XIN GIẤY PHÉP ĐƯA NGƯỜI LAO ĐỘNG VIỆT NAM ĐI LÀM VIỆC Ở NƯỚC NGOÀI NHƯ THẾ NÀO?

Mục lục Ẩn

  1. I. Thực trạng về giấy phép đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài
  2. II. Quy định pháp luật giấy phép đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài
    1. 1. Khái niệm Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
    2. 2. Các hình thức người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
    3. 3. Điều kiện cấp Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 
    4. 4. Hồ sơ xin cấp Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài
    5. 5. Thủ tục cấp Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài
  3. III. Giải đáp một số câu hỏi về Giấy phép đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài
    1. 1. Các hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng?
    2. 2. Giấy phép đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài bị thu hồi khi nào?
    3. 3. Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng?
  4. IV. Dịch vụ tư vấn pháp lý về Giấy phép đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài

Hiện nay, việc đưa người lao động ra nước ngoài làm việc theo hợp đồng khá phổ biến. Do nhu cầu việc làm tại các nước phát triển khá cao mà Việt Nam lại đang dư nguồn lao động. Việc đưa người lao động Việt Nam ra nước ngoài làm việc cần đáp ứng các điều kiện theo quy định pháp luật và cần có giấy phép đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài. Sau đây, hãy cùng NPLAW tìm hiểu về các quy định liên quan nhé!

I. Thực trạng về giấy phép đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài

Hiện tại, tình trạng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài khá phổ biến. Chủ yếu ở các nước lân cận như Đài Loan, Lào, Campuchia, Hàn Quốc, Nhật Bản,... Do nhu cầu về nguồn lao động tại các nước này khá cao, trong khi Việt Nam lại dư nguồn lao động. Do đó mà nhiều doanh nghiệp đã làm cầu nối, thực hiện hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Đây cũng là một ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện. 

Thực trạng về giấy phép đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài

Khi doanh nghiệp thực hiện hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng thì cần có Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cấp. Trước thực trạng trên, pháp luật Việt Nam đã có những quy định cụ thể về thủ tục, hồ sơ cấp giấy phép đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài cũng như phí, lệ phí cho việc thực hiện thủ tục này.

 

II. Quy định pháp luật giấy phép đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài

Dưới đây là các quy định liên quan đến giấy phép đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài.

Khái niệm Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng

1. Khái niệm Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng

Theo khoản 1 Điều 3 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng năm 2020 quy định người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng là công dân Việt Nam từ đủ 18 tuổi trở lên cư trú tại Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo quy định của Luật này.

 

2. Các hình thức người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng

Các hình thức người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng được thực hiện theo khoản 2 Điều 5 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng năm 2020 cụ thể:

Hợp đồng hoặc thỏa thuận bằng văn bản về việc đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài ký với doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân sau đây:

  • Doanh nghiệp Việt Nam hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
  • Doanh nghiệp Việt Nam trúng thầu, nhận thầu công trình, dự án ở nước ngoài;
  • Doanh nghiệp Việt Nam đưa người lao động Việt Nam đi đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề ở nước ngoài;.
  • Tổ chức, cá nhân Việt Nam đầu tư ra nước ngoài.

 

3. Điều kiện cấp Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 

Theo Điều 10 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng năm 2020 thì doanh nghiệp được cấp Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng khi có đủ các điều kiện sau đây:

  • Có vốn điều lệ từ 05 tỷ đồng trở lên; có chủ sở hữu, tất cả thành viên, cổ đông là nhà đầu tư trong nước theo quy định của Luật Đầu tư;
  • Đã ký quỹ theo quy định tại Điều 24 của Luật này;
  • Có người đại diện theo pháp luật là công dân Việt Nam, trình độ từ đại học trở lên và có ít nhất 05 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng hoặc dịch vụ việc làm; không thuộc diện đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; không có án tích về một trong các tội xâm phạm an ninh quốc gia, các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người, tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, tội quảng cáo gian dối, tội lừa dối khách hàng, tội tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép, tội tổ chức, môi giới cho người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép, tội cưỡng ép người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép;
  • Có đủ số lượng nhân viên nghiệp vụ thực hiện các nội dung quy định tại Điều 9 của Luật này;
  • Có cơ sở vật chất của doanh nghiệp hoặc được doanh nghiệp thuê ổn định để đáp ứng yêu cầu giáo dục định hướng cho người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
  • Có trang thông tin điện tử.

Ngoài ra, các điều kiện chi tiết về nhân viên nghiệp vụ; về cơ sở vật chất để tổ chức giáo dục định hướng cho người lao động; về trang thông tin điện tử được hướng dẫn tại Điều 4,5,6 Nghị định 112/2021/NĐ-CP .

 

4. Hồ sơ xin cấp Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài

Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài chuẩn bị đầy đủ theo khoản 1 Điều 12 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng năm 2020 bao gồm:

  • Văn bản đề nghị cấp Giấy phép của doanh nghiệp;
  • Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
  • Giấy tờ chứng minh đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 10 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng năm 2020. 

 

5. Thủ tục cấp Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài

Thủ tục cấp Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài được thực hiện theo Điều 12 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng năm 2020 như sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Doanh nghiệp chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định. Có thể tham khảo mục 4 Phần II Bài viết này.

Bước 2: Nộp hồ sơ 

Doanh nghiệp nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài cho Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

Bước 3: Tiếp nhận và Giải quyết hồ sơ

Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xem xét và cấp Giấy phép cho doanh nghiệp; trường hợp không cấp Giấy phép phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. 

 

III. Giải đáp một số câu hỏi về Giấy phép đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài

Dưới đây là giải đáp một số thắc mắc phổ biến về Giấy phép đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài. 

Giải đáp một số câu hỏi về Giấy phép đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài

1. Các hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng?

Tại Điều 7 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng  năm 2020 quy định về các hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng bao gồm:

  • Lôi kéo, dụ dỗ, hứa hẹn, quảng cáo, cung cấp thông tin gian dối hoặc dùng thủ đoạn khác để lừa đảo người lao động; lợi dụng hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài để tổ chức xuất cảnh trái phép, mua bán người, bóc lột, cưỡng bức lao động hoặc thực hiện hành vi trái pháp luật
  • Hỗ trợ người lao động hoặc trực tiếp làm thủ tục để người lao động đi làm việc ở nước ngoài khi chưa được sự chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của Luật này.
  • Cưỡng ép, lôi kéo, dụ dỗ, lừa gạt người lao động Việt Nam ở lại nước ngoài.
  • Phân biệt đối xử; xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người lao động; cưỡng bức lao động trong lĩnh vực người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
  • Hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng mà không có giấy phép; sử dụng giấy phép của doanh nghiệp khác hoặc cho người khác sử dụng giấy phép của doanh nghiệp để hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
  • Giao nhiệm vụ hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng cho chi nhánh của doanh nghiệp không đúng quy định của Luật này.
  • Lợi dụng hoạt động chuẩn bị nguồn lao động, tuyển chọn người lao động đi làm việc ở nước ngoài để thu tiền của người lao động trái pháp luật.
  • Thu tiền môi giới của người lao động.
  • Áp dụng biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khác ngoài ký quỹ và bảo lãnh quy định tại Luật này.
  • Đi làm việc ở nước ngoài hoặc đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng mà vi phạm đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của người lao động và cộng đồng hoặc không được nước tiếp nhận lao động cho phép.
  • Đi làm việc ở nước ngoài hoặc đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài đối với công việc sau đây:
  • Công việc mát-xa tại nhà hàng, khách sạn hoặc trung tâm giải trí;
  • Công việc phải tiếp xúc thường xuyên với chất nổ; chất độc hại trong luyện quặng kim loại màu (đồng, chì, thủy ngân, bạc, kẽm); tiếp xúc thường xuyên với măng-gan, đi-ô-xít thủy ngân;
  • Công việc tiếp xúc với nguồn phóng xạ hở, khai thác quặng phóng xạ các loại;
  • Công việc sản xuất, bao gói phải tiếp xúc thường xuyên với hóa chất axít ni-tơ-ríc, na-tơ-ri xun-phát, đi-xun-phua các-bon hoặc thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, thuốc diệt chuột, thuốc sát trùng, thuốc chống mối mọt có độc tính mạnh;
  • Công việc săn bắt thú dữ, cá sấu, cá mập;
  • Công việc thường xuyên ở nơi thiếu không khí, áp suất lớn (dưới lòng đất, lòng đại dương);
  • Công việc liệm, mai táng tử thi, thiêu xác chết, bốc mồ mả.
  • Đi làm việc ở nước ngoài hoặc đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài ở khu vực sau đây:
  • Khu vực đang có chiến sự hoặc đang có nguy cơ xảy ra chiến sự;
  • Khu vực đang bị nhiễm xạ;
  • Khu vực bị nhiễm độc;
  • Khu vực đang có dịch bệnh đặc biệt nguy hiểm.
  • Tự ý ở lại nước ngoài trái pháp luật sau khi chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng đào tạo nghề.
  • Gây chậm trễ, phiền hà, cản trở, sách nhiễu người lao động hoặc doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân Việt Nam trong lĩnh vực người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
  • Cấp Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng cho doanh nghiệp không đủ điều kiện theo quy định của Luật này.
  • Sử dụng Quỹ Hỗ trợ việc làm ngoài nước không đúng quy định của pháp luật.

2. Giấy phép đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài bị thu hồi khi nào?

Doanh nghiệp dịch vụ bị thu hồi Giấy phép  đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài trong trường hợp tại khoản 2 Điều 16 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng năm 2020 bao gồm: 

  • Nội dung kê khai trong hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép là giả mạo;
  • Không duy trì các điều kiện quy định tại Điều 10 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng năm 2020;
  • Không đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài trong thời gian 24 tháng liên tục, trừ trường hợp thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh, bất ổn chính trị, suy thoái kinh tế hoặc vì lý do bất khả kháng khác mà bên nước ngoài không thể tiếp nhận người lao động;
  • Vi phạm quy định tại khoản 1, 2, 5, 6, 7, 8, 11, 12 hoặc 13 Điều 7 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng năm 2020;
  • Thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ quy định tại các điểm c, e, g, h và i khoản 2 Điều 26 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng năm 2020 dẫn đến thiệt hại nghiêm trọng về vật chất, tinh thần đối với người lao động.

Ngoài ra, việc thu hồi Giấy phép đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài còn được hướng dẫn chi tiết bởi Điều 10 Nghị định 112/2021/NĐ-CP.

 

3. Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng?

Căn cứ khoản 1 Điều 8 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng năm 2020 quy định hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng là ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện và chỉ được thực hiện bởi doanh nghiệp Việt Nam có Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cấp.

Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (sau đây gọi là Giấy phép) có các nội dung chính theo khoản 1 Điều 11 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng năm 2020 như sau:

  • Số Giấy phép và ngày cấp Giấy phép;
  • Tên doanh nghiệp;
  • Mã số doanh nghiệp;
  • Địa chỉ trụ sở chính;
  • Số điện thoại;
  • Địa chỉ trang thông tin điện tử.

Thủ tục cấp Giấy phép hay điều chỉnh thông tin, cấp lại được thực hiện theo quy định của Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng năm 2020.

 

IV. Dịch vụ tư vấn pháp lý về Giấy phép đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài

Để tư vấn pháp lý về Giấy phép đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài cần có sự am hiểu nhất định, kinh nghiệm phong phú và phải đáp ứng được các quy định của luật đối với Giấy phép đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài. Với kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực pháp lý, Công ty Luật TNHH Ngọc Phú (NPLAW) là một trong những công ty Luật uy tín, cam kết tư vấn, giải quyết nhanh chóng kịp thời, chất lượng dịch vụ tốt với mức phí phù hợp. Đội ngũ luật sư chuyên nghiệp, làm việc tận tâm, nhiệt tình, giúp bạn đưa ra được cách giải quyết tốt nhất, đảm bảo được quyền và lợi ích hợp pháp của bạn. 

Bạn cần tư vấn, hỗ trợ giải quyết các vấn đề pháp lý, bạn hoàn toàn có thể tin tưởng, liên hệ ngay với NPLAW theo thông tin sau:

Thông tin liên hệ với CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Hotline: 0913449968

Email: legal@nplaw.vn

Website: nplaw.vn


CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Hotline: 0913 41 99 96

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan