Các chiêu trò lừa đảo để kiếm tiền là một trong những vấn đề gây nhức nhối cho xã hội từ trước đến nay. Trong đó, việc xem bói lừa tiền đã xuất hiện từ lâu và ngày càng phổ biến hơn với nhiều cách thức thực hiện. Trước đây, xem bói đa phần diễn ra ở những nơi cố định và được nhiều người tin cậy đến xem. Nhưng ngày nay, khi mạng xã hội dần phổ biến thì xem bói còn diễn ra “online”, khiến các cơ quan chức năng khó kiểm soát hơn, gây nên nhiều tổn thất cho mọi người. Thông qua bài viết dưới đây, NPLaw sẽ cung cấp cho các bạn một vài thông tin liên quan đến vấn đề xem bói lừa tiền để các bạn có thể nhận biết và cảnh giác.
Xem bói lừa tiền là hình thức lợi dụng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo để lừa đảo, làm người khác tin tưởng và trục lợi từ họ. Trước đây, việc xem bói tận nơi vốn dĩ đã tồn tại ở khắp mọi nơi, số người dính vào bẫy lừa đảo không ít, thì giờ đây lại càng phổ biến hơn khi có sự trợ giúp từ các thiết bị điện tử như điện thoại thông minh, máy tính, ... Thông qua các thiết bị này, nhiều chủ thể đã xây dựng các trang mạng và sử dụng nhiều chiêu thức, thủ đoạn khác nhau để thực hiện hành vi lừa đảo. Sau đây, NPLaw sẽ dẫn chứng một vài ví dụ cho thấy vấn đề xem bói lừa tiền diễn ra tinh vi và phức tạp ra sao.
Xem bói lừa tiền diễn ra với nhiều chiêu trò khác nhau nhằm vào nhiều đối tượng, đặc biệt là những người đang gặp các vấn đề khó khăn, họ sẵn sàng bỏ ra rất nhiều tiền để giải quyết. Chính vì nguồn lợi kiếm được từ hoạt động này rất lớn nên tình trạng xem bói lừa tiền diễn ra tràn lan. Vậy để khách hàng có thể tin tưởng thì các “thầy bói” đã sử dụng những chiêu trò gì?
Chiêu trò xem bói được thực hiện dưới hình thức bói bài, giải hạn online, … Để kiếm thêm tiền, nhiều tài khoản đã lợi dụng sự cả tin của người dân, vừa lôi kéo, vừa dụ dỗ và quảng cáo rằng có thể phù phép vào các loại vật phẩm, như vòng đeo tay, bột sa ngải, bùa chú… để bán. Các loại vật phẩm được gọi là phong thủy này có giá không hề rẻ dao động từ vài trăm ngàn đồng tới vài triệu đồng tùy theo nhu cầu của khách hàng. Nắm bắt được tâm lý mê tín lại nhẹ dạ cả tin của khách hàng, nhiều đối tượng còn nâng giá nhưng vẫn được tin tưởng. Một chiêu thức nữa mới xuất hiện gần đây là một số đối tượng đã lập các trang chuyên về tâm linh, bói toán, xem tướng, ... đăng tải những bài viết có nội dung kêu gọi người dân để lại số điện thoại, ngày sinh, địa chỉ để thu thập thông tin cá nhân. Từ đó, các đối tượng tiến hành mạo danh nhà chùa gọi điện đến các số điện thoại đã thu thập được để mời chào, lừa bán các vật phẩm tâm linh.Có thể thấy, các chiêu trò xem bói lừa tiền dường như đang phổ biến hơn bao giờ hết nhờ sự tiếp sức của các trang mạng. Đây là phương thức giúp những kẻ lừa đảo tiếp cận đối tượng nhanh hơn. Vậy chung quy lại, xem bói lừa tiền là gì và người thực hiện hành vi này sẽ bị xử lý như thế nào?
Xem bói lừa tiền là hành vi một người lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để hành nghề mê tín, dị đoan khiến người khác tin tưởng, nhằm gian dối chiếm tài sản của họ làm của riêng cho mình. Hành vi này có thể bị xử phạt hành chính hoặc bị xử lý hình sự.
Vậy hành vi xem bói lừa tiền được cấu thành bởi các yếu tố nào?
Các yếu tố cấu thành hành vi xem bói lừa tiền có thể bao gồm:
Hoạt động xem bói sẽ bị xử phạt hành chính và thậm chí là bị truy cứu trách nhiệm hình sự, tùy vào tính chất và mức độ của hành vi.
Theo Điểm b Khoản 4 Điều 14 Nghị định 38/2021/NĐ-CP, hành vi tham gia hoạt động mê tín dị đoan trong lễ hội sẽ bị xử phạt hành chính từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng. Theo Điểm đ Khoản 7 Điều 14 Nghị định này, hành vi tổ chức hoạt động mê tín dị đoan cũng sẽ bị xử phạt từ 15.000.000 đồng lên đến 20.000.000 đồng.
Hành vi này còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 320 Bộ luật hình sự 2015. Theo đó, người nào dùng bói toán, đồng bóng hoặc các hình thức mê tín, dị đoan khác đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. Nếu thỏa mãn các cấu thành tội phạm tăng nặng thì có thể bị xử lý hình sự nặng hơn. Nếu lợi dụng mê tín, dị đoan để lừa bịp nhằm chiếm đoạt tài sản của người khác thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản được quy định tại Điều 174 Bộ luật hình sự 2015. Theo đó, người thực hiện hành vi có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm, cũng có thể bị xử lý nặng hơn nếu thỏa mãn các cấu thành tội phạm tăng nặng.
Mặc dù có thể cảnh giác đối với những chiêu trò xem bói lừa tiền, nhưng cũng không thể tự tin rằng chúng ta có thể hoàn toàn tránh được. Vậy nên, khi mắc phải tình huống tương tự, mọi người đều cần phải biết cách xử lý.
Để xử lý được kẻ lừa đảo cũng như lấy lại số tiền bị lừa, người bị hại nên thông tin, trình báo lừa đảo với cơ quan có thẩm quyền được giải quyết. Việc đầu tiên cần làm khi phát hiện mình bị lừa đảo là thu thập tất cả các thông tin như nội dung tin nhắn, số điện thoại, tài khoản ngân hàng lừa chuyển khoản… để làm chứng cứ tố giác với cơ quan chức năng. Sau khi có đầy đủ thông tin, chứng cứ chứng minh về việc lừa đảo, người bị hại có thể tố giác hành vi lừa đảo này tới Công an để được giải quyết.Trên đây là những thông tin liên quan đến vấn đề xem bói lừa tiền mà NPLaw đã cung cấp. Nếu quý khách hàng còn nhiều thắc mắc về chủ đề trên có thể liên hệ trực tiếp với NPLaw để nhận được sự tư vấn cụ thể nhất. NPLaw luôn sẵn sàng giải đáp mọi câu hỏi ở nhiều lĩnh vực khác nhau mà các bạn vướng mắc. Vì vậy, hãy liên hệ bất cứ khi nào các bạn cần, chúng tôi sẽ hỗ trợ bạn.
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn