Xin giấy phép kinh doanh dịch vụ thẩm mỹ được thực hiện ra sao?

Ngày nay, công nghệ hiện đại, nhu cầu làm đẹp của các chị em ngày càng lớn. Vì vậy mà các loại hình chăm sóc sắc đẹp ngày càng phổ biến nhiều doanh nghiệp, cơ sở làm đẹp từ tóc, nail, cắt mí, nâng mũi, sửa ngực…Tuy nhiên, tùy vào loại hình và hoạt động kinh doanh của từng cơ sở mà phải đăng ký giấy phép kinh doanh dịch vụ thẩm mỹ. Để đăng ký loại giấy phép này, các cơ sở kinh doanh cần đáp ứng các điều kiện luật định và chuẩn bị đầy đủ hồ sơ nộp tại cơ quan có thẩm quyền để được cấp phép. Cùng NPLAW tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn các vấn đề liên quan đến xin giấy phép kinh doanh dịch vụ thẩm mỹ nhé!

I/ Xin giấy phép kinh doanh dịch vụ thẩm mỹ có dễ không?

Xin giấy phép kinh doanh dịch vụ thẩm mỹ cũng tương tự như các loại hình kinh doanh khác. Việc dễ hay khó là tùy thuộc vào cơ sở kinh doanh đó có đầy đủ các giấy tờ cũng như đáp ứng được điều kiện mà luật quy định hay không. Nếu cơ sở kinh doanh đó đáp ứng đủ các điều kiện và chuẩn bị đầy đủ giấy tờ thì khi nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền, sau khi tiếp nhận và xem xét hồ sơ hợp lệ sẽ được giải quyết nhanh hơn. Trường hợp không hợp lệ sẽ bị trả về để chỉnh sửa và bổ sung thêm. 

Vậy trong trường hợp nào thì cần xin cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ thẩm mỹ?

Theo quy định tại khoản 4 Điều 11 Nghị định 155/2018/NĐ-CP thì Các dịch vụ thẩm mỹ có sử dụng thuốc, các chất, thiết bị để can thiệp vào cơ thể người (phẫu thuật, thủ thuật, các can thiệp có tiêm, chích, bơm, chiếu tia, sóng, đốt hoặc các can thiệp xâm lấn khác) làm thay đổi màu sắc da, hình dạng, cân nặng, khiếm khuyết của các bộ phận trên cơ thể (da, mũi, mắt, môi, khuôn mặt, ngực, bụng, mông và các bộ phận khác trên cơ thể người), xăm, phun, thêu trên da có sử dụng thuốc gây tê dạng tiêm chỉ được thực hiện tại bệnh viện có chuyên khoa thẩm mỹ hoặc phòng khám chuyên khoa thẩm mỹ hoặc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có phạm vi hoạt động chuyên môn về chuyên khoa thẩm mỹ tùy theo phạm vi hoạt động chuyên môn được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt cần xin cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ thẩm mỹ.

Như vậy, dựa vào quy định pháp luật có thể thấy các cơ sở cần xin giấy phép kinh doanh dịch vụ thẩm mỹ như:

  • Bệnh viện chuyên khoa thẩm mỹ
  • Phòng khám chuyên khoa thẩm mỹ
  • Cơ sở khám, chữa bệnh có hoạt động chuyên môn về thẩm mỹ được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

Bởi vì những đơn này:

  • Sử dụng hóa chất, thuốc, thiết bị để can thiệp vào cơ thể con người.
  • Làm thay đổi về mặt vật lý như mắt, mũi, môi, da, khuôn mặt…
  • Xăm, phun có sử dụng thuốc gây tê dạng tiêm.

II/ Quy định về giấy phép kinh doanh dịch vụ thẩm mỹ như thế nào?

Để xin giấy phép kinh doanh dịch vụ thẩm mỹ được quy định tại Điều 37 Nghị định 109/2016/NĐ-CP, tuy nhiên quy định này chỉ mang tính tham khảo vì đã bị bãi bỏ và chưa có quy định thay thế, cụ thể:

  • Cơ sở dịch vụ thẩm mỹ chỉ được thực hiện các hoạt động xăm, phun, thêu trên da, không sử dụng thuốc gây tê dạng tiêm và phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
  • Cơ sở vật chất: Có địa điểm cố định và bảo đảm các điều kiện vệ sinh.
  • Thiết bị: Có đủ thiết bị, dụng cụ, vật tư phù hợp với phạm vi hoạt động của cơ sở và có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
  • Nhân sự: Người thực hiện xăm, phun, thêu trên da không sử dụng thuốc gây tê dạng tiêm tại cơ sở dịch vụ thẩm mỹ phải có giấy chứng nhận hoặc chứng chỉ đào tạo, dạy nghề về phun, xăm, thêu trên da do cơ sở đào tạo hoặc dạy nghề hợp pháp cấp.
  • Cơ sở dịch vụ thẩm mỹ không thuộc loại hình phải có giấy phép hoạt động nhưng phải có văn bản thông báo đủ điều kiện gửi về Sở Y tế nơi đặt trụ sở để quản lý trước khi hoạt động ít nhất 10 ngày. 
  • Các dịch vụ thẩm mỹ có sử dụng thuốc, các chất, thiết bị để can thiệp vào cơ thể người (phẫu thuật, thủ thuật, các can thiệp có tiêm, chích, bơm, chiếu tia, sóng, đốt hoặc các can thiệp xâm lấn khác) làm thay đổi màu sắc da, hình dạng, cân nặng, khiếm khuyết của các bộ phận trên cơ thể (da, mũi, mắt, môi, khuôn mặt, ngực, bụng, mông và các bộ phận khác trên cơ thể người), xăm, phun, thêu trên da có sử dụng thuốc gây tê dạng tiêm chỉ được thực hiện tại bệnh viện có chuyên khoa thẩm mỹ hoặc phòng khám chuyên khoa thẩm mỹ hoặc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có phạm vi hoạt động chuyên môn về chuyên khoa thẩm mỹ tùy theo phạm vi hoạt động chuyên môn được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

III/ Điều kiện xin giấy phép kinh doanh dịch vụ thẩm mỹ là gì?

Theo quy định tại Điều 26 Nghị định 109/2016/NĐ-CP được sửa đổi bởi Khoản 8 Điều 11 Nghị định 155/2018/NĐ-CP, cơ sở kinh doanh dịch vụ phẫu thuật thẩm mỹ là một trong những loại hình phòng khám chuyên khoa. Để được cấp Giấy chứng phép hoạt động phòng khám chuyên khoa thẩm mỹ, thẩm mỹ viện cần phải đáp ứng các điều kiện:

- Về cơ sở vật chất:

  • Một, có địa điểm cố định 
  • Hai, bảo đảm các điều kiện về an toàn bức xạ, phòng cháy chữa cháy theo quy định của pháp luật;
  • Ba, phải bố trí khu vực tiệt trùng để xử lý dụng cụ y tế sử dụng lại, trừ trường hợp không có dụng cụ phải tiệt trùng lại hoặc có hợp đồng với cơ sở y tế khác để tiệt trùng dụng cụ.

Về trang thiết bị y tế:

  • Một, có đủ trang thiết bị y tế phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn của cơ sở;
  • Hai, riêng cơ sở khám, điều trị bệnh nghề nghiệp ít nhất phải có bộ phận xét nghiệm sinh hóa;
  • Ba, phòng khám tư vấn sức khỏe hoặc phòng tư vấn sức khỏe qua các phương tiện công nghệ thông tin, viễn thông không bắt buộc phải có trang thiết bị y tế quy định tại điểm a, b khoản này nhưng phải có đủ các phương tiện công nghệ thông tin, viễn thông, thiết bị phù hợp với phạm vi hoạt động đăng ký.
  • Bốn, có hộp thuốc chống sốc và đủ thuốc cấp cứu chuyên khoa

- Về nhân lực:

  • Mỗi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải có một người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật. Người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật và trưởng các khoa chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
  • Là bác sỹ có chứng chỉ hành nghề có phạm vi hoạt động chuyên môn phù hợp phạm vi hoạt động chuyên môn của cơ sở.
  • Phòng khám chuyên khoa thẩm mỹ: Là bác sĩ chuyên khoa phẫu thuật tạo hình hoặc chuyên khoa phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ hoặc chuyên khoa phẫu thuật thẩm mỹ;
  • Ngoài người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, các đối tượng khác làm việc trong cơ sở nếu có thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh thì phải có chứng chỉ hành nghề và chỉ được thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi công việc được phân công. Căn cứ vào phạm vi hoạt động chuyên môn, văn bằng, chứng chỉ, chứng nhận đào tạo và năng lực của người hành nghề, người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phân công người hành nghề được thực hiện các kỹ thuật chuyên môn bằng văn bản;

IV/ Hướng dẫn làm thủ tục giấy phép kinh doanh dịch vụ thẩm mỹ

Thủ tục xin giấy phép kinh doanh dịch vụ thẩm mỹ được thực hiện theo Luật Doanh nghiệp 2020 và Nghị định 01/2021/NĐ-CP, cụ thể:

1. Hồ sơ

Chuẩn bị hồ sơ theo khoản 1 Điều 43 Nghị định 109/2016/NĐ-CP bao gồm:

  • Đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động.
  • Bản sao có chứng thực giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy chứng nhận đầu tư đối với phòng khám có vốn đầu tư nước ngoài.
  • Bản sao có chứng thực chứng chỉ hành nghề của tất cả người hành nghề và danh sách người đăng ký hành nghề của phòng khám.
  • Bản kê khai cơ sở vật chất, thiết bị y tế, của phòng khám.
  • Hồ sơ nhân sự của người làm việc chuyên môn y tế tại phòng khám nhưng không thuộc diện phải cấp chứng chỉ hành nghề.
  • Tài liệu chứng minh phòng khám đáp ứng điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị y tế; tổ chức nhân sự phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn.
  • Dự kiến phạm vi hoạt động chuyên môn: phòng khám đề xuất phạm vi hoạt động chuyên môn; danh mục kỹ thuật dự kiến thực hiện trên cơ sở danh mục kỹ thuật chuyên môn do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành.

2. Trình tự

Trình tự xin giấy phép kinh doanh dịch vụ thẩm mỹ được thực hiện theo Điều 44 Nghị định 109/2016/NĐ-CP, cụ thể:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Bước 2: Nộp hồ sơ

Người đăng ký nộp hồ sơ trực tiếp hoặc bằng đường bưu điện tới trụ sở của Sở Y tế tỉnh/ thành phố trực thuộc trung ương.

Bước 3: Tiếp nhận hồ sơ

Sau khi nhận được hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động, Sở Ý tế thực hiện như sau:

  • Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp tại cơ quan tiếp nhận hồ sơ thì sau khi tiếp nhận hồ sơ, cơ quan tiếp nhận gửi ngay cho cơ sở đề nghị cấp giấy phép hoạt động Phiếu tiếp nhận hồ sơ.
  • Trường hợp hồ sơ gửi qua đường bưu điện thì trong thời hạn 03 ngày, tính từ thời điểm nhận được hồ sơ (tính theo dấu bưu điện đến), cơ quan tiếp nhận gửi cho cơ sở đề nghị cấp giấy phép hoạt động Phiếu tiếp nhận hồ sơ.

Bước 4: Sở Y tế xem xét thẩm định hồ sơ

Trường hợp hồ sơ hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải xem xét để cấp giấy phép hoạt động trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ. Trường hợp không cấp giấy phép hoạt động thì phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

Trường hợp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động chưa hợp lệ thì thực hiện như sau:

  • Trong thời hạn 10 ngày làm việc; kể từ ngày ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ; thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải có văn bản thông báo cho cơ sở đề nghị cấp giấy phép hoạt động để hoàn chỉnh hồ sơ. Văn bản thông báo phải nêu cụ thể là bổ sung những tài liệu nào, nội dung nào cần sửa đổi.
  • Khi nhận được văn bản yêu cầu hoàn chỉnh hồ sơ; cơ sở khám bệnh; chữa bệnh đề nghị cấp giấy phép hoạt động phải bổ sung; sửa đổi theo đúng những nội dung đã được ghi trong văn bản và gửi về cơ quan tiếp nhận hồ sơ.
  • Sau 10 ngày làm việc; kể từ ngày nhận được hồ sơ bổ sung; sửa đổi; nếu cơ quan tiếp nhận hồ sơ không có văn bản yêu cầu sửa đổi; bổ sung thì phải cấp; cấp giấy phép hoạt động trong thời hạn 45 ngày; nếu không cấp thì phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
  • Sau 60 ngày; kể từ ngày cơ quan tiếp nhận hồ sơ có văn bản yêu cầu mà cơ sở đề nghị cấp giấy phép hoạt động không bổ sung; sửa đổi; hoặc bổ sung; sửa đổi hồ sơ nhưng không đạt yêu cầu thì phải thực hiện lại từ đầu thủ tục đề nghị cấp giấy phép hoạt động.

Bước 5: Nhận kết quả

Sở Y tế tiến hành cấp Giấy phép hoạt động đối với phòng khám chuyên khoa thẩm mỹ cho người đăng ký.

3. Thời gian thực hiện

Thời gian xin giấy phép kinh doanh dịch vụ thẩm mỹ dự kiến sẽ mất khoảng 90 ngày làm việc.

V/ Những vấn đề thường gặp về giấy phép kinh doanh dịch vụ thẩm mỹ

1. Xin giấy phép kinh doanh dịch vụ thẩm mỹ bị từ chối trong trường hợp nào?

Thông thường khi xin giấy phép kinh doanh dịch vụ thẩm mỹ bị từ chối do chưa nắm rõ quy định về thủ tục cũng như hồ sơ đăng ký nên dẫn đến thiếu giấy tờ hoặc kê khai sai, không đầy đủ thông tin trong bộ hồ sơ nên bị từ chối để sửa đổi, bổ sung thêm. Hoặc do cơ sở đăng ký dịch vụ thẩm mỹ chưa đảm bảo đáp ứng được các điều kiện nên bị từ chối.

2. Thời hạn xin tất cả các giấy phép để đăng ký giấy phép kinh doanh dịch vụ thẩm mỹ là bao lâu?

Tại Điều 33 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định thời hạn đăng ký cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mất 03 ngày nếu hồ sơ hợp lệ. Thời gian xin giấy phép kinh doanh dịch vụ thẩm mỹ dự kiến tầm 90 ngày làm việc.

Vậy để hoàn tất các thủ tục trên cần khoảng 93 ngày làm việc nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ.

3. Xin giấy phép kinh doanh dịch vụ thẩm mỹ có cần bằng cấp không?

Một trong các điều kiện xin giấy phép kinh doanh dịch vụ thẩm mỹ cần đảm bảo điều kiện về nhân sự, gồm:

  • Một, người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của phòng khám chuyên khoa phải là bác sĩ chuyên khoa phẫu thuật tạo hình hoặc chuyên khoa phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ và có thời gian khám bệnh, chữa bệnh ít nhất là 54 tháng về chuyên khoa đó;
  • Hai, các đối tượng khác làm việc trong phòng khám chuyên khoa nếu có thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh thì phải có chứng chỉ hành nghề và được phân công việc phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn ghi trong chứng chỉ hành nghề của người đó.

Như vậy, cần có chứng chỉ hành nghề của tất cả người hành nghề và danh sách người đăng ký hành nghề của phòng khám, chuyên môn thẩm mỹ.

VI/ Tình huống về giấy phép kinh doanh dịch vụ thẩm mỹ

Về giấy phép kinh doanh dịch vụ thẩm mỹ thường gặp:

- Nhóm 1 là cơ sở dịch vụ chăm sóc sắc đẹp, bao gồm các cơ sở chăm sóc da (spa), cơ sở cắt tóc, gội đầu, làm móng. Những cơ sở này được phép hoạt động không cần điều kiện quy định về y tế. Tuy nhiên, người dân cần lưu ý rằng những cơ sở dạng này hoàn toàn không được phép sử dụng thuốc gây tê dưới bất cứ dạng gì.

- Nhóm 2 là cơ sở dịch vụ thẩm mỹ thực hiện phun, xăm, thêu trên da. Những cơ sở này chỉ cần giấy phép kinh doanh do UBND quận, huyện cấp (đăng ký kinh doanh hộ gia đình) hoặc do Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp (đăng ký kinh doanh công ty). Tuy nhiên, để hoạt động hợp pháp, điều kiện bắt buộc là người thực hiện kỹ thuật phun, xăm, thuê phải có giấy chứng nhận hoặc chứng chỉ đào tạo… Các cơ sở này không được phép sử dụng thuốc gây tê dạng tiêm.

- Nhóm 3 là những cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cung cấp các dịch vụ thẩm mỹ có sử dụng thuốc, các chất, thiết bị để can thiệp vào cơ thể người. Các cơ sở này khi hoạt động phải bắt buộc được Sở Y tế cấp giấy phép hoạt động và phê duyệt danh mục kỹ thuật theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, tất cả kỹ thuật can thiệp phải được Bộ Y tế hoặc Sở Y tế thẩm định và phê duyệt danh mục kỹ thuật. Các kỹ thuật sử dụng ngoài danh mục cho phép đều trái quy định pháp luật.

VII/ Dịch vụ tư vấn cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ thẩm mỹ

Công ty Công ty Luật TNHH Ngọc Phú (NPLAW) là một trong những công ty Luật uy tín, cam kết tư vấn, giải quyết nhanh chóng kịp thời, chất lượng dịch vụ tốt với mức phí phù hợp. Đội ngũ luật sư chuyên nghiệp, làm việc tận tâm, nhiệt tình, giúp bạn đưa ra được cách giải quyết tốt nhất, đảm bảo được quyền và lợi ích hợp pháp của bạn. Bạn còn vướng mắc cần được tư vấn và hỗ trợ các thủ tục liên quan đến xin cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ thẩm mỹ, bạn hoàn toàn có thể tin tưởng, liên hệ ngay với NPLAW theo thông tin sau:

Công ty Luật TNHH Ngọc Phú

Hotline: 0913 449968

Email: legal@nplaw.vn​​​​​​​


CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Hotline: 0913 41 99 96

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan