Hành vi tổ chức, môi giới cho người khác trốn đi nước ngoài là tổ chức, môi giới cho người khác ra khỏi lãnh thổ Việt Nam với mục đích để người đó trốn ra nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép. Có văn bản pháp luật nào quy định về xử phạt không? Xuất cảnh trái phép với việc trốn đi nước ngoài có gì khác?
Thực trạng người Việt Nam đi lao động chui ở nước ngoài không phải vấn đề mới. Ở một số tỉnh, với các thủ đoạn và các kịch bản lừa đảo hết sức tinh vi, nhiều công dân bị lôi kéo, lừa đảo xuất cảnh sang nước ngoài làm việc tại các sòng bạc, rồi bị cưỡng bức lao động. Thực tế cho thấy, mỗi năm có hàng chục lao động chui ở nước ngoài bị thiệt mạng hoặc vướng vào vòng lao lý. Còn tại quê nhà, hàng loạt gia đình lao đao vì trót trao tiền môi giới xuất khẩu lao động cho đối tượng lừa đảo, thậm chí phải trao đi những ngôi nhà bị cầm cố. Nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên là do hành vi lôi kéo, dụ dỗ của những kẻ trong đường dây buôn người, đưa người qua biên giới trái phép cũng như nhận thức hạn chế của các nạn nhân, đồng thời cũng cho rằng, còn có nguyên nhân từ hạn chế trong thực hiện trách nhiệm, vai trò của các cơ quan quản lý nhà nước.
Tại Công văn 1557/VKSTC-V1 năm 2021 có nêu ra khái niệm về hành vi tổ chức, môi giới cho người khác trốn đi nước ngoài cụ thể rằng: hành vi tổ chức, môi giới cho người khác trốn đi nước ngoài là tổ chức, môi giới cho người khác ra khỏi lãnh thổ Việt Nam với mục đích để người đó trốn ra nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép.
Căn cứ Mục 2.1 Công văn 1557/VKSTC-V1 năm 2021 hướng dẫn về việc phân biệt hành vi “tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh trái phép” (Điều 348 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017) với hành vi “tổ chức, môi giới cho người khác trốn đi nước ngoài” (Điều 349 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017) như sau:
“Hành vi tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh trái phép quy định tại Điều 348 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 là vì động cơ vụ lợi mà tổ chức, môi giới cho người khác từ Việt Nam ra nước ngoài trái phép chỉ với mục đích đưa người khác qua biên giới.
Ví dụ: A được trả tiền để dẫn 03 người qua đường mòn khu vực biên giới Việt Nam sang Trung Quốc.
Còn hành vi tổ chức, môi giới cho người khác trốn đi nước ngoài quy định tại Điều 349 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 là tổ chức, môi giới cho người khác ra khỏi lãnh thổ Việt Nam với mục đích để người đó trốn ra nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép. Tổng kết thực tiễn thấy, người trốn đi nước ngoài chủ yếu nhằm trốn tránh pháp luật Việt Nam (trốn truy nã, trốn nợ,...) hoặc để lao động, cư trú trái phép ở nước ngoài...; người phạm tội thường thực hiện một chuỗi hành vi, như: Thỏa thuận với khách (chi phí, thời gian, địa điểm đi, đến, phương tiện, thủ đoạn trốn,...).
Ví dụ 1: A biết B đang bị cấm xuất cảnh, đã thuê người dẫn B qua đường mòn, lối mở để trốn sang Trung Quốc.
Ví dụ 2: C có mục đích đưa D đi Hàn Quốc để lao động bất hợp pháp nên đã làm thủ tục (thành lập Công ty, làm hồ sơ để D là nhân viên của Công ty, làm Visa cho D,...) để D đi Hàn Quốc và ở lại lao động bất hợp pháp."
Như vậy, hành vi môi giới cho người khác xuất cảnh trái phép là hành vi chỉ với mục đích đưa người khác qua biên giới.
Còn việc môi giới cho người khác trốn đi nước ngoài là nhằm mục đích để người khác trốn ra nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép nhằm trốn tránh pháp luật Việt Nam khì người đó đang phạm tội (truy nã, trốn nợ,...)
Người nào tổ chức, môi giới cho người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép thì bị phạt tù từ 01 năm đến 15 năm theo quy định tại Điều 349 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017).
Về việc làm rõ số tiền thu lợi bất chính từ hành vi tổ chức cho người khác trốn đi nước ngoài thì tại Công văn 1557/VKSTC-V1 năm 2021 có hướng dẫn rằng trường hợp người phạm tội thu tiền để tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh trái phép, nhập cảnh trái phép, ở lại Việt Nam trái phép hoặc trốn đi nước ngoài, đã chi phí một số khoản tiền thì tùy trường hợp cụ thể để xem xét, xác định là thu lợi bất chính quy định tại các Điều 348 và 349 Bộ luật Hình sự 2015. Đối với số tiền đã chi thực tế và hợp lý cho việc tổ chức, môi giới như: Chi phí làm visa, mua vé máy bay, thuê dịch vụ vận tải,... thì không tính vào số tiền đã thu lợi bất chính.
Theo Điều 347 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) quy định về Tội vi phạm quy định về xuất cảnh, nhập cảnh; tội ở lại Việt Nam trái phép như sau:, người được người khác tổ chức cho trốn đi nước ngoài mà đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
Bạn có thể tố giác hành vi phạm tội đó đến cơ quan có thẩm quyền gồm:
- Cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố.
- Cơ quan, tổ chức khác tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm.
Nếu vi phạm quy định về hành vi môi giới cho người khác trốn đi nước ngoài, bạn cần ngay lập tức liên hệ Luật sư để kịp thời được tư vấn, bảo vệ quyền lợi của bản thân.
Trên đây là thông tin giải đáp vướng mắc về vấn đề môi giới cho người khác trốn đi nước ngoài mà công ty NPLAW gửi đến Quý độc giả. Nếu Quý độc giả có bất kỳ vướng mắc nào liên quan cần giải đáp thêm, xin vui lòng liên hệ với NPLAW theo thông tin liên hệ sau:
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Hotline: 0913449968
Email: legal@nplaw.vn
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn