VAY TIỀN ONLINE QUA APP LÀ GÌ? QUY ĐỊNH VỀ VAY TIỀN ONLINEQUA APP?

Vay tiền online qua app là một hình thức vay tiền qua hợp đồng vay tài sản. Bên cho vay thường là công ty tài chính, tổ chức tín dụng, quỹ tín dụng hoặc ngân hàng. Ngoài ra, một số app “tín dụng đen” do cá nhân, tổ chức nước ngoài thành lập và thuê người Việt Nam làm giám đốc quản lý. Người vay là tổ chức có năng lực pháp luật dân sự hoặc cá nhân từ đủ 18 tuổi trở lên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ hoặc cá nhân từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi không bị mất, hạn chế năng lực hành vi dân sự theo quy định. Mức lãi suất vay tiền online qua app do các bên thỏa thuận nhưng không được vượt quá 20%/năm. Trường hợp lãi suất cho vay cao hơn mức quy định trên thì mức lãi vượt quá không có hiệu lực. 

I. Thực trạng vay tiền online qua app hiện nay.

Tình trạng vay tiền online qua app hiện nay diễn ra rất phổ biến. Thông qua các app vay tiền, bên vay và bên cho vay kết nối với nhau một cách nhanh chóng, thuận tiện. Bên cạnh điểm lợi thì vay tiền online qua app cũng tạo cơ hội cho các đối tượng “tín dụng đen” cho vay với lãi suất gấp rất nhiều lần quy định pháp luật.

II. Vay tiền online qua app được hiểu thế nào?

1. Vay tiền online qua app là gì?

Hiện chưa có quy định cụ thể về vay tiền online qua app. Có thể hiểu việc vay tiền qua app là một hình thức vay tiền qua hợp đồng vay tài sản, việc ký kết hợp đồng được thực hiện qua app theo "Điều 463 Bộ luật Dân sự 2015":

“Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.”

Người cho vay dựa vào uy tín về thu nhập, khả năng trả nợ của người vay để cho vay mà không cần người vay phải có tài sản đảm bảo. 

/upload/images/thumbnail/hinh-1-vay-tien-online-qua-app-min.jpg

2. Chủ thể cho vay và người vay tiền online qua app thường là cá nhân, tổ chức nào?

Các app cho vay tiền online uy tín hiện nay do công ty tài chính, tổ chức tín dụng uy tín tạo lập. Tuy nhiên, tồn tại một số app “tín dụng đen” thường do người nước ngoài đứng đầu, thuê người Việt Nam làm giám đốc và điều hành việc cho vay. 

Người vay có thể là tổ chức, doanh nghiệp hoặc cá nhân có nhu cầu vay vốn để sử dụng cho mục đích kinh doanh, tiêu dùng cá nhân hoặc mục đích khác. 

3. Một số hình thức vay tiền online qua app phổ biến hiện nay

Giao dịch vay tiền online được tiến hành trực tuyến, thông qua nhiều  hình thức như: vay tiền qua trang web, sàn giao dịch trực tuyến, qua ứng dụng cài đặt trên điện thoại thông minh (smart phone), vay tiền online tại các tổ chức tài chính, quỹ tín dụng…

Việc vay và cho vay diễn ra nhanh chóng, thuận tiện. Người vay chỉ thực hiện một số thao tác đơn giản như tải app, đăng ký tài khoản và điền thô ng tin như số tài khoản nhận tiền, thông tin ảnh chụp, CMND, … là có thể bắt đầu thực hiện vay tiền.

III. Quy định pháp luật liên quan đến vay tiền online qua app.

1. Điều kiện đối với chủ thể cho vay và người vay tiền online qua app

"Khoản 1 Điều 3 Thông tư 39/2016/TT-NHNN" quy định quyền tự chủ của tổ chức tín dụng như sau: “1. Tổ chức tín dụng có quyền tự chủ trong hoạt động cho vay và tự chịu trách nhiệm về quyết định cho vay của mình.”

Theo "Khoản 1 Điều 7 Thông tư 39/2016/TT-NHNN", điều kiện về chủ thể khi vay vốn quy định: “1. Khách hàng là pháp nhân có năng lực pháp luật dân sự theo quy định của pháp luật. Khách hàng là cá nhân từ đủ 18 tuổi trở lên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật hoặc từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi không bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật.”

Vậy, tổ chức tín dụng được tự chủ trong hoạt động cho vay. Người vay là pháp nhân phải có năng lực pháp luật dân sự hoặc cá nhân từ đủ 18 tuổi trở lên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ hoặc từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi không bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự.

2. Hình thức và nội dung hợp đồng vay tiền online qua app.

Theo "Điều 463 Bộ luật Dân sự 2015", hợp đồng vay tài sản là: “Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.”

Khi vay tiền online qua app, các bên ký kết hợp đồng qua dữ liệu điện tử trên internet. Hợp đồng vay tiền online là một dạng hợp đồng điện tử.

3. Mức lãi suất và mức phí dịch vụ trong trường hợp cho vay tiền online qua app.

Theo "Điều 468 Bộ luật Dân sự 2015", mức lãi suất được quy định như sau: 

“1. Lãi suất vay do các bên thỏa thuận.

Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác. Căn cứ tình hình thực tế và theo đề xuất của Chính phủ, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh mức lãi suất nói trên và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất...”

Vậy, lãi suất vay tiền qua app do các bên thỏa thuận với mức tối đa là 20%/năm.

/upload/images/thumbnail/hinh-2-lai-suat-vay-online-qua-app-min.jpg

IV. Giải đáp một số thắc mắc thường gặp về vay tiền online qua app.

1. Con trai vay tiền online qua app để chơi bài bạc thì bố mẹ có phải trả nợ thay cho con không?

"Điều 586 Bộ luật Dân sự 2015" quy định năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân như sau: 

“1. Người từ đủ mười tám tuổi trở lên gây thiệt hại thì phải tự bồi thường.

2. Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi gây thiệt hại thì phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu không đủ tài sản để bồi thường thì cha, mẹ phải bồi thường phần còn thiếu bằng tài sản của mình.” 

Vậy, nếu con đã đủ 15 tuổi trở lên vay tiền online thì bố mẹ không có nghĩa vụ trả nợ thay cho con. Trường hợp con từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi vay mà không đủ tài sản để trả thì cha mẹ trả phần còn thiếu bằng tài sản của mình.

2. Thực hiện vay tiền online qua app thì người vay có nghĩa vụ trả nợ hay không? 

Theo "Điều 463 Bộ luật Dân sự 2015" về hợp đồng vay tài sản: “Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.”

Theo "Điều 466 Bộ luật Dân sự 2015" về nghĩa vụ trả nợ của bên vay: 

“1. Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác…”

Như vậy, hợp đồng cho vay tài sản là sự thoả thuận giữa các bên với nhau. Do đó, đối với việc vay tiền online qua app thì các bên ký kết hợp đồng điện tử với nhau nên người vay cần thực hiện trả nợ theo đúng quy định pháp luật.

3. Người vay tiền bỏ trốn do không có khả năng chi trả thì có bị phạt tù hay không?

Hành vi vay tiền bỏ trốn có thể bị truy tố về tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo "Điều 175 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017)" nếu có hành vi:

  • Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả;
  • Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.

Khung hình phạt là từ cải tạo không giam giữ đến 20 năm tù.

4. Mức lãi suất tối đa khi cho vay nóng là bao nhiêu?

Theo "Điều 468 Bộ luật Dân sự 2015", mức lãi suất được quy định như sau: 

“1. Lãi suất vay do các bên thỏa thuận.

Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay…”

Như vậy, mức lãi suất tối đa khi cho vay nóng phải tuân thủ quy định nêu trên là 20%/năm.

5. Lãi suất quá mức quy định của pháp luật từ việc vay tiền online thông qua app thì có phải trả hay không?

Theo "Điều 9 Nghị quyết 01/2019/NQ-HĐTP", lãi suất quá mức quy định thì xử lý như sau:

“Hợp đồng vay tài sản có thỏa thuận về lãi suất, lãi trên nợ gốc quá hạn, lãi trên nợ lãi quá hạn cao hơn mức lãi suất, lãi trên nợ gốc quá hạn, lãi trên nợ lãi quá hạn được pháp luật quy định thì mức lãi suất, lãi trên nợ gốc quá hạn, lãi trên nợ lãi quá hạn vượt quá không có hiệu lực; số tiền lãi đã trả vượt quá mức lãi suất, lãi trên nợ gốc quá hạn, lãi trên nợ lãi quá hạn quy định được trừ vào số tiền nợ gốc tại thời điểm trả lãi; số tiền lãi đã trả vượt quá còn lại sau khi đã trừ hết nợ gốc thì được trả lại cho bên vay.”

Vậy, mức lãi suất vay tiền online qua app cao hơn mức lãi suất theo quy định (20%/năm) thì không có hiệu lực. Số tiền lãi đã trả vượt mức lãi suất quy định thì được trừ vào số tiền nợ gốc. Sau khi trừ hết nợ gốc thì được số tiền lãi đã trả vượt quá còn lại thì trả lại cho bên vay.

V. Dịch vụ tư vấn và thực hiện thủ tục liên quan đến vay tiền online qua app

NPLaw cung cấp các dịch vụ pháp lý như sau:

  • Tư vấn, giải đáp thắc mắc về quy định vay tiền online qua app;
  • Hỗ trợ khách hàng thực hiện thủ tục liên quan đến vay tiền online.

Công ty Luật TNHH Ngọc Phú – Hãng luật NPLaw

Hotline: 0913449968

Website: nplaw.vn

Email: legal@nplaw.vn


CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Hotline: 0913 41 99 96

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan