Vốn là một trong những yếu tố quan trọng nhất trong việc thành lập và vận hành một công ty, đóng vai trò nền tảng để thực hiện các hoạt động kinh doanh. Việc chuẩn bị vốn không chỉ bao gồm số tiền hoặc tài sản để đăng ký kinh doanh mà còn phải tuân thủ các quy định pháp luật về hình thức góp vốn, thời hạn và các tài liệu cần thiết. Mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu quy định về vốn để thành lập công ty hiện nay.
Nguồn vốn là nền tảng quan trọng để một doanh nghiệp được hình thành và đi vào hoạt động. Đây không chỉ là cơ sở để xác định năng lực tài chính của công ty mà còn là căn cứ pháp lý để các cơ quan chức năng kiểm soát hoạt động kinh doanh. Vốn không chỉ là tiền mà còn bao gồm các tài sản có giá trị khác, như quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ, hoặc tài sản cố định. Với vai trò là một trong những yếu tố quyết định sự phát triển của doanh nghiệp, vốn để thành lập công ty cần được chuẩn bị kỹ lưỡng và minh bạch, đồng thời phải đảm bảo tuân thủ đầy đủ các quy định pháp luật hiện hành.
Khoản 34 Điều 4 Luật doanh nghiệp 2020 quy định: “Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên công ty, chủ sở hữu công ty đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; là tổng mệnh giá cổ phần đã bán hoặc được đăng ký mua khi thành lập công ty cổ phần”.
Theo đó, có thể hiểu vốn để thành lập công ty là giá trị tài sản do các thành viên công ty, chủ sở hữu công ty cam kết góp khi thành lập công ty, là tổng mệnh giá cổ phần được đăng ký mua khi thành lập công ty cổ phần.
Hiện nay đa số ngành, nghề kinh doanh không yêu cầu mức vốn tối thiểu khi thành lập doanh nghiệp. Tuy nhiên, đối với những ngành, nghề đặc biệt có quy định điều kiện về vốn pháp định thì phải đảm bảo điều kiện tối thiểu về vốn để được cấp phép kinh doanh. Một số ngành, nghề có yêu cầu về vốn pháp định như:
Để xác định điều kiện thành lập công ty có yêu cầu về vốn hay không, cá nhân, tổ chức có thể tham khảo quy định tại các văn bản pháp luật chuyên ngành hoặc liên hệ với luật sư để được hướng dẫn cụ thể.
Khi góp vốn thành lập công ty, chủ doanh nghiệp, các thành viên hoặc cổ đông công ty cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ pháp lý để đảm bảo quá trình thực hiện thủ tục diễn ra đúng quy định. Các tài liệu cơ bản bao gồm:
Tùy theo từng loại hình doanh nghiệp, hồ sơ cần chuẩn bị có thể khác nhau. Để đảm bảo tính hợp lệ khi thực hiện thủ tục, doanh nghiệp có thể tham khảo ý kiến tư vấn từ luật sư để việc góp vốn diễn ra một cách nhanh chóng, đầy đủ theo quy định pháp luật.
Thời hạn góp vốn thành lập công ty theo Luật doanh nghiệp 2020 như sau:
Như vậy, cá nhân, tổ chức khi thành lập doanh nghiệp phải đảm bảo việc góp vốn trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp theo quy định trên.
Cá nhân, tổ chức vi phạm quy định về góp vốn khi thành lập doanh nghiệp sẽ bị xử phạt theo quy định tại Điều 46 Nghị định 122/2021/NĐ-CP như sau:
Như vậy, nếu góp vốn để thành lập công ty không đúng quy định thì sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định trên.
Góp vốn để thành lập công ty liên kết là một hoạt động phổ biến trong quá trình mở rộng quy mô kinh doanh hoặc hợp tác giữa các doanh nghiệp. Tương ứng với từng ngành, nghề kinh doanh thì thủ tục góp vốn thành lập công ty liên kết cũng sẽ khác nhau. Bạn đọc có thể tham khảo một số thủ tục cơ bản sau đây:
Bước 1: Kiểm tra điều kiện góp vốn, điều kiện liên kết kinh doanh đối với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp, tỷ lệ sở hữu vốn của nhà đầu tư nước ngoài.
Bước 2: Xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
Bước 3: Xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Bước 4: Xin cấp giấy phép con (nếu có).
Khoản 3 Điều 59 Luật kế toán 2015 quy định: “Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán không được góp vốn để thành lập doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán khác, trừ trường hợp góp vốn với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán nước ngoài để thành lập doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán tại Việt Nam”.
Như vậy, công ty đang kinh doanh dịch vụ kế toán thì không được góp vốn để thành lập công ty kinh doanh dịch vụ kế toán khác, trừ trường hợp góp vốn với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán nước ngoài để thành lập doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán tại Việt Nam.
Khoản 1 Điều 34 Luật doanh nghiệp 2020 quy định: “Tài sản góp vốn là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam”.
Như vậy, có thể dùng vàng làm tài sản góp vốn để thành lập doanh nghiệp, trong đó bao gồm thành lập công ty cổ phần.
Hiện nay, khi góp vốn thành lập doanh nghiệp, thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh và cổ đông công ty cổ phần có thể chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn cho công ty theo khoản 1 Điều 35 Luật doanh nghiệp 2020:
“a) Đối với tài sản có đăng ký quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng đất thì người góp vốn phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản đó hoặc quyền sử dụng đất cho công ty theo quy định của pháp luật. Việc chuyển quyền sở hữu, chuyển quyền sử dụng đất đối với tài sản góp vốn không phải chịu lệ phí trước bạ;
b) Đối với tài sản không đăng ký quyền sở hữu, việc góp vốn phải được thực hiện bằng việc giao nhận tài sản góp vốn có xác nhận bằng biên bản, trừ trường hợp được thực hiện thông qua tài khoản”.
Như vậy, khi góp vốn bằng tài sản cố định thì phải có chứng từ chứng minh việc chuyển quyền sở hữu theo quy định nêu trên (ví dụ: hợp đồng chuyển nhượng, biên bản giao nhận tài sản, ...)
Trên đây là bài viết của NPLaw về vốn để thành lập công ty hiện nay. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên pháp lý giàu kinh nghiệm, NPLaw cung cấp dịch vụ pháp lý uy tín, chuyên nghiệp, đảm bảo tốt nhất quyền lợi hợp pháp cho Quý Khách hàng. Nếu cần hỗ trợ về vấn đề pháp lý, bạn có thể liên hệ NPLaw để được tư vấn về hỗ trợ.
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn