Xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ thực hiện như nào?

Xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ là một hoạt động kinh doanh có tiềm năng lớn. Tuy nhiên, để xuất khẩu được hàng thủ công mỹ nghệ, các doanh nghiệp cần phải tuân thủ các thủ tục pháp lý và quy định của nhà nước. Các thủ tục xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ hiện nay tại Việt Nam khá phức tạp và tốn kém, đòi hỏi các doanh nghiệp phải có kiến thức luật pháp. Hãy cùng tìm hiểu thủ tục xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ thông qua bài viết sau:

I. Thực trạng xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ hiện nay tại Việt Nam

Xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ là một trong những ngành kinh tế quan trọng của Việt Nam, góp phần tạo ra thu nhập và việc làm cho hàng triệu người lao động. Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ (viết tắt là TCMN) của Việt Nam năm 2022 đạt 2,4 tỷ USD, tăng 9,4% so với năm 2021. Trong đó, Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất, chiếm 35% thị phần, tiếp theo là Nhật Bản, EU, Úc và Hàn Quốc. Xu hướng xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam trong thời gian tới được dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng tích cực, với những đặc điểm nổi bật sau:

- Nâng cao chất lượng sản phẩm: Đây là xu hướng chung của toàn cầu, đặc biệt là đối với các sản phẩm TCMN. Doanh nghiệp Việt Nam cần chú trọng đầu tư vào chất lượng nguyên liệu, quy trình sản xuất và kiểm định chất lượng sản phẩm để đáp ứng nhu cầu của thị trường.

- Đa dạng hóa sản phẩm: Thị trường TCMN ngày càng cạnh tranh cao, do đó doanh nghiệp cần đa dạng hóa sản phẩm để đáp ứng nhu cầu của nhiều thị trường khác nhau. Các doanh nghiệp Việt Nam có thể tập trung vào phát triển các sản phẩm TCMN có giá trị cao, mang đậm bản sắc văn hóa Việt Nam.

Thực trạng xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ hiện nay tại Việt Nam

II. Quy định pháp luật về xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ

1. Định nghĩa xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ

Xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ là việc hàng hàng thủ công mỹ nghệ được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật.

2. Cơ quan có thẩm quyền cho phép xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ

Cơ quan hải quan có thẩm quyền cho phép xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ.

3. Hồ sơ, thủ tục xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ

Hồ sơ xuất khẩu cần có cần chuẩn bị gồm:

- Tờ khai hàng xuất khẩu theo mẫu đã được quy định

- Đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp xuất khẩu (nếu lần đầu xuất khẩu thì doanh nghiệp cần có, nhưng nếu đã xuất khẩu nhiều lần thì không cần)

- Chứng nhận mã số thuế (chỉ nộp với doanh nghiệp lần đầu xuất khẩu hàng hóa)

- Commercial Invoice (Hóa đơn thương mại)

- Packing List (Phiếu đóng gói)

- Bill of Lading (Vận đơn hãng tàu)

Hồ sơ xuất khẩu cần có cần chuẩn bị gồm:

-Phytosanitary certificate (Chứng nhận kiểm dịch)

-Certificate of Origin (C/O nếu có)

*Thủ tục hải quan hàng thủ công mỹ nghệ:

Bước 1: Kiểm tra chính sách mặt hàng, chính sách thuế

Bước 2: Chuẩn bị chứng từ

Bước 3: Khai tờ khai hải quan

Bước 4: Làm thủ tục hải quan xuất khẩu tại chi cục hải quan

Bước 5: Thông quan và thanh lý tờ khai

III. Một số thắc mắc về xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ

1. Xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ có phải chịu thuế giá trị gia tăng không?

Không, hàng thủ công mỹ nghệ khi xuất khẩu không phải chịu thuế giá trị gia tăng. Cụ thể, thuế xuất khẩu cho hàng thủ công mỹ nghệ là 0%.

2. Thời gian thực hiện thủ tục xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ tầm bao lâu?

Thời gian thực hiện thủ tục hải quan xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm việc chuẩn bị hồ sơ, kiểm tra hàng hóa, và tốc độ xử lý của cơ quan hải quan. Thời gian hoàn thành việc kiểm tra hồ sơ hải quan không quá 02 giờ làm việc kể từ thời điểm cơ quan hải quan tiếp nhận đầy đủ hồ sơ hải quan. Thời gian hoàn thành việc kiểm tra thực tế hàng hóa không quá 08 giờ làm việc kể từ thời điểm người khai hải quan xuất trình đầy đủ hàng hóa cho cơ quan hải quan theo Điều 23 Luật Hải quan 2014.

Thời gian thực hiện thủ tục xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ tầm bao lâu?

3. Xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ ra nước ngoài nhưng bị trả lại thì có được bồi thường không?

Trường hợp hàng hóa xuất khẩu bị trả lại, việc được bồi thường hay không phụ thuộc vào các điều khoản trong hợp đồng giữa người xuất khẩu và người nhập khẩu, các yếu tố cấu thành nghĩa vụ bồi thường theo quy định.

IV. Dịch vụ tư vấn pháp lý liên quan xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ

Trên đây là thông tin giải đáp vướng mắc về xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ NPLAW gửi đến Quý độc giả. Nếu Quý độc giả có bất kỳ vướng mắc nào liên quan cần giải đáp thêm, xin vui lòng liên hệ với NPLAW theo thông tin liên hệ sau:


CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Hotline: 0913 41 99 96

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan