Vi phạm bản quyền hình ảnh trong kinh doanh online bị xử phạt thế nào?

Trong bối cảnh sự bùng nổ của thị trường kinh doanh trực tuyến sự phát triển không ngừng của công nghệ thông tin, việc vi phạm bản quyền hình ảnh đã trở thành một thách thức pháp lý nghiêm trọng đối với cả các doanh nghiệp và cá nhân hoạt động trên mạng lưới Internet. Mời bạn đọc cùng tìm hiểu quy định liên quan đến vi phạm bản quyền hình ảnh trong kinh doanh online bị xử phạt như thế nào trong bài viết dưới đây.

Trong thời đại của cuộc cách mạng công nghệ thông tin, việc sử dụng hình ảnh trở nên ngày càng phổ biến trong các hoạt động kinh doanh online. Tuy nhiên, cùng với sự gia tăng này là một loạt các vấn đề pháp lý phức tạp liên quan đến việc bảo vệ bản quyền và quyền sở hữu trí tuệ của các tác giả và chủ sở hữu hình ảnh. Việc vi phạm bản quyền hình ảnh trong kinh doanh online không chỉ là một vấn đề đối với cá nhân và doanh nghiệp mà còn ảnh hưởng đến tính công bằng, minh bạch và đạo đức trong lĩnh vực kinh doanh trực tuyến. Tại Việt Nam, tình trạng này không chỉ gây ra những rủi ro pháp lý mà còn đe dọa đến uy tín và sự công bằng trong kinh doanh trực tuyến.

Theo điểm h khoản 1 Điều 14 Luật sở hữu trí tuệ, một trong những tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học được bảo hộ quyền tác giả gồm có “tác phẩm nhiếp ảnh”. Tác phẩm nhiếp ảnh là “tác phẩm thể hiện hình ảnh thế giới khách quan trên vật liệu bắt sáng hoặc trên phương tiện mà hình ảnh được tạo ra, hay có thể được tạo ra bằng các phương pháp hóa học, điện tử hoặc phương pháp kỹ thuật khác. Tác phẩm nhiếp ảnh có thể có chú thích hoặc không có chú thích”.

Quyền tác giả đối với tác phẩm nhiếp ảnh phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới hình thức nhất định, không phân biệt đã công bố, đăng ký hay chưa. 

Hành vi vi phạm bản quyền hình ảnh có thể hiểu là hành vi xâm phạm đến quyền tác giả của tác phẩm điện ảnh đó như gây phương hại đến danh dự, uy tín của tác giả; không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.

Vi phạm bản quyền hình ảnh trong kinh doanh online là gì?

Hành vi vi phạm bản quyền hình ảnh sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại Nghị định 131/2013/NĐ-CP như sau:

-Hành vi xâm phạm quyền đứng tên, đặt tên tác phẩm: Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.

-Hành vi xâm phạm quyền bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm: phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.

-Hành vi xâm phạm quyền công bố tác phẩm: Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.

-Hành vi xâm phạm quyền làm tác phẩm phái sinh: Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.

-Hành vi xâm phạm quyền cho phép biểu diễn tác phẩm trước công chúng: phạt tiền từ là 5.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng.

-Hành vi xâm phạm quyền sao chép tác phẩm: Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng.

-Hành vi giả mạo chữ ký của tác giả trên tác phẩm: Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng.

Như vậy, tương ứng với mỗi loại hành vi vi phạm bản quyền hình ảnh sẽ bị xử phạt theo quy định nêu trên.

Khi phát hiện người khác có hành vi xâm phạm bản quyền hình ảnh của bạn, bạn có thể thực hiện các bước sau để bảo vệ quyền lợi của mình:

-Thu thập bằng chứng: Trước hết, bạn cần thu thập các bằng chứng và chứng cứ liên quan đến việc xâm phạm bản quyền, bao gồm các thông tin về nguồn gốc của hình ảnh, thời gian và nơi mà hình ảnh được sử dụng mà không có sự cho phép của bạn.

-Liên hệ trực tiếp và thông báo vi phạm: Thử liên hệ trực tiếp với người sử dụng hình ảnh và yêu cầu họ loại bỏ hoặc ngừng sử dụng hình ảnh của bạn. .Nếu liên hệ trực tiếp không thành công thì bạn có thể gửi một thông báo vi phạm bản quyền đến bên vi phạm.

-Tìm kiếm sự hỗ trợ pháp lý: Nếu các biện pháp trên không hiệu quả, bạn có thể tìm kiếm sự hỗ trợ từ luật sư để xem xét và lựa chọn biện pháp pháp lý phù hợp để giải quyết vụ việc.

-Việc phản ứng nhanh chóng và quyết đoán có thể giúp bảo vệ quyền lợi của bạn và ngăn chặn việc xâm phạm bản quyền tiếp diễn trong tương lai.

Theo Điều 25 và Điều 25a Luật sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung 2022) quy định một số trường hợp ngoại lệ không xâm phạm quyền tác giả bao gồm:

-Các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép, không phải trả tiền bản quyền nhưng phải thông tin về tên tác giả và nguồn gốc, xuất xứ của tác phẩm; 

-Các trường hợp ngoại lệ không xâm phạm quyền tác giả dành cho người khuyết tật.

Trong đó, việc lấy hình ảnh của người khác để quảng cáo bán hàng online nhằm mục đích thương mại không thuộc các trường hợp ngoại lệ này.

Vì vậy, lấy hình ảnh của người khác để quảng cáo bán hàng online mà không xin phép là hành vi trái pháp luật.

Liên hệ NPLaw để được tư vấn, hỗ trợ về Sở hữu trí tuệ

Theo Điều 25 và 25a Luật sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung 2022) quy định một số trường hợp ngoại lệ không xâm phạm quyền tác giả. Trong đó, trường hợp sử dụng hình ảnh để kinh doanh thì không thuộc trường hợp ngoại lệ theo quy định này.

Do đó, nếu lấy hình ảnh trên mạng để kinh doanh online mà không xin phép thì xâm phạm quyền tác giả.

Để bảo vệ hình ảnh cá nhân và tránh bị vi phạm bản quyền hình ảnh trong kinh doanh online, có một số biện pháp và quy định mà cá nhân và doanh nghiệp có thể thực hiện như:

-Xác minh nguồn gốc hình ảnh: kiểm tra nguồn gốc của hình ảnh để xác định việc người khác sử dụng hình ảnh cá nhân của mình có được phép hay không.

-Thu thập chứng cứ về việc sử dụng hình ảnh: khi phát hiện hình ảnh cá nhân của mình bị vi phạm bản quyền, cần lưu lại các chứng cứ về việc này để làm căn cứ bảo vệ hình ảnh cá nhân.

-Tư vấn luật sư: Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về việc sử dụng hình ảnh trong kinh doanh online, hãy tìm kiếm sự tư vấn từ luật sư hoặc chuyên gia về bản quyền để đảm bảo rằng bạn đang tuân thủ đúng quy định pháp luật và bảo vệ quyền lợi của mình.

Trên đây là một số biện pháp để cá nhân, doanh nghiệp có thể bảo vệ quyền lợi của mình khi bị xâm phạm bản quyền hình ảnh cá nhân theo quy định pháp luật.

Trên đây là bài viết của NPLaw phân tích một số quy định về vi phạm bản quyền hình ảnh trong kinh doanh online. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên pháp lý giàu kinh nghiệm, NPLaw cung cấp dịch vụ pháp lý uy tín, chuyên nghiệp, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho quý khách hàng.


CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Hotline: 0913 41 99 96

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan