Văn hoá doanh nghiệp giống như đời sống tinh thần của một doanh nghiệp. Để tồn tại và phát triển về mọi mặt, doanh nghiệp phải xây dựng văn hoá doanh nghiệp phù hợp, đầy đủ và thực hiện nó một cách nghiêm túc. Vậy làm sao để hiểu thế nào là văn hoá doanh nghiệp và những vấn đề liên quan xoay quanh về văn hoá doanh nghiệp như thế nào? Hãy cùng NPLaw tìm hiểu về những quy định pháp luật hiện hành liên quan đến vấn đề này bên dưới nhé.
Văn hoá doanh nghiệp là toàn bộ giá trị văn hoá được gây dựng nên trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp, từ đó trở thành quy tắc, tập quán quen thuộc ăn sâu vào hoạt động của doanh nghiệp đồng thời chi phối tình cảm, cách suy nghĩ và hành vi của mọi thành viên của doanh nghiệp trong việc theo đuổi và thực hiện các mục đích.
Văn hoá doanh nghiệp có thể được hình thành từ khi doanh nghiệp mới thành lập. Nhưng qua quá trình kinh doanh và hoạt động, để văn hoá doanh nghiệp có ảnh hưởng tích cực và hiệu quả, doanh nghiệp phải có phương án xây dựng văn hoá doanh nghiệp. Cụ thể, mỗi doanh nghiệp sẽ trải quá trình xây dựng văn hoá như sau:
Bước 1: Xác định những mục tiêu, định hướng của doanh nghiệp.
Bước 2: Tập trung soạn thảo, xây dựng và thực hiện các khía cạnh của văn hoá doanh nghiệp:
-Quy chế, quy định của công ty;
-Khẩu hiệu (slogan);
-Tầm nhìn;
-Sứ mệnh;
-Giá trị cốt lõi;
-Triết lý kinh doanh;
-Đội ngũ nhân sự.
Bước 3: Đánh giá lại quá trình thực hiện văn hoá doanh nghiệp;
Bước 4: Củng cố, điều chỉnh các khía cạnh của văn hoá doanh nghiệp.
Văn hóa doanh nghiệp có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của doanh nghiệp, bao gồm:
-Định hướng cho hành vi của nhân viên: Văn hóa doanh nghiệp định hướng cho nhân viên trong cách hành xử, giao tiếp, làm việc,... giúp họ hiểu rõ sứ mệnh, tầm nhìn, giá trị cốt lõi của doanh nghiệp và thực hiện công việc một cách hiệu quả.
-Tạo động lực cho nhân viên: Văn hóa doanh nghiệp tạo động lực cho nhân viên làm việc, gắn bó với doanh nghiệp, giúp họ cảm thấy được tôn trọng, phát huy hết khả năng của mình.
-Thu hút và giữ chân nhân tài: Văn hóa doanh nghiệp là một trong những yếu tố quan trọng giúp doanh nghiệp thu hút và giữ chân nhân tài. Những nhân tài sẽ lựa chọn làm việc tại những doanh nghiệp có văn hóa doanh nghiệp phù hợp với bản thân.
-Tạo lợi thế cạnh tranh: Văn hóa doanh nghiệp là một trong những yếu tố tạo nên lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp. Những doanh nghiệp có văn hóa doanh nghiệp mạnh mẽ sẽ có khả năng thu hút khách hàng, đối tác, tạo ra sự khác biệt so với các doanh nghiệp khác.
Các yếu tố cấu thành văn hóa doanh nghiệp bao gồm:
- Năng lực của doanh nhân
+Trình độ chuyên môn của doanh nhân bao gồm bằng cấp chuyên môn, kiến thức xã hội, kiến thức kĩ thuật nghiệp vụ, kiến thức ngoại ngữ.
+Là tổng hoà những hiểu biết, nhận thức, kĩ năng và khả năng giải quyết vấn đề của doanh nhân
+Là yếu tố quan trọng giúp doanh nhân giải quyết vấn đề trong điều hành công việc, thích ứng và luôn tìm giải pháp hợp lí với những vướng mắc có thể xảy ra
+Các doanh nhân luôn phải nâng cao trình độ chuyên môn của mình.
- Tố chất của doanh nhân
+Tầm nhìn chiến lược
+Khả năng thích ứng với môi trường, nhạy cảm, linh hoạt, sáng tạo
+Tính độc lập, quyết đoán, tự tin
+Năng lực quan hệ xã hội
+Có nhu cầu cao về sự thành đạt
+Say mê, yêu thích kinh doanh, sẵn sàng chấp nhận mạo hiểm, có đầu óc kinh doanh
+Đạo đức của doanh nhân
+Đạo đức của một con người
+Xác định hệ thống giá trị đạo đức làm nền tảng hoạt động
+Nỗ lực vì sự nghiệp chung
+Kết quả công việc và mức độ đóng góp cho xã hội
- Phong cách của doanh nhân
+Những nguyên tắc định hình một phong cách tốt của doanh nhân:
+Luôn bị thôi thúc bởi sự hoàn hảo
+Vượt qua mọi rào cản để tim ra chân lí một cách nhanh chóng
+Vận dụng mọi khả năng và dồn mọi nỗ lực của mình cho công việc
+Biến công việc thành nhu cầu và sở thích của mọi người
+Hiểu được và biết dự liệu đến những tiểu tiết
+Không tự thoả mãn
Văn hóa doanh nghiệp và văn hóa cá nhân đều đóng vai trò quan trọng trong việc định hình hành vi và giá trị của mỗi cá nhân. Tuy nhiên, có sự khác biệt đáng chú ý giữa hai loại văn hóa này:
-Văn hóa doanh nghiệp:
+Được xây dựng và phát triển bởi toàn bộ thành viên trong tổ chức, xuất phát từ giá trị và mục tiêu chung của doanh nghiệp.
+Được hướng đến mục tiêu kinh doanh và sự phát triển của tổ chức.
+Mục tiêu chính của văn hóa doanh nghiệp là tạo ra môi trường làm việc tích cực, nơi mà mọi người cống hiến và phát triển bản thân.
+Có thể thay đổi dựa trên sự phát triển và thay đổi của doanh nghiệp.
-Văn hóa cá nhân:
+Phản ánh các giá trị, niềm tin và hành vi cá nhân.
+Thường phát triển từ gia đình, đào tạo và kinh nghiệm cá nhân.
+Không nhất thiết phải giống hệt với văn hóa doanh nghiệp mà cá nhân làm việc.
+Có thể ảnh hưởng đến cách mà mỗi cá nhân tương tác và làm việc trong môi trường doanh nghiệp.
Tóm lại, văn hóa doanh nghiệp và văn hóa cá nhân có sự liên kết mạnh mẽ và ảnh hưởng lẫn nhau, nhưng cũng có những đặc điểm riêng biệt đáng chú ý. Để thúc đẩy sự phát triển bền vững, doanh nghiệp cần cân nhắc và tạo điều kiện cho sự hòa hợp giữa hai loại văn hóa này.
Văn hoá doanh nghiệp có thể thay đổi theo thời gian, những người lãnh đạo doanh nghiệp có thể điều chỉnh một hoặc toàn bộ các nội dung của văn hoá doanh nghiệp như đã nêu.
Văn hoá doanh nghiệp sẽ có những giá trị cốt lõi xuyên suốt nhưng cách thể hiện nó hoặc một trong những nội dung của nó cần được thay đổi để phù hợp hơn. Trong đó, yếu tố khách quan (thị trường, công cụ sản xuất…) sẽ tác động mạnh đến việc thay đổi này.
Ví dụ: Thời điểm năm 2020, dịch COVID - 19 đang bùng phát phát mạnh mẽ ảnh hưởng đến thị trường. Hiện nay, công nghệ thông tin cũng đang ảnh hưởng đến quá trình sản xuất và kinh doanh của hầu hết các doanh nghiệp.
Để tồn tại và phát triển, doanh nghiệp phải có sự điều chỉnh về tầm nhìn, chiến lược kinh doanh của mình phù hợp với xu thế đang diễn ra. Việc thay đổi này sẽ kéo theo những thay đổi khác về quy chế nội bộ, nhân sự, đối tượng khách hàng…Và từ đó, văn hoá doanh nghiệp sẽ thay đổi.
2. Doanh nghiệp nào thì cần đến văn hóa doanh nghiệp?
Mọi doanh nghiệp đều cần đến văn hóa doanh nghiệp. Văn hóa doanh nghiệp giúp xác định giá trị, quan điểm và hành vi cần phải tuân thủ trong công việc hàng ngày. Nó giúp tạo ra môi trường làm việc tích cực, thúc đẩy sự sáng tạo, giúp tạo ra sự đoàn kết và tăng cường hiệu suất làm việc của nhân viên. Văn hóa doanh nghiệp cũng giúp xây dựng và duy trì mối quan hệ tốt với khách hàng và đối tác kinh doanh.
Để xây dựng văn hoá doanh nghiệp đúng chuẩn, bạn có thể thực hiện các bước sau:
-Định rõ giá trị và mục tiêu của doanh nghiệp: Xác định những giá trị cốt lõi và mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp để tạo nên nền tảng cho văn hoá doanh nghiệp.
-Xác định và chia sẻ những quy tắc và tiêu chí hoạt động: Xác định những quy tắc, chuẩn mực hoạt động của doanh nghiệp và chia sẻ chúng đến tất cả nhân viên để họ hiểu rõ và tuân thủ.
-Xây dựng môi trường làm việc tích cực: Tạo ra một môi trường làm việc tích cực, kích thích sáng tạo và hỗ trợ phát triển cá nhân của nhân viên.
-Khuyến khích sự đổi mới và học hỏi liên tục: Đầu tư vào việc phát triển kỹ năng và kiến thức của nhân viên, khuyến khích họ tự tin đề xuất và thực hiện các ý tưởng mới.
-Tạo ra các cơ hội giao tiếp và phản hồi: Tạo điều kiện cho nhân viên trao đổi thông tin, ý kiến và phản hồi một cách mở cửa và xây dựng.
-Thúc đẩy tinh thần đồng đội và hợp tác
Trên đây là tất cả các thông tin chi tiết mà NPLaw của chúng tôi cung cấp để hỗ trợ quý khách hàng về vấn đề văn hoá doanh nghiệp. Trường hợp Quý Khách hàng còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề nêu trên hoặc các vấn đề pháp lý khác thì hãy liên hệ ngay cho NPLaw để được đội ngũ chúng tôi trực tiếp tư vấn và hướng dẫn giải quyết.
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn