Chứng chỉ hành nghề xét nghiệm là một loại giấy tờ cần thiết trong quá trình công tác, làm việc của các cá nhân trong ngành y. Như vậy, chứng chỉ hành nghề xét nghiệm là một trong những văn bằng bắt buộc phải có khi tổ chức, cá nhân thực hiện các hoạt động liên quan đến xét nghiệm tại Việt Nam. Vậy, ai có thể xin cấp chứng chỉ, ở đâu, hồ sơ để xin cấp gồm những gì, đây là lẽ cũng là băn khoăn vướng mắc của nhiều người khi có nhu cầu cấp chứng chỉ hành nghề. Bài viết dưới đây NPLaw sẽ cung cấp cho bạn một số thông tin cần thiết về chứng chỉ hành nghề xét nghiệm.
Xét nghiệm y học là việc lấy các mẫu bệnh phẩm như nước tiểu, máu, chất dịch đưa qua những thiết bị máy móc công nghệ hiện đại để phân tích, rồi cung cấp những thông tin về tình trạng của bệnh nhân từ đó sẽ có cách điều trị sao cho phù hợp.
Việc xét nghiệm được thực hiện bởi các chuyên viên kỹ thuật y tế và các thiết bị cũng phải là những thiết bị tối ưu nhất, để đảm bảo kết quả được chính xác.
Như vậy, có thể hiểu chứng chỉ hành nghề xét nghiệm là văn bằng mà các học viên sau khi hoàn thành chương trình học về xét nghiệm nhận được để có thể hành nghề xét nghiệm ra xã hội như một công việc. Chứng chỉ có thể được cấp luôn sau khi hoàn thành, và có thể được cấp lại khi làm mất, gia hạn khi hết thời gian hiệu lực.
Theo quy định tại Điểm c Khoản 2 Điều 5 Nghị định số 109/2016/NĐ-CP quy định:
“Điều 5. Hồ sơ đề nghị cấp lần đầu chứng chỉ hành nghề đối với người Việt Nam
2. Bản sao hợp lệ văn bằng chuyên môn phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề, cụ thể như sau:
c) Văn bằng cử nhân hóa học, sinh học, dược sĩ trình độ đại học và phải kèm theo chứng chỉ hoặc giấy chứng nhận đào tạo chuyên ngành kỹ thuật y học về xét nghiệm với thời gian đào tạo ít nhất là 3 tháng hoặc văn bằng đào tạo sau đại học về chuyên khoa xét nghiệm;”
Như vậy, hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh bao gồm: Văn bằng cử nhân hóa học, sinh học, dược sĩ trình độ đại học và phải kèm theo chứng chỉ hoặc giấy chứng nhận đào tạo chuyên ngành kỹ thuật y học về xét nghiệm với thời gian đào tạo ít nhất là 03 tháng hoặc văn bằng đào tạo sau đại học về chuyên khoa xét nghiệm.
Do vậy, trường hợp hồ sơ cấp chứng chỉ hành nghề bao gồm bằng cử nhân sinh học và chứng chỉ hoặc giấy chứng nhận đào tạo chuyên ngành kỹ thuật y học về xét nghiệm với thời gian đào tạo ít nhất là 03 tháng đủ điều kiện về văn bằng chuyên môn trong hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề.
Tại Điều 24 Luật khám bệnh, chữa bệnh 2009 Khoản 1 quy định về quá trình thực hành được xác nhận khi đảm bảo yếu tố như sau:
Người có văn bằng, chứng chỉ chuyên môn có liên quan đến y tế được cấp hoặc công nhận tại Việt Nam, khi yêu cầu được cấp chứng chỉ hành nghề, phải trải qua thời gian thực hành tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh sau đây:
- 18 tháng thực hành với bác sĩ tại bệnh viện, việc nghiên cứu có giường bệnh
- 12 tháng thực hành với y sĩ tại bệnh viện
- 09 tháng thực hành với sinh viên tại bệnh viện có khoa phụ sản hoặc tại nhà hộ sinh
- 09 tháng thực hành với kỹ thuật viên, điều dưỡng viên tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Căn cứ Điều 5 Nghị định 109/2016/NĐ-CP quy định hồ sơ đề nghị cấp lần đầu chứng chỉ hành nghề đối với người Việt Nam:
Hồ sơ cấp chứng chỉ hành nghề xét nghiệm bao gồm:
1. Đơn đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề theo Mẫu 01 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.
2. Văn bằng cử nhân hóa học, sinh học, dược sĩ trình độ đại học và phải kèm theo chứng chỉ hoặc giấy chứng nhận đào tạo chuyên ngành kỹ thuật y học về xét nghiệm với thời gian đào tạo ít nhất là 3 tháng hoặc văn bằng đào tạo sau đại học về chuyên khoa xét nghiệm;
3. Giấy xác nhận quá trình thực hành theo Mẫu 02 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này hoặc bản sao hợp lệ các văn bằng tốt nghiệp bác sỹ nội trú, bác sỹ chuyên khoa I, bác sĩ chuyên khoa II, trừ trường hợp là lương y, người có bài thuốc gia truyền hoặc người có phương pháp chữa bệnh gia truyền.
4. Giấy chứng nhận đủ sức khỏe do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quy định tại khoản 6 Điều 23 và khoản 5 Điều 25 Nghị định này cấp.
5. Phiếu lý lịch tư pháp.
6. Sơ yếu lý lịch tự thuật theo Mẫu 03 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này có xác nhận của thủ trưởng đơn vị nơi công tác đối với người đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề đang làm việc trong cơ sở y tế tại thời điểm đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề hoặc sơ yếu lý lịch tự thuật có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi thường trú đối với những người xin cấp chứng chỉ hành nghề không làm việc cho cơ sở y tế nào tại thời điểm đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề.
7. Hai ảnh màu 04 cm x 06 cm được chụp trên nền trắng trong thời gian không quá 06 tháng, tính đến ngày nộp đơn.
Sau khi bạn đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về lý lịch và điều kiện thì sẽ phải chuẩn bị hồ sơ làm chứng chỉ như sau:
*Thời hạn
Chứng chỉ này có tối đa 5 năm được tính từ ngày được cấp. Trong 5 năm này, cá nhân, tổ chức đó sẽ được hành nghề xét nghiệm. Nếu trong trường hợp chứng chỉ gần hết hạn (trước 3 tháng) thì bạn sẽ phải đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền về y tế để làm thủ tục gia hạn thêm.
*Nơi cấp chứng chỉ
Theo quy định của Luật khám bệnh, chữa bệnh 2009, những đối tượng dưới đây nếu đáp ứng đủ điều kiện theo quy định sẽ được cấp chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh bao gồm:
Tại khoản 1, Điều 24 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2009 quy định về quá trình thực hành được xác nhận khi bảo đảm yếu tố như sau :
Người có văn bằng chuyên môn liên quan đến y tế được cấp hoặc công nhận tại Việt Nam, trước khi được cấp chứng chỉ hành nghề, phải qua thời gian thực hành tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh sau đây:
- 18 tháng thực hành tại bệnh viện, viện nghiên cứu có giường bệnh (sau đây gọi chung là bệnh viện) đối với bác sĩ;
- 12 tháng thực hành tại bệnh viện đối với y sỹ;
- 09 tháng thực hành tại bệnh viện có khoa phụ sản hoặc tại nhà hộ sinh đối với hộ sinh viên;
- 09 tháng thực hành tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đối với điều dưỡng viên, kỹ thuật viên.
Do vậy, sinh viên ngành xét nghiệm muốn đáp ứng đủ điều kiện cấp chứng chỉ thì cần có thời gian thực hành tại cơ sở khám, chữa bệnh là tối thiểu 9 tháng, bên cạnh đó nếu không đạt một trong các điều kiện về lý lịch thì cũng không thể được chấp nhận.
Việc học chứng chỉ này hiện nay không quá khó. Bạn có thể học tại các trường có đào tạo chuyên về ngành y trên toàn quốc. Nó là điều kiện vô cùng thuận lợi cho những ai muốn theo đuổi con đường này. Trong phần này, chúng tôi sẽ mách bạn một vài địa chỉ học chứng chỉ xét nghiệm tại Hà Nội:
Qua đó có thể thấy không phải bất cứ ngành nghề nào cũng thực hiện hoạt động quảng cáo một cách dễ dàng, đặc biệt đối với những ngành nghề như khám chữa bệnh, xét nghiệm thì để có được chứng chỉ hành nghề thì cá nhân cần đáp ứng các điều kiện pháp luật quy định.
Do vậy, nhằm hỗ trợ giúp các y bác sĩ, điều dưỡng, kỹ thuật viên nhanh gọn trong khâu xin cấp chứng chỉ hành nghề, giúp hồ sơ được nộp vào là 100% sẽ được cấp giấy chứng chỉ hành nghề xét nghiệm đúng hạn, kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của hồ sơ trước khi nộp, NPLaw cung cấp dịch vụ tư vấn thủ tục, soạn thảo hồ sơ xin cấp chứng chỉ hành nghề xét nghiệm. Bạn hãy liên hệ ngay với NPLaw để được tư vấn chi tiết nhất.
Công ty Luật TNHH Ngọc Phú
Hotline: 0913449968
Email: legal@nplaw.vn
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn