VAY TIỀN KHÔNG HỢP ĐỒNG VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT

Vay tiền không hợp đồng không phải hành vi trái pháp luật nhưng lại phát sinh nhiều rủi ro khi tiến hành đòi nợ, yêu cầu bên vay trả tiền. Để hiểu hơn về giao dịch vay tiền không hợp đồng, thông qua bài viết này, NPLaw sẽ gửi đến Quý bạn đọc một số thông tin pháp lý cần thiết về vay tiền không hợp đồng.

I. Thực trạng vay tiền không hợp đồng

Hiện nay, vì nhiều lý do khác nhau mà chủ yếu xuất phát từ mối quan hệ gần gũi, quen biết, cả nể,… mà nhiều chủ thể trong xã hội vẫn tiến hành cho vay tiền không hợp đồng. Điều này xuất phát từ niềm tin của bên cho vay, nhưng cũng chính vì thế mà dễ dàng sụp đổ hoặc bị tác động tiên cực nếu bên vay không thiện chí, trung thực thực hiện nghĩa vụ trả nợ.

Ngày nay, hằng ngày có rất nhiều vụ việc liên quan đến việc trả nợ – đòi nợ phát sinh với nhiều mức độ khác nhau, nhưng cũng là hồi chuông cảnh tỉnh cho các chủ thể trong xã hội cần cẩn thận, ràng buộc trách nhiệm bằng việc lập hợp đồng vay tiền khi cho vay.

II. Quy định pháp luật về vay tiền không hợp đồng

1. Cho vay tiền có bắt buộc phải viết giấy tờ hay hợp đồng không?

Theo quy định tại Điều 463 đến Điều 471, chương XVI, mục 4 về Hợp đồng vay tài sản, Bộ luật Dân sự năm 2015, Hợp đồng cho vay tài sản không bắt buộc phải lập thành văn bản (viết giấy tờ hoặc hợp đồng).

Như vậy, pháp luật không quy định bắt buộc cho vay tiền phải viết giấy tờ hoặc lập hợp đồng cho vay.

Vay tiền không hợp đồng thì có thể đòi nợ đúng pháp luật được không? Các cách đòi nợ khi không hợp đồng là gì?

2. Vay tiền không hợp đồng thì có thể đòi nợ đúng pháp luật được không? Các cách đòi nợ khi không hợp đồng là gì?

Theo quy định tại mục 4 Chương XVI Bộ luật Dân sự năm 2015, pháp luật không ràng buộc hình thức của giao dịch cho vay và vẫn công nhận trường hợp cho vay tiền không viết giấy tờ nếu có các hình thức khác theo quy định.

Mặc dù không cần thông qua giấy tờ nhưng không phải mọi trường hợp vay tiền đều hợp pháp. Theo Điều 117 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự như sau:

- Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:

+ Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;

+ Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;

+ Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.

- Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định.

Như vậy, khi giao dịch cho vay đáp ứng các điều kiện có hiệu lực nêu trên, ngay trong trường hợp không có hợp đồng thì giao dịch vay này vẫn được pháp luật công nhận và bảo vệ. Do đó, bên cho vay vẫn có thể căn cứ giao dịch thực tế để trực tiếp yêu cầu, đề nghị bên vay trả tiền hoặc thông qua bên thứ ba, Tòa án để yêu cầu bên vay thực hiện nghĩa vụ trả tiền.

III. Giải đáp một số câu hỏi về vay tiền không hợp đồng

1. Vay tiền không hợp đồng không nêu rõ mức lãi suất cho vay thì mức lãi suất cho vay phải tính như thế nào?

Theo quy định tại Điều 468 Bộ luật Dân sự năm 2015 về “Lãi suất” như sau:

“1. Lãi suất vay do các bên thỏa thuận.

Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác. Căn cứ tình hình thực tế và theo đề xuất của Chính phủ, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh mức lãi suất nói trên và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.

Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực.

2. Trường hợp các bên có thỏa thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất và có tranh chấp về lãi suất thì lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi suất giới hạn quy định tại khoản 1 Điều này tại thời điểm trả nợ”.

Như vậy, trường hợp có thỏa thuận về lãi nhưng không nêu rõ mức lãi suất cho vay, bên cho vay vẫn có thể căn cứ theo quy định pháp luật để yêu cầu mức lãi suất tối đa là 10%/năm. Trường hợp không quy định về lãi vay, bên cho vay không có căn cứ yêu cầu trả lãi.

2. Trường hợp cho vay tiền nhưng làm mất hợp đồng thì làm sao để đòi lại tiền?

Theo quy định tại mục 4 Chương XVI Bộ luật Dân sự năm 2015 pháp luật không ràng buộc hình thức của giao dịch cho vay và vẫn công nhận trường hợp cho vay tiền không viết giấy tờ nếu có các hình thức khác theo quy định.

Do đó, việc có hay không hợp đồng vay tiền không phải là tài liệu, chứng cứ bắt buộc phải có để thực hiện quyền đòi nợ của bên cho vay.

Như vậy, trường hợp cho vay tiền nhưng làm mất hợp đồng không ảnh hưởng đến quyền đòi nợ của bên cho vay. Bên cho vay vẫn có quyền đòi nợ, khởi kiện yêu cầu trả tiền nợ dù không có hợp đồng vay tiền.

3. Vay tiền không có hợp đồng, con nợ không muốn trả nợ thì làm sao để đòi được nợ?

Như đã phân tích nêu trên, việc có hoặc không có hợp đồng hoặc văn bản thể hiện giao dịch vay tiền, pháp luật vẫn công nhận giao dịch thực tế giữa các bên mà không bị ảnh hưởng bởi hình thức giao dịch được thể hiện.

Trong trường hợp, bên vay cố tình không thực hiện nghĩa vụ trả tiền thì bên cho vay có thể khởi kiện ra tòa án theo Điều 186 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định về quyền khởi kiện như sau:

"Điều 186. Quyền khởi kiện vụ án

Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp khởi kiện vụ án (sau đây gọi chung là người khởi kiện) tại Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình."

Khi này, cần phải có chứng cứ chứng minh tồn tại giao dịch vay tiền theo Điều 94 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 quy định về các nguồn thu thập chứng cứ, bao gồm:

-Tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được, dữ liệu điện tử;

- Vật chứng;

- Lời khai của đương sự;

- Lời khai của người làm chứng;

- Kết luận giám định;

- Biên bản ghi kết quả thẩm định tại chỗ;

- Kết quả định giá tài sản, thẩm định giá tài sản;

- Văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi pháp lý do người có chức năng lập;

- Văn bản công chứng, chứng thực;

- Các nguồn khác mà pháp luật có quy định.

Như vậy, nếu vay tiền không có hợp đồng, con nợ không muốn trả nợ thì người cho vay có quyền khởi kiện lên Tòa án nhân dân có thẩm quyền cùng các tài liệu, chứng cứ chứng minh để yêu cầu bên vay trả nợ như tin nhắn, ghi âm (có thể lập vi bằng xác nhận), lịch sử chuyển khoản ...

Cho bạn vay tiền không có lãi và chỉ nói bằng miệng không lập hợp đồng vay đến hạn bên vay không trả nợ thì giải quyết như thế nào?

4. Cho bạn vay tiền không có lãi và chỉ nói bằng miệng không lập hợp đồng vay đến hạn bên vay không trả nợ thì giải quyết như thế nào?

Như đã phân tích ở trên, pháp luật không quy định ràng buộc hình thức của hợp đồng cho vay. Việc không lập hợp đồng vay không làm vô hiệu hay ảnh hưởng đến bản chất vay – cho vay của giao dịch dân sự, bên cho vay vẫn có quyền yêu cầu trả nợ, trả tiền vay phù hợp quy định pháp luật. Tuy nhiên, trường hợp không quy định về lãi suất cho vay, bên cho vay không có cơ sở yêu cầu trả lãi đối với bên vay. 

Do đó, trong trường hợp cho bạn vay tiền không có lãi và chỉ nói bằng miệng không lập hợp đồng, bên cho vay có quyền yêu cầu đòi nợ mà không kèm đòi trả lãi. Nếu bên vay cố ý không trả nợ, bên cho vay có quyền khởi kiện ra Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu bên vay trả tiền như phân tích ở trên.

5. Vay tiền không hợp đồng nhưng người vay tiền qua đời thì xử lý như thế nào?

Điều 615 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại như sau: "Những người hưởng thừa kế có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản trong phạm vi di sản do người chết để lại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác".

Khi người vay tiền chết, những người thừa kế có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản trong phạm vi di sản do người này để lại, trừ khi có thỏa thuận khác, điều này chỉ áp dụng với người hưởng di sản thừa kế. Do đó, khi người vay tiền qua đời, bên cho vay có quyền đòi nợ đối với người thừa kế của người vay.

Như đã phân tích ở trên, dù không có hợp đồng vay tiền nhưng pháp luật vẫn công nhận giao dịch vay – cho vay mà không phụ thuộc vào hình thức hợp đồng.

Như vậy, trường hợp vay tiền không hợp đồng nhưng người vay tiền qua đời thì bên cho vay có quyền đòi nợ đối với người thừa kế của người vay hoặc khởi kiện đòi tài sản trong trường hợp người thừa kế đó không tự nguyện trả tiền.

IV. Dịch vụ tư vấn pháp lý về vay tiền không hợp đồng

Hiểu được nhu cầu tìm hiểu pháp lý về vay tiền không hợp đồng của Quý Khách hàng, Công ty Luật TNHH Ngọc Phú với bề dày kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn dân sự, giải quyết tranh chấp dân sự sẽ tư vấn cho Quý Khách hàng các vấn đề về vay tiền không hợp đồng. Quý độc giả có thể liên hệ ngay tới NPLaw để được các luật sư dày dặn kinh nghiệm của NPLaw tư vấn tận tình và nhanh chóng với thông tin liên hệ dưới đây:


CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Hotline: 0913 41 99 96

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan
  • TRANH CHẤP TÀI SẢN CHUNG SAU LY HÔN

    TRANH CHẤP TÀI SẢN CHUNG SAU LY HÔN

    Mục lục Ẩn I. Tranh chấp tài sản chung sau khi khi ly hôn 1.1 Hiểu thêm về tranh chấp tài sản II. Giải quyết tranh chấp tài sản sau ly hôn 2.1 Chia tài sản tranh chấp 2.1.1 Tài sản chung là gì? 2.1.2 Nguyên...
    Đọc tiếp
  • TRƯỜNG HỢP TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI KHÔNG CÓ SỔ ĐỎ

    TRƯỜNG HỢP TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI KHÔNG CÓ SỔ ĐỎ

    Theo quy định của pháp luật thì căn cứ để xác định quyền sử dụng đất của một cá nhân, tổ chức là dựa vào giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) và một số giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai 2013....
    Đọc tiếp
  • TƯ VẤN PHÁP LÝ THỪA KẾ, ĐÃ CÓ NPLAW!

    TƯ VẤN PHÁP LÝ THỪA KẾ, ĐÃ CÓ NPLAW!

    Tư vấn pháp luật thừa kế hiện đang là một trong những dịch vụ phổ biến nhất của các đơn vị thực hiện chức năng tư vấn, cung cấp dịch vụ pháp lý. Mỗi người chúng ta đều ít nhiều đang có liên quan đến quan hệ pháp luật về...
    Đọc tiếp
  • GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG

    GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG

    Tranh chấp lao động là một trong những vấn đề được rất nhiều người quan tâm hiện nay. Một trong những vấn đề pháp lý quan trọng đó là việc giải quyết các tranh chấp lao động. Vậy hiểu thế nào là tranh chấp lao động và giải...
    Đọc tiếp
  • TRANH CHẤP LAO ĐỘNG VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý

    TRANH CHẤP LAO ĐỘNG VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý

    Hiện nay, tranh chấp lao động là một vấn đề rất đáng quan tâm, khi mà kinh tế xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu về kinh tế, đời sống của người dân ngày càng tăng cao; bên cạnh đó các doanh nghiệp cạnh tranh hết sức khốc liệt....
    Đọc tiếp