Mua bán kinh doanh là hoạt động diễn ra hằng ngày trên thực tế, chính vì vậy sẽ dẫn đến những vấn đề, tranh chấp xoay quanh hoạt động này. Hiện nay, một trong những vấn đề mà người bán hàng thường xuyên gặp phải đó là khách hàng mua hàng và hẹn thanh toán sau hoặc ghi nhận nợ tiền đối với hàng hóa đã mua nhưng sau đó không trả tiền. Để giải quyết trường hợp này thì khách hàng cùng NPLaw tìm hiểu quy định pháp luật quy định như thế nào nhé.
Pháp luật hiện hành không có khái niệm quy định về thế nào là mua hàng nợ tiền không trả. Tuy nhiên, hành vi mua hàng là giao dịch dân sự, cụ thể là giao dịch mua bán hàng hóa.
Giao dịch dân sự là khái niệm được định nghĩa tại Điều 116 Bộ luật Dân sự năm 2015, theo đó, giao dịch dân sự gồm có hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương, là căn cứ để làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.
Điều 430 Bộ luật Dân sự 2015 quy định, hợp đồng mua bán tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên bán chuyển quyền sở hữu tài sản cho bên mua và bên mua trả tiền cho bên bán. Đồng thời theo Điều 440 Bộ luật này đã quy định rõ trả tiền là nghĩa vụ bắt buộc của bên mua.
Từ những quy định trên, có thể hiểu mua hàng nợ tiền không trả là hành vi vi phạm nghĩa vụ trả tiền, khi bên mua hàng phát sinh giao dịch với bên bán hàng về việc mua bán hàng hóa, tuy nhiên bên mua hàng không thực hiện nghĩa vụ trả tiền cho bên bán hàng khi đã nhận được hàng hóa.
Để buộc bên mua trả tiền hàng, người bán có thể khởi kiện tòa án có thẩm quyền theo quy định của Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015. Trình tự, thủ tục khởi kiện như sau:
Hồ sơ khởi kiện mua hàng nợ tiền không trả:
– Đơn khởi kiện
– Tài liệu, chứng cứ chứng minh người đứng tên khởi kiện là người có quyền khởi kiện.
– Tài liệu về tư cách pháp lý của người khởi kiện và của các đương sự có liên quan khác như: Giấy phép; quyết định thành lập doanh nghiệp; giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; điều lệ hoạt động; quyết định bổ nhiệm; giấy ủy quyền cho người đại diện doanh nghiệp (nếu có) trường hợp là doanh nghiệp. Nếu người khởi kiện là cá nhân thì cung cấp Bản sao có công chứng chứng thực CCCD hoặc hộ chiếu của người khởi kiện
– Hợp đồng mua bán/giao dịch hàng hóa hoặc văn bản tài liệu giao dịch có giá trị như Hợp đồng..
– Biên bản bổ sung, phụ lục hợp đồng (nếu có).
- Các chứng cứ tài liệu chứng minh cho việc thực hiện nghĩa vụ của các bên liên quan đến việc mua bán hàng hóa, chứng từ thanh toán, biên bản thanh lý hợp đồng, hóa đơn, thông báo yêu cầu thanh toán nợ,...
- Các chứng cứ, tài liệu chứng minh cho lỗi/sự vi phạm nghĩa vụ của một/các bên;
– Các tài liệu, chứng cứ chứng minh cho yêu cầu của đương sự là có căn cứ và hợp pháp.
Căn cứ Chương XII Bộ luật tố tụng dân sự 2015, thủ tục khởi kiện như sau:
Như vậy, các bên cần lưu ý về thủ tục hồ sơ và khởi kiện về mua hàng nợ tiền không trả như trên.
Căn cứ theo khoản 4 Điều 189 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 thì đơn khởi kiện mua hàng nợ tiền không trả có các nội dung chính sau đây:
- Ngày, tháng, năm làm đơn khởi kiện;
- Tên Tòa án nhận đơn khởi kiện;
- Tên, nơi cư trú, làm việc của người khởi kiện là cá nhân hoặc trụ sở của người khởi kiện là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có).
- Tên, nơi cư trú, làm việc của người có quyền và lợi ích được bảo vệ là cá nhân hoặc trụ sở của người có quyền và lợi ích được bảo vệ là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có);
- Tên, nơi cư trú, làm việc của người bị kiện là cá nhân hoặc trụ sở của người bị kiện là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có). Trường hợp không rõ nơi cư trú, làm việc hoặc trụ sở của người bị kiện thì ghi rõ địa chỉ nơi cư trú, làm việc hoặc nơi có trụ sở cuối cùng của người bị kiện;
- Tên, nơi cư trú, làm việc của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là cá nhân hoặc trụ sở của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có).
- Quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm; những vấn đề cụ thể yêu cầu Tòa án giải quyết đối với người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;
- Họ, tên, địa chỉ của người làm chứng (nếu có);
- Danh mục tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện.
Các bên cần đảm bảo trình bày đầy đủ, rõ ràng các nội dung theo yêu cầu trên. Trong đó, phần yêu cầu khởi kiện trong đơn khởi kiện là phần quan trọng nhất, vì yêu cầu khởi kiện là vấn đề, mong muốn của bên khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết, do đó nguyên đơn cần trình bày yêu cầu khởi kiện đúng trọng tâm, mục đích, cụ thể, rõ ràng. Tránh trường hợp vì có quá nhiều yêu cầu không cần thiết hoặc phức tạp làm cho mục đích chính khó giải quyết hoặc không thể giải quyết được dẫn tới mục tiêu khởi kiện không đạt được. Khi đó phải bổ sung, thay đổi yêu cầu khởi kiện làm ảnh hưởng đến quá trình giải quyết vụ án.
Căn cứ theo Điều 91 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 có quy định Đương sự có nghĩa vụ thu thập, cung cấp, giao nộp cho Tòa án tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu đó là có căn cứ và hợp pháp khi có yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Theo đó, các chứng cứ cần cung cấp khi khởi kiện mua hàng nợ tiền không trả, gồm:
Việc giải quyết vụ án được quy định tại các Điều từ Điều 191 đến Điều 220 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015. Cụ thể:
- Sau khi nhận được đơn khởi kiện, Tòa án sẽ phân công Thẩm phán xem xét đơn này trong thời gian 03 ngày làm việc.
- Trong thời gian 05 ngày kể từ ngày được phân công, Thẩm phán sẽ đưa ra quyết định sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện; thụ lý vụ án; chuyển cho đơn vị khác hoặc trả lại đơn khởi kiện.
- Sau khi đơn khởi kiện được tiếp nhận, xét thấy vụ án thuộc thẩm quyền thì Thẩm phán sẽ thông báo cho người khởi kiện đến nộp tiền tạm ứng án phí (nếu có). Người này phải nộp trong thời gian 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được giấy báo và nộp lại biên lai cho Tòa.
- Trong thời hạn 03 ngày, Thẩm phán thông báo về việc thụ lý vụ án.
- Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày thụ lý vụ án, Chánh án Tòa án quyết định phân công Thẩm phán giải quyết vụ án.
- Chuẩn bị xét xử trong thời gian 04 tháng. Trong thời gian này, Tòa sẽ tiến hành lập hồ sơ vụ án, thu thập chứng cứ, hòa giải... Nếu vụ án phức tạp hoặc có tình tiết bất khả kháng, trở ngại khách quan thì có thể gia hạn nhưng không quá 02 tháng.
- Trong thời hạn 01 tháng kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử thì Tòa sẽ mở phiên tòa.
Như vậy, đối với vụ án không có tình tiết phức tạp thì thời gian giải quyết có thể kéo dài trong khoảng 06 tháng; nếu có tình tiết phức tạp thì có thể kéo dài trong khoảng 08 tháng.
Theo quy định tại khoản 4 Điều 189 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 (được sửa đổi, bổ sung năm 2019) khi nguyên đơn nộp đơn khởi kiện tại Tòa án, ngoài việc bắt buộc phải nộp đơn khởi kiện theo mẫu quy định thì nội dung đơn khởi kiện cũng phải trình bày đầy đủ theo đúng quy định của pháp luật trong đó có nội dung ghi thông tin địa chỉ nơi cư trú của người bị kiện. Theo khoản 1 Điều 192 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định về việc trả lại đơn khởi kiện đối với trường hợp trong đơn khởi kiện, người khởi kiện không ghi đầy đủ, cụ thể hoặc ghi không đúng tên, địa chỉ của người bị kiện mà không sửa chữa, bổ sung theo yêu cầu của Thẩm phán thì Thẩm phán trả lại đơn khởi kiện. Như vậy, nguyên đơn phải cung cấp địa chỉ liên hệ của bị đơn khi khởi kiện tại Tòa án.
Trên đây là thông tin giải đáp vướng mắc về mua hàng nợ tiền không trả mà NPLaw gửi đến Quý độc giả. Nếu Quý độc giả có bất kỳ vướng mắc nào liên quan cần giải đáp thêm, xin vui lòng liên hệ với NPLaw theo thông tin liên hệ sau:
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn