản sẽ do 2 bên thoả thuận tuy nhiên không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, tương đương mức lãi suất không quá 1,666%/tháng.
"Khoản 1 Điều 2 Nghị quyết 01/2021/NQ-HĐTP" định nghĩa về cho vay nặng lãi: “"1. “Cho vay lãi nặng” là trường hợp bên cho vay cho bên vay vay tiền với mức lãi suất gấp 05 lần trở lên mức lãi suất cao nhất quy định tại "khoản 1 Điều 468 của Bộ luật Dân sự"." Như vậy, Lãi suất tối đa tại "khoản 1 Điều 468 của Bộ luật Dân sự" là 20%/năm, tức 1.66%/tháng. Nên nếu bạn cho vay với lãi suất gấp 05 trở lên mức này thì được xem là hành vi này được xem là cho vay nặng lãi. Cụ thể mức lãi không quá 100%/năm tương đương không quá 8,33%/tháng.
"Điểm g khoản 3 Điều 102 Nghị định 15/2020/NĐ-CP" quy định hành vi cung cấp, trao đổi, truyền đưa hoặc lưu trữ, sử dụng thông tin số nhằm đe dọa, quấy rối, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác; có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
Trên đây là nội dung về vấn đề vay tiền công ty tài chính mà NPLaw muốn gửi tới quý độc giả. Nếu quý độc giả có bất cứ thắc mắc về pháp lý, quý độc giả vui lòng liên hệ đến NPLaw để được hỗ trợ, giải đáp.
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn