VŨ KHÍ

Thời gian qua, tình trạng sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật có chiều hướng gia tăng. Đáng chú ý, nhiều vụ đối tượng sử dụng vũ khí nóng, súng để gây án, giải quyết mâu thuẫn, gây bức xúc dư luận, ảnh hưởng đến tình hình an ninh, trật tự và đời sống nhân dân. Vậy, theo quy định của pháp luật, “Vũ khí”, “Vật liệu nổ” và “Công cụ hỗ trợ” được định nghĩa như thế nào và bao gồm những loại vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ nào? Và Những hành vi nào bị nghiêm cấm trong quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ và công cụ hỗ trợ? Hãy cùng Hãng luật NPLaw tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.

I. Phân loại các loại vũ khí
/upload/images/vu-khi-1-min.jpgTheo quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu hỗ và công cụ hỗ trợ năm 2017 và khoản 1 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu hỗ và công cụ hỗ trợ năm 2019. Vũ khí là thiết bị, phương tiện hoặc tổ hợp những phương tiện được chế tạo, sản xuất có khả năng gây sát thương, nguy hại cho tính mạng, sức khỏe của con người, phá hủy kết cấu vật chất, bao gồm: 

- Vũ khí quân dụng; 

- Súng săn;

- Vũ khí thô sơ;

- Vũ khí thể thao;

- Vũ khí khác có tính năng, tác dụng tương tự.

II. Có được sử dụng vũ khí tại Việt Nam không?
Vi phạm pháp luật khi mang theo vũ khíTheo quy định tại khoản 1 Điều 63, Luật quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ năm 2017 (Sửa đổi, bổ sung năm 2019) quy định về nguyên tắc tiếp nhận, thu gom, phân loại, bảo quản, thanh lý, tiêu hủy vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, như sau:

“1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân phải trình báo, khai báo, giao nộp vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ cho cơ quan quân sự, cơ quan Công an hoặc Ủy ban nhân dân nơi gần nhất trong trường hợp không thuộc đối tượng trang bị, sử dụng theo quy định của pháp luật mà có từ bất kỳ nguồn nào hoặc phát hiện, thu nhặt được.”

Như vậy, cá nhân, cơ quan, tổ chức không thuộc đối tượng được trang bị, quản lý, sử dụng mà cố tình không khai báo, giao nộp vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ bị xử lý vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự tùy theo mức độ vi phạm.

III. Các câu hỏi thường gặp về vũ khí

- Khi vận chuyển vũ khí có được phép dừng, đỗ ở nơi công cộng không?

Căn cứ Điều 33 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017 (Sửa đổi, bổ sung năm 2019) quy định về vận chuyển vũ khí, khi vận chuyển vũ khí, phương tiện vận chuyển không được dừng, đỗ phương tiện vận chuyển vũ khí ở nơi đông người, khu vực dân cư, nơi có công trình quan trọng về quốc phòng, an ninh, kinh tế, văn hóa, ngoại giao. Trường hợp cần nghỉ qua đêm hoặc do sự cố, khi không đủ lực lượng bảo vệ phải thông báo ngay cho cơ quan quân sự, cơ quan Công an nơi gần nhất để phối hợp bảo vệ.

- Mang theo dùi cui điện bên người có vi phạm pháp luật không? Bị xử phạt thế nào?

Khoản 1, khoản 11 Điều 3 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017 (Sửa đổi, bổ sung năm 2019). Dùi cui điện được coi là phương tiện, nghiệp vụ được sử dụng để thi hành công vụ, thực hiện nhiệm vụ bảo vệ nhằm hạn chế, ngăn chặn người có hành vi vi phạm pháp luật chống trả, trốn chạy; bảo vệ người thi hành công vụ, người thực hiện nhiệm vụ bảo vệ hoặc báo hiệu khẩn cấp.

Vậy, theo đó, chỉ những đối tượng được trang bị công cụ hỗ trợ quy định tại Điều 55 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017 (Sửa đổi, bổ sung năm 2019) mới được trang bị công cụ hỗ trợ, người dân bình thường không thuộc đối tượng này, cho nên việc có được và giữ công cụ hỗ trợ như là dùi cui điện là vi phạm pháp luật.

Căn cứ khoản 4 Điều 11 Nghị định 144/2021/NĐ-CP. Theo đó, việc cất giữ mang theo dùi cui điện được xem là hành vi tàng trữ công cụ hỗ trợ. Cho nên trường hợp mang theo dùi cui điện bên người có khả năng bị xử phạt tiền từ từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng, đồng thời bị tịch thu dùi cui điện đó.

- Mang côn nhị khúc trong cốp xe có vi phạm pháp luật không? Bị xử phạt như thế nào?

Căn cứ khoản 4 và khoản 5 Điều 3 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017 quy định, côn nhị khúc là vũ khí thô sơ, nếu sử dụng để luyện tập, thi đấu thể thao thì xác định là vũ khí thể thao.

Căn cứ khoản 1 Điều 5 và Điều 27 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017 thì việc mang theo côn nhị khúc trong cốp xe không vì mục đích sử dụng trong tập luyện, thi đấu thể thao thì đây có thể bị coi là hành vi trái với quy định pháp luật, khi bị phát hiện sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính.

Căn cứ điểm a khoản 4 Điều 11 Nghị định 144/2021/NĐ-CP trong trường hợp cá nhân mang theo côn nhị khúc trong cốp xe không vì mục đích sử dụng trong tập luyện, thi đấu thể thao sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng, đồng thời bị tịch thu tang vật.

- Học viện, trường công an nhân dân được trang bị vũ khí gì?

Căn cứ vào Điều 3 Thông tư 17/2018/TT-BCA quy định về trang bị vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ do Bộ trưởng Bộ Công an ban hành, Học viện, trường Công an nhân dân thuộc đối tượng được trang bị vũ khí, công cụ hỗ trợ nhưng không được trang bị vật liệu nổ quân dụng.


CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Hotline: 0913 41 99 96

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan