Tình hình xuất khẩu của nước ta hiện nay theo chiều hướng phát triển, nước ta đang là một trong những nước dẫn đầu trong việc xuất khẩu đối với nhiều mặt hàng. Trong đó xuất khẩu mây, tre đan là một ngành tiềm năng và mang lại nhiều giá trị.
Vậy pháp luật có quy định như thế nào về việc xuất khẩu mặt hàng mây, tre đan? Những sản phẩm từ mây, tre đan nào được phép xuất khẩu? Lệ phí thực hiện thủ tục xuất khẩu mây, tre đan là bao nhiêu? Kính mời quý độc giả theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về vấn đề trên.
Vấn đề lạm phát toàn cầu diễn ra đặc biệt là ở các các thị trường xuất khẩu chính các sản phẩm về mây, tre đan như thị trường Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản đã khiến sức mua của người tiêu dùng giảm khiến cho việc xuất khẩu sản phẩm mây, tre đan giảm theo. Căn cứ theo số liệu của Tổng cục Hải quan, ước tính, xuất khẩu sản phẩm mây, tre, cói, thảm của nước ta trong tháng 3/2023 đạt 70 triệu USD, tăng 23,5% so với tháng 2/2023, nhưng giảm 21,5% so với tháng 3/2022.
Sau đại dịch COVID-19 vừa qua, việc xuất khẩu mây, tre đan còn gặp nhiều khó khăn do các nước thắt chặt kiểm soát nhập khẩu, thiếu nguồn nhân công và một phần do thiếu hụt nguồn cung về nguyên liệu bởi việc khai thác nguyên liệu quá mức nhưng các tổ chức lại chưa có phương án kịp thời để tái tạo nguồn nguyên liệu.
Theo Báo Dân trí, mỗi năm Việt Nam xuất khẩu sản phẩm từ mây tre lá mang lại trị giá khoảng 500 triệu USD, là một trong những nước đứng đầu trong việc xuất khẩu các sản phẩm từ mây, tre đan. Xuất khẩu các sản phẩm từ mây, tre đan không chỉ mang lại giá trị về kinh tế, giải quyết nguồn lao động, thúc đẩy thị trường mà còn góp phần quảng bá văn hoá du lịch của nước ta và giúp bản tồn các làng nghề thủ công truyền thống đang dần bị mai một.
Để hiểu rõ hơn về việc xuất khẩu mây, tre đan, NPLaw sẽ cung cấp cho quý độc giả một số quy định của pháp luật về vấn đề này.
* Theo quy định tại khoản 1 Điều 9 Nghị định 69/2018/NĐ-CP, hồ sơ cấp giấy phép xuất khẩu,nhập khẩu nói chung và xuất khẩu mây, tre đan nói riêng bao gồm:
* Tại Điều 4 Nghị định 69/2018/NĐ-CP quy định về thủ tục xuất, nhập khẩu nói chung và thủ tục xuất khẩu mây, tre đan nói riêng như sau:
Tại khoản 1 Điều 4 Nghị định 69/2018/NĐ-CP, đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép, thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu phải có giấy phép của bộ, cơ quan ngang bộ liên quan.
Mà theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện nay, các hoạt động liên quan đến xuất nhập khẩu sẽ do Cục Xuất nhập khẩu thuộc Bộ Công thương quản lý. Một trong số đó, Cục Xuất nhập khẩu có nhiệm vụ và quyền hạn tổ chức thực hiện cấp các loại giấy phép, giấy chứng nhận xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa, mua bán hàng hóa quốc tế theo ủy quyền của Bộ trưởng và quy định của pháp luật.
Như vậy, cơ quan có thẩm quyền cấp phép thực hiện xuất khẩu mây, tre đan hiện nay là Cục Xuất nhập khẩu thuộc Bộ Công thương.
Theo quy định tại mục 17 Phụ lục I Nghị định số 26/2023/NĐ-CP về biểu thuế xuất khẩu theo danh mục mặt hàng chịu thuế thì đối với nguyên liệu thực vật chủ yếu dùng để tết bện (như: tre, song, mây, sậy, liễu gai, cây bấc, cọ sợi, các loại rơm, rạ ngũ cốc đã làm sạch, tẩy trắng hoặc đã nhuộm và vỏ cây đoạn) sẽ chịu mức thuế suất là 0%.
Ngoài ra, theo quy định tại Điều 9 Thông tư 219/2013/TT-BTC, thuế giá trị gia tăng (VAT) đối với đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu là 0%.
Như vậy, khi thực hiện thủ tục xuất khẩu mây, tre đan thì doanh nghiệp xuất khẩu sẽ được hưởng mức thuế suất xuất khẩu và thuế VAT là 0%.
Dưới đây là một số thắc mắc thường gặp phải liên quan tới việc xuất khẩu mây, tre đan mà NPLaw sẽ giải đáp giúp quý bạn độc.
Theo quy định tại điểm a,b khoản 1 Điều 5 Luật Quản lý ngoại thương 2017:
Như vậy, thương nhân có quyền xuất khẩu hàng hóa, trong đó các sản phẩm mây,tre nếu không thuộc Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu và hàng hóa tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu và phải đáp ứng các yêu cầu về giấy phép, điều kiện.
Căn cứ theo quy định tại mục 17 Phụ lục I Nghị định số 26/2023/NĐ-CP về biểu thuế xuất khẩu theo danh mục mặt hàng chịu thuế thì đối với nguyên liệu thực vật chủ yếu dùng để tết bện (như: tre, song, mây, sậy, liễu gai, cây bấc, cọ sợi, các loại rơm, rạ ngũ cốc đã làm sạch, tẩy trắng hoặc đã nhuộm và vỏ cây đoạn) sẽ chịu mức thuế suất là 0%.
Do đó, khi thực hiện thủ tục xuất khẩu mây, tre đan thì doanh nghiệp xuất khẩu được hưởng mức thuế suất là 0%.
Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa, hay còn được gọi là C/O là giấy tờ để xác nhận nơi sản xuất hoặc khai thác ra hàng hóa. Hiện nay, C/O là một trong những giấy tờ quan trọng trong thủ tục xuất nhập khẩu, đặc biệt là với các sản phẩm được hưởng các ưu đãi về thuế quan.
Ngoài ra, tùy vào việc mây, tre đan được xuất khẩu sang nước nào mà căn cứ vào Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập để xác định C/O có cần thiết hay không.
Trên đây là các thông tin cần thiết mà NPLaw cung cấp tới quý Khách hàng liên quan đến việc xuất khẩu mây, tre đan. Nếu có bất kỳ vướng mắc liên quan đến vấn đề trên hay có trăn trở về bất cứ lĩnh vực pháp lý nào, hãy liên hệ ngay với chúng tôi. Các Luật sư, Chuyên viên với trình độ chuyên môn cao sẽ giải đáp thắc mắc và tư vấn cụ thể, chuyên sâu hơn cho quý Khách hàng thông qua hình thức tin nhắn, qua điện thoại hoặc email tư vấn.
Quý Khách hàng có thể liên hệ ngay với chúng tôi theo thông tin dưới đây:
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn